8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
2.1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
2.1.1.1. Khái quát về sự hình thành
Trong lịch sử GDĐH Việt Nam, mơ hình trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực giống như ĐHQG ngày nay đã từng tồn tại. Đó là một số trường đại học kiểu hiện đại được thành lập trong nửa đầu thế kỷ XX, như Trường Đại học Đông Dương (University of Indochina) do Pháp thành lập năm 1906, Trường Đại học Khoa học (University of Science) do Chính phủ ta thành lập năm 1951, Trường ĐHQG Việt Nam (National University of
Vietnam) khai giảng khoá đầu tiên vào năm 1945 và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (The University of Hanoi) thành lập năm 1956. Do đó, có thể nói mơ hình ĐHQGHN hiện nay khơng phải là mơ hình đại học hồn tồn mới. Nhưng nó có ưu điểm mới nổi bật là được tổ chức và hoạt động theo quy chế đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành với quyền tự chủ và tính trách nhiệm cao trong nhiều lĩnh vực hoạt động, tạo động lực và cơ chế thuận lợi để nhà trường phát huy các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng.
Do hoàn cảnh đất nước bị chiến tranh chia cắt làm hai miền, nên các trường đại học ở miền Bắc nước ta có quy mơ nhỏ, phân tán và rất lạc hậu. Mơ hình GDĐH của nước ta thời kỳ này về cơ bản theo mơ hình của Liên Xơ và các nước XHCN. Sau ngày thống nhất đất nước (1975), hệ thống GDĐH nước ta từng bước được đổi mới và không ngừng phát triển nhằm bám sát yêu cầu đào tạo và cung cấp NNL trình độ cao phục vụ cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sau khi Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ, hệ thống GDĐH của nước ta từng bước chuyển đổi theo mơ hình GDĐH ở các nước phát triển, điển hình nhất là mơ hình GDĐH của Hoa Kỳ. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương tổ chức lại mạng lưới trường đại học, xây dựng một số trường đại học trọng điểm làm nòng cốt, tạo ra “quả đấm” mạnh, đột phá về chất lượng trong GDĐH. Trên cơ sở một số trường đại học khoa học cơ bản, đa ngành ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ thành lập hai ĐHQG (ĐHQGHN -1993 và ĐHQG TP HCM - 1995). Mục tiêu chính của việc hình thành hai ĐHQG là
tạo cơ chế thuận lợi để nhà nước ưu tiên đầu tư về cán bộ, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng KH&CN để từng bước phát triển ĐHQG ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và quốc tế.5
Theo bản Quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQG ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ, việc tổ chức và hoạt động của ĐHQG cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực và quy mơ hợp lý, trong đó hướng tập trung vào đào tạo những ngành khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực kinh tế, xã hội mũi nhọn;
- Có nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy tiên tiến;
- Có đội ngũ cán bộ khoa học mạnh và đồng bộ;
- Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH và triển khai ứng dụng, giữa KHTN và KHXH-NV, giữa KH&CN để đào tạo NNL có chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước;
- Có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, NCKH, cơng nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của ĐHQG được quy định trong bản Quy chế nêu trên, gồm có:
- Các trường đại học thành viên (Affiliated Colleges); - Các viện nghiên cứu KH&CN (R&D Institutes); - Các khoa trực thuộc (Faculties/Schools);
- Các trung tâm nghiên cứu KH&CN trực thuộc (R&D Centres); - Các đơn vị phục vụ trực thuộc khác.
Sau hơn 10 năm hình thành trên cơ sở tập hợp của một số trường đại học đã có sẵn, cả hai ĐHQG đều đã có sự tăng trưởng về quy mơ, cơ cấu, chất lượng đào tạo và nhiều mặt hoạt động khác. Sau khi được tổ chức lại (Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ), ĐHQGHN đã sớm ổn định và đi vào hoạt động theo quy chế mới. Quy mô về cơ cấu tổ chức và cơ cấu lĩnh vực khoa học và đào tạo đã từng bước được đổi mới và phát triển với mục tiêu xây dựng ĐHQGHN thành
một trong những đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao hàng đầu, có vai trị làm nịng cốt trong hệ thống GDĐH của đất nước, từng bước theo kịp các đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực và dần đạt trình độ quốc tế .
Đến nay, ĐHQGHN có tổng số 29 đơn vị trực thuộc, bao gồm ba hệ thống chính: các đơn vị đào tạo, các đơn vị NC-TK và các đơn vị sản xuất, dịch vụ:
- Các đơn vị đào tạo bao gồm: 5 trường đại học thành viên (ĐHKHTN, ĐH KHXH&NV, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Công nghệ, ĐH Kinh tế), 5 khoa trực thuộc (Luật, Sư phạm, Quản trị kinh doanh, Sau đại học, Quốc tế).
- Các đơn vị nghiên cứu và triển khai: 3 viện NC-TK (Viện CNTT, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học), 5 trung tâm NCKH (TT Tài nguyên và môi trường, TT nghiên cứu về Phụ nữ, TT Đảm bảo chất lượng và NCPT giáo dục, TT Đào tạo, Bồi dưỡng GV lý luận chính trị, TT Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm.
- Các đơn vị phục vụ, sản xuất và dịch vụ: TT Thông tin thư viện, TT Nội trú sinh viên, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Nhà in ĐHQGHN, Tạp chí khoa học, Bản tin ĐHQGHN, TT thực nghiệm giáo dục sinh thái và mơi trường Ba Vì, TT Phát triển hệ thống, TT Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á, Ban Quản lý các Dự án xây dựng tại Hòa Lạc.