8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO-BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
2.2.1. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC Ở ĐHQGHN
2.2.1.1. Đặc điểm chính về nguồn nhân lực
- Số lao động đang làm việc tại ĐHQGHN hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau và từ những giai đoạn khác nhau:
+ Từ năm 1986 trở về trước: Số này đã được đào tạo cách đây từ 15 năm trở lên. Nguồn đào tạo là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong nước và nguồn từ các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô cũ. Số có học vị chủ yếu được đào tạo ở trong nước thời kỳ kế hoạch hoá tập trung hoặc đào tạo ở các nước XHCN cũ. Họ được đào tạo rất cơ bản. Một bộ phận trong số này hiện nay đang giữ các vị trí trọng trách trong nghiên cứu, đào tạo và quản lý KH&CN. Tuy nhiên, do hạn chế
từ đào tạo trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung và ít được cập nhật kiến thức mới nên gặp khó khăn trong cơng việc. Bên cạnh đó, mặt hụt hẫng lớn nhất của phần lớn số người được đào tạo trong thời kỳ này là ngoại ngữ (Anh ngữ).
+ Từ sau năm 1986: nguồn đào tạo chủ yếu là từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong nước. Số người được đào tạo từ nước ngoài đã giảm đi nhiều vì các nước XHCN Đơng Âu và Liên Xô cũ cắt nguồn viện trợ đào tạo. Trong thời gian này, có một số người được cử đi đào tạo ở các nước phát triển. Số người có trình độ SĐH được đào tạo trong nước nhiều hơn giai đoạn trước. Ngồi đào tạo TS khoa học, TS, cịn mở rộng đào tạo ThS.
- Đặc trưng nổi bật của số người được đào tạo trong thời kỳ này (thời kỳ chuyển đổi kinh tế) là tiếp cận với trào lưu đào tạo của nhiều nước phát triển trên thế giới, cụ thể là ham muốn có nhiều bằng cấp cao hơn, nắm bắt nhu cầu thị trường đối với người lao động trí thức (coi trọng ngoại ngữ mà chủ yếu là tiếng Anh, Nhật, Trung Quốc và kiến thức về máy vi tính). Nhược điểm của họ là chịu tác động quá lớn của yếu tố thị trường, ham muốn làm giàu nên chưa đủ độ say mê theo nghĩa “hy sinh cho khoa học”. Yếu tố thị trường cũng khiến một số khơng nhỏ trong số họ tìm cách làm việc “chân trong, chân ngoài”, tạo nên hiện tượng “chảy chất xám ngầm” trong xã hội.
Kể từ khi thành lập ĐHQGHN, thì nguồn đào tạo đầu vào của ĐHQGHN đã được bổ sung một nguồn đó là những sinh viên tốt nghiệp từ các Trường Đại học thành viên được giữ lại và được chuyển tiếp sinh đào tạo ThS hoặc TS trong và ngồi nước. Đó là những cán bộ có năng lực và nếu như được bố trí, phân cơng cơng việc hợp lý họ hồn tồn có thể phát triển được tốt trong tương lai.
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như mục tiêu đưa ĐHQG thành một trong những trường hàng
đầu Việt Nam, đứng ngang với tầm khu vực, ĐHQG nói chung và ĐHQGHN nói riêng đã có những chủ trương, chính sách và kế hoạch cụ thể, chiến lược để đào tạo và quản lý đào tạo cán bộ của mình. Có thể nói tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ là bước đi quan trọng nhất và quyết định cho sự thành công của ĐHQGHN với một đội ngũ cán bộ đạt chất lượng cao cả về phương diện kiến thức lẫn phương diện kỹ năng nghề nghiệp mới đảm bảo cho một hệ thống vận hành thơng suốt, chặt chẽ mang tính chun nghiệp cao, đáp ứng những yêu cầu của một đại học mang tầm khu vực.
Chỉ trong 5 năm trở lại đây, quy mô của ĐHQGHN đã phát triển nhanh chóng. Nếu trước đây quy mơ chỉ gói gọn trong 3 trường đại học là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (cả 2 cùng tách ra từ Trường Đại học tổng hợp cũ) và trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ cùng 1 vài Khoa trực thuộc như Khoa Luật, Khoa Kinh tế thì cho đến năm 2007, ĐHQGHN đã có 5 trường đại học, 5 khoa trực thuộc và nhiều viện và trung tâm trực thuộc khác. Số cán bộ cũng vì thế mà tăng lên đáng kể: năm 2004 tính riêng số cán bộ của 3 trường đại học là ĐHKHTN, ĐHKHXH&NV, ĐHNN, 5 khoa trực thuộc là Khoa Luật, Kinh tế, Sư phạm và Công nghệ là 1453 cán bộ thì cho đến năm 2007, con số này là 1853. Ngồi ra, do có nhiều Trường đại học, Khoa và một số Viện, Trung tâm mới được thành lập đã nâng tổng số cán bộ của toàn ĐHQGHN lên thành 2387 cán bộ.
Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy trong cơ cấu cán bộ của ĐHQGHN là số lượng PGS tăng lên nhưng số lượng GS thì lại giảm đi, số lượng ThS và Cử nhân tăng lên nhưng số lượng tiến sĩ lại giảm đi, thêm vào đó là có những cán bộ vẫn ở trình độ cao đẳng hoặc đang theo học tại chức. Như vậy có thể thấy rằng mặc dù số lượng cán bộ tăng lên nhưng chất lượng cũng là điều đáng phải bàn đến. Điều này càng khẳng định đầu
tư nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với ĐHQGHN trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
- Sự giảm đi về số lượng các cán bộ có trình độ cao và thay vào đó là sự tăng lên của các cán bộ có trình độ thấp hơn có thể giải thích là do: thứ nhất, những cán bộ lão thành của các thế hệ trước đã về hưu, thứ hai, tiêu chí đánh giá và trao danh hiệu có thay đổi so với trước kia, thứ ba, do mở rộng quy mô nên tạm thời ĐHQGHN cần phát triển về số lượng trước nhất, sau đó sẽ đào tạo bổ sung đáp ứng yêu cầu.
2.2.1.2. Một số khó khăn và thách thức về nguồn nhân lực
Nằm trong tình trạng chung của cả nước hiện nay, nguồn nhân lực KH&CN của ĐHQGHN đang đứng trước một số khó khăn và thách thức sau đây:
CBKH trình độ cao, nhất là CBKH đầu đàn, đầu ngành đều đã cao tuổi. Trong khi đó, đội ngũ CBKH trẻ chưa đủ điều kiện kế tục và gánh vác trách nhiệm của đội ngũ CBKH đầu đàn. Thực trạng này dẫn tới “sự hẫng hụt đội ngũ” về thế hệ, sự “khủng hoảng” thiếu đội ngũ CBKH đầu đàn, đầu ngành ở hầu hết các các cơ sở đào tạo và nghiên cứu;
Số lượng và chất lượng đội ngũ không tương xứng với quy mô và lĩnh vực đào tạo và NCKH của ĐHQGHN;
Cơ cấu đội ngũ CBKH thiếu đồng bộ về lĩnh vực, ngành, chuyên ngành, tuổi và giới tính;
Cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ chưa phù hợp với sự chuyển đổi nền kinh tế và nền GDĐH trong thời kỳ đổi mới tồn diện. Vì vậy, việc tuyển dụng và sử dụng, đào tạo-bồi dưỡng CBKH đang gặp nhiều khó khăn. Tình trạng “chảy máu chất xám” đang diễn ra phổ biến trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của ĐHQGHN;
Công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và đào tạo-bồi dưỡng cán bộ ở nhiều đơn vị trực thuộc chưa thực sự được quan tâm, chưa có chính sách phù hợp để phát huy nguồn lực CBKH trong nhà trường, do đó hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực KH&CN thấp, ảnh hưởng đến chất