Phương pháp SLM

Một phần của tài liệu một số phương pháp giảm parr trong hệ thống ofdm (Trang 44 - 47)

File slmwithpr.m này cho ta cái nhìn trực quan hơn về phương pháp giảm PAPR SLM. Mô phỏng này chuyển phép nhân pha trong miền tần số sang phép chập trong miền thời gian. Có tất cả 16 sóng mang con của một symbol và nó được biểu diễn dưới dạng hình sin trong miền thời gian. Ở đây ta dùng phương pháp xoay pha bằng cách “nhân” tất cả các sóng mang con trong tổng (một symbol) với các pha khác nhau để tao nên vector dữ liệu mới.

Hình 4.12: Kết quả xoay pha của tín hiệu

Quan sát được ta thấy khi dịch pha trong miền thời gian cho hiệu quả tốt nhất với PAPR nhỏ nhất.

4.4.3 Khả năng giảm PAPR

File SLM.m vẽ hàm CCDF mô phỏng khả năng giảm PAPR, so sánh PAPR giữa tín hiệu gốc và các trường hợp sử dụng lược đồ chọn mức SLM với số dãy pha khác nhau.

Hình 4.13: Hàm CCDF của PAPR khi sử dụng phương pháp SLM

Nhìn vào đồ thị hình 4.13 ta thấy cùng xác suất 10-3 tín hiệu gốc đạt được xác suất này khi PAPR lớn hơn khoảng 10.2 dB, khi sử dụng SLM với số dãy pha N=4 thì PAPR cần lớn hơn khoảng 8dB, với số dãy pha N=10 thì PAPR cần lớn hơn khoảng 6.8 dB, với số dãy pha N=20 thì PAPR cần lớn hơn khoảng 6.1 dB. Các kết quả này cho thấy khi sử dụng phương pháp SLM thì PAPR của tín hiệu được giảm cụ thể là với N=4 có PAPR giảm 2.2 dB, N=10 có PAPR giảm 3.4 dB, N=20 có PAPR giảm 4.1 dB.

Ta thấy rằng khi ta tăng số lượng dãy pha thì PAPR càng được giảm nhiều, tuy nhiên sự tính tốn phức tạp ngày càng tăng cao, chủ yếu là ở N bộ IFFT. Cũng nên lưu ý có hiện tượng bão hịa xảy ra, PAPR tăng khi quá nhiều N.

Một phần của tài liệu một số phương pháp giảm parr trong hệ thống ofdm (Trang 44 - 47)