Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ sản xuất (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 80 - 81)

Mã Bài: MĐ25-04

Giới thiệu:

Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm sốt về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Kỹ năng:

+ Thực hiện được công việc kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng; + Lập được qui trình kiểm tra chất lượng 1 sản phẩm bất kỳ. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung chính:

1. Chất lượng và đặc điểm của chất lượng

Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi

Tùy theo đối tượng sử dụng, từ “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải thực hiện để đáp ứng các qui định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Do con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên tiêu chuẩn về chất lượng của họ cũng khác nhau

Nói như thế chất lượng không phải là một khái niệm quá trừu tượng đến mức người ta không thể đưa ra một cách diễn giải tương đối đồng nhất, mặc dù sẽ cịn ln luôn thay đổi. Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa Iso, trong dự thảo DIS 9000-2000 đã đưa ra định nghĩa như sau:

Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan. Ở đây yêu cầu là các nhu cầu và mong đợi đã được công bố

77 Từ định nghĩa trên ta rút ra được một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng:

- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do gì đó mà khơng được nhu cầu chấp nhận thì được xem là có chất lượng kém, cho dù trình độ cơng nghệ tạo ra sản phẩm đó có tối tân đến đâu. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà quản lý hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình

- Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng

- Chất lượng khơng phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta

đã biết, mà chất lượng có thể áp dụng cho cả hệ thống

2. Quản lý chất lượng:

Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên qua chặt chẽ với nhau

Quản lý chất lượng đã áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình doanh nghiệp, từ qui mô đa quôc gia đến các doanh nghiệp nhỏ, cho dù có tham gia thị trường Quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho doanh nghiệp làm đúng những việc cần phải làm

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ sản xuất (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)