Thuật tốn thực hiện PTS tín hiệu

Một phần của tài liệu một số phương pháp giảm parr trong hệ thống ofdm (Trang 48 - 49)

- Xét tập pha chỉ gồm hai giá trị {-1, +1}, tạo 2V-1 bộ hệ số pha (b1, b2... bV). - Chia khối dữ liệu (một symbol OFDM) thành V dãy con V= 4 hoặc V=8 - Lấy mẫu mỗi dãy con tại L thời điểm trong đó có (L-1)*Nsubc điểm zeros. - Chuyển các dãy con về miền thời gian lấy IFFT chiều dài Nsubc.

- Nhân mỗi bộ hệ số pha với các dãy con trong miền thời gian, cộng các dãy con đã nhân và tính giá trị đỉnh của mỗi trường hợp, so sánh các giá trị đỉnh để tìm giá trị đỉnh bé nhất.

-Nhân bộ hệ số pha có giá trị đỉnh bé nhất với các dãy con và cộng lại được tín hiệu đã PTS cần truyền.

4.5.2 Khả năng giảm PAPR

File PTS.m vẽ hàm CCDF so sánh PAPR giữa tín hiệu gốc và hai trường hợp PTS tín hiệu với 4 dãy con và 8 dãy con. Trong đó có sử dụng một hàm lấy mẫu tín hiệu có tên Sample.m để lấy mẫu các dãy con.

Sau đây là đồ thị hàm phân bố tích lũy CCDF của trường hợp sử dụng dãy truyền riêng phần PTS để giảm PAPR. Trong đó mơ phỏng ba trường hợp đó là dãy tín hiệu gốc, tín hiệu PTS với V=4 và tín hiệu PTS với V=8.

Hình 4.14: Hàm CCDF của PAPR khi sử dụng phương pháp PTS với V=4 và V=8

Nhìn vào đồ thị hình 4.14 ta thấy với cùng xác suất 10-3 tín hiệu gốc đạt được khi PAPR lớn hơn 10.5 dB, PTS tín hiệu V=4 đạt được với PAPR lớn hơn 8.5 dB, PTS tín hiệu V=8 đạt được với PAPR lớn hơn 6.3 dB. Điều này cho thấy khi ta dùng phương pháp PTS thì PAPR đã được giảm 2 dB với V=4 và giảm 4.2 dB với V=8. Và khi ta chia càng nhiều dãy con tức V càng lớn thì PAPR càng giảm nhiều, ở trên ta thấy V=8 có PAPR giảm hơn V=4 là 2.2 dB. Tuy nhiên khi tăng số dãy con càng lớn thì lượng tính tốn cũng tăng lên, do số lượng các bộ pha khác nhau tăng lên theo cấp số nhân. Vậy khi ta sử dụng số dãy con càng lớn thì cho ta mức độ giảm PAPR càng lớn và sự phức tạp của bộ giảm PAPR cũng tăng theo.

Một phần của tài liệu một số phương pháp giảm parr trong hệ thống ofdm (Trang 48 - 49)