8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO-BỒI DƯỠNG ĐỘ
1.4.4. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KH&CN CỦA
1.4.4.1. Chính sách thu hút lao động KH&CN
Cuối những năm 1970, ở Singapore, khoảng 5% người có trình độ ra đi. Khó khăn về nguồn nhân tài trở nên trầm trọng khi các quốc gia phương Tây thay đổi chính sách nhập cư, chấp nhận người di dân châu á. Trong khi lãnh đạo của một số quốc gia trong khu vực lúc bấy giờ có vẻ vui mừng vì cho rằng, hiện tượng chảy máu chất xám thực chất là “chảy máu những rắc
rối” thì Thủ tướng Lý Quang Diệu ráo riết thực hiện chính sách giữ người
tài trong nước và thu hút ngoại lực cho những công việc mà nền kinh tế đang cần. Ông cho lập 2 ủy ban. Một ủy ban có nhiệm vụ giúp những người có năng lực làm đúng nghề và một ủy ban kết hợp họ lại thành một xã hội. Với những người xuất sắc, ủy ban này cố gắng thu hoạch sớm bằng cách đề nghị việc làm ngay trước khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, cũng lập 2 cơ quan thu hút nhân tài từ Ấn Độ và các nước trong khu vực. Nhằm “giữ chân” người có trình độ và hút thêm nhân lực có khả năng ở bên ngồi, Chính phủ của ơng Lý Quang Diệu cũng bác bỏ quy định cấm nữ công dân Singapore đưa chú rể nước ngoài nhập cư. “Nếu không lấp vào chỗ trống bằng những tài năng nước ngồi, chúng tơi khơng làm cho đất nước vươn lên hàng đầu được. Họ chính là những megabytes bổ sung cho chiếc computer Singapore”( L ý Quang Diệu nói).
Chính phủ của Lý Quang Diệu đã thể hiện rất rõ quan điểm về giáo dục là: “Luôn giáo dục để thừa chứ khơng phải để thiếu. Nếu tính tốn đào
tạo đủ, chúng ta sẽ khơng thể cung cấp đủ nhu cầu của thị trường”.
Để minh chứng cho điều này, ông Lý Quang Diệu đưa ra dẫn chứng: Malaysia hiện nay đang phải đối mặt với sự trì trệ bởi lẽ những ngành cơng nghiệp cũ không phát triển được nữa, trong khi địi hỏi cho ngành cơng
nghiệp mới chưa được đáp ứng đầy đủ. Và Malaysia đang phải trả giá cho việc đào tạo thiếu của mình.
Singapore cho rằng nguồn tài nguyên giàu có nhất của đất nước là con người mà hạt nhân là những người có trình độ cao. Chính phủ Singapore thực sự quan tâm đến đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư làm việc trong khu vực NC-TK, kể cả những người làm nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho họ. Hàng năm có khoảng 10% số người tốt nghiệp các ngành khoa học, kỹ thuật được bổ sung vào các đơn vị NC-TK trong các trường đại học.
Đối với hoạt động NC- TK ở khu vực doanh nghiệp, Chính phủ hỗ trợ thơng qua chương trình bổ sung các nhà nghiên cứu nước ngồi. Chương trình này được hình thành đầu năm 1990 nhằm tuyển dụng chuyên gia người nước ngoài hỗ trợ cho NC-TK của các công ty. Chỉ trong năm 1993, chương trình đã giúp 13 công ty tuyển được 52 chuyên gia nước ngồi. Họ có nhiều đóng góp cho các hoạt động NC-TK, vừa chuyển giao kinh nghiệm từ nước ngoài, vừa tham gia đào tạo cho người bản xứ.
1.4.4.2. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng
Singapore là quốc đảo đa dân tộc, có trình độ học vấn rất cao. Riêng về ngoại ngữ, chính phủ coi trọng tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, ngồi ra cịn khuyến khích học thêm ngoại ngữ thứ 3. Chính phủ Singapore thực sự quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ các nhà khoa học và kỹ sư làm việc trong các khu vực NC-TK và GDĐH. Ngân sách được sử dụng cho việc trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại ở các cơ quan nghiên cứu triển khai nói chung trong đó có các cơ quan nghiên cứu triển khai của các trường đại học. Nhiều học bổng được cấp cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, bao gồm cả tham quan, khảo sát, tham dự các hội nghị khoa học ở các quốc gia và quốc tế.
1.4.4.3. Chính sách cấp các giải thưởng cho các nhà khoa học có cống hiến.
Cục KH&CN quốc gia Singapore quan tâm tới các biện pháp khuyến khích các nhà KH&CN nói chung, khu vực các cơ quan nghiên cứu triển khai nói riêng để ghi cơng những người có cống hiến to lớn với 3 hình thức:
- Giải thưởng khoa học quốc gia (NSA) dành cho những cá nhân và tập thể có đóng góp trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực của Khoa học và kỹ thuật.
- Giải thưởng công nghệ quốc gia (NTA) để ghi nhận các hoạt động nổi tiếng trong lĩnh vực NC-TK ứng dụng.
- Huy chương KH&CN quốc gia ghi nhận những đóng góp to lớn của người có cơng đối với sự tăng trưởng và phát triển của đất nước Singapore thông qua các hoạt động quản lý và thúc đẩy phát triển các hoạt động nghiên cứu phát triển.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong mọi thời đại, nguồn lực con người luôn luôn được coi là nguồn tài nguyên quý giá. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, nguồn “vốn nhân lực” (Human capital) đóng vai trị quyết định thắng lợi trong sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. “Hãy hỏi những người lãnh đạo của bất kỳ tổ chức nào hay đọc những gì mà những người điều hành các cơng ty tồn cầu như General Electric, Toshiba hay BMW đã nêu ra trong diễn văn của mình hay các kế hoạch điều hành. Họ đều khẳng định rằng con người là nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng của mình. Họ tin rằng quản lý có hiệu quả NNL là chìa khố để giải phóng sức sáng tạo và đạt lợi thế cạnh tranh.”4 Vì
vậy, quản lý và phát triển NNL bao giờ cũng là chiến lược hàng đầu của tất cả các quốc gia.
Đối với các trường đại học, quản lý và phát triển đội ngũ GV, CBKH là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đây là một bộ phận tinh hoa, chủ yếu quyết định sự thành công trong các mặt hoạt động của nhà trường.
Chương 1 của luận văn đã đề cập và làm rõ cơ sở lý luận về quản lý và phát triển NNL trong GDĐH và KH-CN. Trong đó khai thác những cơ sở khoa học về công tác đào tạo-bồi dưỡng nhân lực KH&CN trong các cơ quan NC-TK cũng như trong các cơ sở GD-ĐH. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các chính sách và kinh nghiệm của một số quốc gia về lĩnh vực đào tạo và phát triển NNL trong khu vực giáo dục và khoa học, luận văn đúc kết luận điểm về con người là nguồn lực quý giá nhất của mọi tổ chức. Nguồn nhân lực KH&CN là tài nguyên của các tổ chức khoa học, giáo dục. Bởi vậy, đào tạo-bồi dưỡng phát huy sức sáng tạo của đội ngũ GV, nhà khoa học trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia.
Trong thời gian qua, mặc dù với điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ CBKH còn hạn chế, nhưng các trường đại học ở nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được những thành tích đáng kể trong cơng tác đào tạo, cung cấp NNL trình độ cao phục vụ CNH, HĐH; đồng thời đóng góp tích cực vào q trình phát triển KH&CN cũng như các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển KT-XH. Tuy vậy, nguồn nhân lực KH&CN trong các trường đại học đang đứng trước nhiều bất cập. Công tác quản lý và phát triển NNL trong GD ĐH đang được các cơ sở giáo dục quan tâm, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Chương hai sẽ nghiên cứu điển hình về ĐHQGHN, một trong những cơ sở GD ĐH lớn nhất của đất nước đang triển khai những chương trình đào tạo-bồi dưỡng GV và CBQL theo chuẩn của các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO-BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI