Có 3 phương pháp quản lý chất lượng: Kiểm tra chất lượng, Kiểm soát chất lượng và Kiểm sốt chất lượng tồn diện
3.1. Kiểm tra chất lượng
Một phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với qui định là bằng phương pháp kiểm tra sản phẩm và chi tiết bộ phận, nhằm sàng lọc và loại ra bất cứ bộ phận nào không đảm bảo Tiêu chuẩn kỹ thuật
Đầu thế kỷ 20, việc sản xuất với khối lượng lớn đã phát triển rộng rãi, khách hàng bắt đầu yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất ngày càng mãnh liệt. Các nhà quản trị dần dần nhận ra rằng, kiểm tra không phải là cách đảm bảo chất lượng tốt nhất. Theo định nghĩa: kiểm tra chất lượng là các hoạt động như: cân, đong, đo đếm, xem xét, thử nghiệm ... so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Như
78 vậy kiểm tra chỉ là sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, là một các xử lý
“chuyện đã rồi”. Nói theo ngơn ngữ hiện nay thì chất lượng khơng được tạo
nên qua việc kiểm tra
Vào năm 1920, người ta đã bắt đầu chú trọng đến những quá trình trước đó hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới tiến hành sàng lọc sản phẩm. Khái niệm Kiểm soát chất lượng ra đời (Quality Control – QC)
3.2. Kiểm soát chất lượng
Để kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật. Nói chung, kiểm sốt chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau đây:
- Con người
- Phương pháp, quá trình - Đầu vào
- Thiết bị - Môi trường
3.3. Kiểm sốt chất lượng tồn diện
Các kỹ thuật kiểm soát chất lượng chỉ được áp dụng hạn chế trong khu vực sản xuất và kiểm tra, để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, thì đó chưa phải là điều kiện đủ, nó địi hỏi khơng chỉ áp dụng phương pháp vào các quá trình xảy ra trước khi sản xuất và kiểm tra như: khảo sát thị trường, nghiên cứu, thiết kế và mua hàng... mà còn phải được áp dụng cho các q trình diễn ra sau đó như: đóng gói, lưu kho, vận chuyển, phân phối bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng. Phương pháp này được gọi là Kiểm sốt chất lượng tồn diện
Kiểm sốt chất lượng tồn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong doanh nghiệp vào các q trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, dịch vụ, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
4. Qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh
Sản phẩm trước khi chuyển sang khâu đóng gói phải trải qua q trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trình tự như sau:
79 4.1. Kiểm tra NPL trên sản phẩm so với bảng màu: dựa vào bảng màu để kiểm tra từng danh mục NPL theo hàng ngang của bảng màu. So sánh màu sắc, chủng loại, kích thước, kiểu dáng …. Mục nào kiểm tra đúng dùng viết chì đánh dấu V vào bảng màu, mục nào sai đánh dấu ? và ghi nội dung sai lệch vào Biên bản
4.2- Kiểm tra thông số thành phẩm: dựa vào bảng thông số thành phẩm
trong TCKT để đo thơng số tất cả các vị trí có yêu cầu.
Lưu ý: mỗi khách hàng, chủng loại hàng có cách đo khác nhau. Nếu chưa nắm vững cách đo thì liên hệ nhân viên Thiết kế mẫu để được hướng dẫn. Sản phẩm đo thơng số phải được ủi thành phẩm hồn chỉnh
4.3- Kiểm tra kết cấu hàng sản xuất so với với TCKT: bắt đầu từ trang đầu tiên của bộ TCKT, đọc từng câu, từng chữ, khơng bỏ sót chữ nào, so sánh với mẫu đối. Nếu đúng thì dùng viết chì đánh ký hiệu V vào chữ vừa đọc. Nếu khơng đúng thì đáng dấu ? và ghi nội dung sai lệch vào biên bản
4.4. Kiểm tra kết cấu hàng sản xuất với mẫu PP (Pre Production sample): để mẫu PP và mẫu sản xuất cạnh nhau, quan sát từng chi tiết theo trình tự: từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong. Bất kỳ 1 chi tiết nào có khác biệt với mẫu PP đều phải ghi vào biên bản.
Lưu ý: mẫu PP có thể có vài điểm khơng đúng, nên trước khi kiểm tra mẫu
đối phải đọc kỷ tài liệu và các góp ý của mẫu PP để ghi nhận sự sai lệch của mẫu PP
4.5 Kiểm tra ngoại quan: kiểm tra các lỗi ngoại quan ảnh hưởng thẩm mỹ và sự bền chắc của sản phẩm: nhăn, vặn, so le, méo, móp, biến dạng, bung sút, dơ bẩn
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình Cơng Nghệ May, NXB Giáo Dục;
[2] Võ Phước Tấn, Bùi Thị Cẩm Loan, Trần Thị Kim Phượng (2008), Giáo trình
cơng nghệ may, Trường đại học cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh;