Phiếu Quick check

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa trong môn toán cho học sinh lớp 4001 (Trang 61)

Trạm 2: Vận dụng để giải quyết các bài tốn lời văn có liên quan

Trạm 3: Nâng cao kĩ năng đọc đề và luyện tập giải những bài toán lời văn bằng Tiếng anh.

Hình 2.14. Phiếu tốn lời văn bằng Tiếng Anh

Nếu như ở dạy học theo góc, học sinh sẽ khơng di chuyển và sẽ thực hiện các nhiệm vụ ở riêng nhóm của mình thì trong dạy học theo trạm, học sinh sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ học tập ở trạm 1, sau đó di chuyển sang nhóm 2, tương tự cho tới khi kết thúc trạm. Trong quá trình thực hành của mình, nếu học sinh cảm thấy khó khăn, họ có thể giơ tay báo hiệu sự trợ giúp. Giáo viên cần di chuyển quanh lớp để hỗ trợ giải đáp thắc mắc đồng thời kiểm tra nhanh kết quả bài làm của học sinh.

Dạy học theo trạm phát huy tối ưu vai trị phân hóa nội dung. Nó cho phép mỗi học sinh được linh động về thời gian hoàn thành mỗi nhiệm vụ của cá nhân. Đối tượng học sinh yếu kém có thể chỉ dừng lại ở trạm 1, nghĩa là đạt mục tiêu bậc 1 trong khi đối tượng khá giỏi có thể hồn thành tất cả các trạm với chuẩn kiến thức kĩ năng cao hơn. Điều đó giúp cho học sinh cảm thấy không bị quá sức. Việc chia nhỏ các nhiệm vụ ở mỗi trạm giúp học sinh cảm thấy “nhẹ nhàng” hơn thay vì cùng một lúc phải giải quyết tất cả nhiệm vụ. Sự

phân luồng kiến thức qua từng trạm từ đơn giản tới phức tạp tạo được sự hứng thú cho học sinh thông qua cảm giác “vượt chướng ngại vật” và “về đích” càng nhanh càng tốt. Dạy học theo trạm cũng giúp phần nào loại bỏ tình trạng học sinh làm việc riêng do khơng có khung thời gian trống cho mỗi cá nhân. Cuối cùng, đối với giáo viên, được tăng thời gian hỗ trợ cá nhân mỗi học sinh là một trong những lợi ích quan trọng mà kĩ thuật này mang lại.

Tuy vậy, giáo viên cần cân nhắc kĩ tới việc làm rõ nhiệm vụ ở mỗi trạm và đảm bảo tất cả học sinh đều hiểu được nhiệm vụ để tránh tình trạng học sinh có cảm giác hoang mang, khơng rõ mình cần phải làm gì. Vì học sinh thực hành độc lập nên khơng tránh khỏi tình trạng cùng một lúc có nhiều học sinh đều xuất hiện nhu cầu đưa ra câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp. Ngoài ra, một số học sinh làm xong cũng sẽ có mong muốn được giáo viên kiểm tra luôn kết quả của mình. Vì vậy, giáo viên cần đưa ra yêu cầu rõ ràng với học sinh về việc kiên nhẫn chờ tới lượt được giải đáp thắc mắc cũng như kiểm tra kết quả. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể cân nhắc tới việc để các bảng đáp án ở các trạm trên bảng để học sinh sau khi làm xong có thể tự lên kiểm tra bài. Nhằm phát huy đúng vai trò của các bảng đáp án, mức độ chi tiết của câu trả lời sẽ được giáo viên xem xét để học sinh chỉ coi đó là nguồn tham khảo và chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình một cách tích cực nhất.

2.2.5. Sử dụng bảng lựa chọn

Sử dụng bảng lựa chọn có thể giúp giáo viên thực hiện phân hóa sản phẩm.

Cách thiết kế bảng lựa chọn: Bảng lựa chọn bao gồm các hình thức mà học

sinh có thể thể hiện khả năng thành thạo của bản thân về một nội dung nào đó sau một khoảng thời gian học tập (1 tiết, 1 tuần, 1 chủ đề hoặc 1 tháng, thậm chí là 1 kỳ học). Mỗi ơ sẽ chứa một nhiệm vụ học tập mà học sinh cần thực hiện sau khi đã lựa chọn.

Bảng lựa chọn sẽ phát huy tác dụng nhất nếu nó có thể được thiết kế theo 8 loại hình trí thơng minh, theo phong cách học, theo hứng thú học tập… tùy theo mục đích của giáo viên.

Về hình thức, bảng lựa chọn cũng có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, ở đây, 2 hình thức chính của bảng lựa chọn là trên lưới ô vuông và theo menu (món chính, món phụ và món tráng miệng).

Đối với bảng lựa chọn được thiết kế trên lưới ơ vng có thể có kích cỡ lớn hoặc nhỏ, ví dụ cỡ 3 × 3 hoặc 4 × 4… Tuy vậy, giáo viên nên bắt đầu với lưới ơ vng với cỡ nhỏ nhất 3 × 3.

Dưới đây là bảng lựa chọn theo kiểu lưới ô vuông.

Mẫu 1: Mỗi ô vuông chứa một câu hỏi hoặc một nhiệm vụ học tập, tương

ứng với một số điểm. Nhiệm vụ học tập càng khó thì số điểm càng lớn. Mục tiêu: Hoàn thành với số điểm tối thiểu là ________

Mẫu 2: Mỗi ô vuông chứa một câu hỏi hoặc một nhiệm vụ học tập đa dạng.

Mục tiêu: Hoàn thành các nhiệm vụ trong cùng 1 hàng dọc, 1 hàng ngang hoặc 1 hàng chéo.

Đối với bảng lựa chọn được thiết kế theo kiểu menu, giáo viên có thể đưa ra những nhiệm vụ mà học sinh cần hoàn thành đầy đủ (món chính). Hình thức lựa chọn “món phụ” và “món tráng miệng” với tiêu chí như thế nào là do giáo viên quyết định.

Dưới đây là minh họa mẫu thiết kế bảng lựa chọn theo kiểu menu đã được sử dụng.

Ví dụ: Sau khi kết thúc chùm bài học về phân số với những nội dung chính như phân số của 1 miền, phân số của một tập hợp, mối liên hệ giữa phân số và phép chia, dùng phân số để ước lượng, các phân số bằng nhau, phân số tối giản, bảng lựa chọn theo lưới ô vng cỡ 3 × 3 đã được thiết kế để học sinh có thể chứng minh những hiểu biết của mình về nội dung “Phân số” theo nhiều cách khác nhau. Sau thời hạn 3 ngày chuẩn bị, từng học sinh sẽ gặp lại giáo viên để chia sẻ về kết quả các nhiệm vụ của mình. Đồng thời, giáo viên cũng chọn một vài sản phẩm để trao đổi trước lớp.

Bảng lựa chọn được thiết kế trên lưới ô vuông như sau.

Bảng lựa chọn là một “công cụ” hữu hiệu cho giáo viên khi phân hóa sản phẩm. Mặc dù nội dung kiến thức trong mỗi nhiệm vụ là do giáo viên đưa ra nhưng quyền quyết định chọn lựa những nhiệm vụ phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của mình lại được do chính học sinh. Bên cạnh đó, dạy học sử dụng bảng lựa chọn có phạm vi sử dụng rộng rãi. Bảng lựa chọn có thể được áp dụng giống như một nhiệm vụ với thời hạn dài (sau 1 chủ đề, sau một kì học hoặc 1 năm học) giúp học sinh chứng minh được khả năng của bản thân.

Tuy vậy, việc thiết kế các nhiệm vụ học tập trong bảng lựa chọn cần phải thể hiện sự đa dạng, gây hứng thú cho học sinh. Nếu không đáp ứng được điều này, một số học sinh sẽ hoàn thành một cách “chống đối”, không mang lại hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chú ý về các lựa chọn của học sinh để có thêm những thơng tin cần thiết trong quá trình dạy học. Nếu một học sinh thường xuyên chỉ lựa chọn 1 cách để thể hiện khả năng cũng như mức độ hiểu biết của cá nhân về một nội dung nào đó thì giáo viên nên gặp và trao đổi, đồng thời khuyến khích học sinh “thử sức” với nhiều cách khác.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày:

● Thứ nhất: Quy trình dạy học phân hóa gồm 6 bước. Mỗi bước trong quy trình đều được tác giả phân tích và đề cập tới những lưu ý riêng.

● Thứ hai: Tác giả đưa ra một số kĩ thuật dạy học phân hóa. Trong mỗi kĩ thuât, tác giả làm rõ về yếu tố được phân hóa, cách thiết kế và ví dụ minh họa cụ thể trong một số nội dung học cụ thể của mơn Tốn lớp 4. Đồng thời, quy trình triển khai cũng như ưu điểm và nhược điểm của từng kĩ thuật cũng được tác giả nhấn mạnh.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả của hoạt động dạy học phân hóa, được áp dụng và đánh giá qua mơ hình dạy học của hai lớp học khối 4, tại trường Tiểu học Olympia Hà Nội.

Quá trình này diễn ra trong hai kì học (từ tháng 12/2018 đến tháng 5/2019). Các tiết học Toán được tiến hành theo hướng phân hóa như các ví dụ thực tế được minh họa trong chương 2. Với sự đánh giá trên cùng một nhóm đối tượng học sinh, tại hai thời điểm đầu và cuối kì học, nghiên cứu này nhằm hai mục đích:

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Đánh giá sự hài lòng của học sinh đối với môn học

3.2. Kế hoạch và nội dung thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Thực nghiệm chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu là 49 học sinh lớp 4, trong đó có 25 học sinh lớp 4A1 và 24 học sinh ở lớp 4A2 trong năm học 2018 - 2019 tại trường Tiểu học Olympia, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

3.2.2. Kiểu thực nghiệm sư phạm

Kiểu nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu tài liệu, các giả thuyết, kết luận đã có về dạy học phân hóa.

Kiểu nghiên cứu thực nghiệm: Sử dụng kiểu nghiên cứu trong điều kiện có kiểm sốt, kiểu nghiên cứu q trình, nghiên cứu đánh giá. Dụng cụ nghiên cứu là phiếu hỏi bao gồm câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hài lòng của học sinh đối với mơn Tốn.

Ngoài ra, thống kê mô tả, kiểu đánh giá độ tin cậy, thang đo, sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểu phân tích ANOVA, mơ hình hồi quy nhằm

3.2.3. Khái quát các bước tiến hành thực nghiệm

Với mục đích kiểm tra việc nâng cao kết quả học tập khi tổ chức dạy học phân hóa, các bước thực nghiệm bao gồm:

- Thiết kế đề kiểm tra cuối kì 2 (vào tháng 12 năm 2018) và đề kiểm tra cuối kì 4 (vào tháng 5 năm 2019)

- Tiến hành kiểm tra học sinh vào cuối kì 2 và kì 4 - Lập bảng thống kê kết quả bài kiểm tra

- Xử lý và phân tích kết quả của thực nghiệm.

Với mục đích kiểm tra mức độ hài lịng của học sinh đối với mơn Tốn, các bước thực nghiệm bao gồm:

- Thiết kế bảng hỏi “Phiếu khảo sát sự hài lịng đối với mơn Tốn” dựa trên các thang đo về sự hài lòng.

- Tiến hành phát và thu phiếu khảo sát sự hài lịng đối với mơn Toán của học sinh vào cuối kì 2 và cuối kì học 4.

- Đánh giá kết quả thực nghiệm theo các góc độ: tính khả thi của việc làm tăng mức độ hài lịng của học sinh đối với mơn Tốn.

- Xử lý và phân tích kết quả của thực nghiệm.

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Đánh giá việc nâng cao kết quả học tập

3.3.1.1. Thiết kế đề kiểm tra mơn Tốn cuối kì 2 và kì 4

Đề kiểm tra được thiết kế theo quy trình sau:

- Lập ma trận đề kiểm tra (chỉ rõ số câu tương ứng với các bậc nhận thức bao gồm nhận biết, thông hiểu, vận dụng bậc thấp và vận dụng bậc cao)

- Xây dựng các câu hỏi trong bài kiểm tra

- Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của đề kiểm tra - Chỉnh sửa và hoàn thiện đề kiểm tra

Lần 1: Tháng 12, năm 2018 (cuối kì 2) Lần 2: Tháng 5, năm 2019 (cuối kì 4) - Hệ thống lại kết quả bài kiểm tra

3.3.2. Đánh giá sự hài lòng của học sinh đối với mơn Tốn

3.3.2.1. Xây dựng thang đo và công cụ đánh giá sự hài lòng của học sinh đối với mơn Tốn

Qua tham khảo những nghiên cứu về việc khảo sát sự hài lòng của mọi người đối với một dịch vụ giáo dục hoặc một sản phẩm cũng như tham vấn của chuyên gia tâm lý trường Tiểu học Olympia Hà Nội, tôi thấy một số biểu hiện để đánh giá sự hài lòng của học sinh đối với mơn Tốn được thể hiện qua nhiều yếu tố song chủ yếu thơng qua 3 nhóm: cảm xúc, hành vi và nhận thức.

Tiếp thu và chọn lọc ý kiến của chuyên gia, luận văn này đưa ra thang đo sự hài lịng được trình bày với 8 biến quan sát gồm 3 biến quan sát về cảm xúc, 3 biến quan sát về hành vi và 2 biến quan sát về nhận thức.

Thang đo các thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh đối với mơn Tốn là thang đo Likert với 5 mức độ:

1: Không bao giờ 2: Hiếm khi 3: Thỉnh thoảng 4: Thường xuyên 5: Luôn luôn

Bảng 3.1. Khảo sát mức độ hài lòng của học sinh

Thành phần

hiệu Tiêu chí/ Biểu hiện

Mức độ biểu hiện 1 2 3 4 5

Cảm xúc

CX1 Yêu thích mơn Tốn

CX3 Ln cảm thấy được hỗ trợ từ phía giáo viên

Hành vi

HV1 Làm ngay nhiệm vụ được giao

HV2 Tham gia tích cực các hoạt động học tập được tổ chức

HV3 Làm được những bài tốn cơ giáo giao thêm

Nhận thức

NT1 Mọi cá nhân đều có thể học tốt mơn Tốn

NT2

Chỉ cần cố gắng thì mọi nhiệm vụ Tốn học đều có thể hồn thành

Quy ước các tính điểm:

Điểm trung bình = 𝑇ổ𝑛𝑔 đ𝑖ể𝑚 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑐ủ𝑎 8 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ℎí

8

Đánh giá và phân loại sự hài lịng mơn học được mơ tả trong bảng sau.

Bảng 3.2. Phân loại mức độ hài lòng

Điểm trung bình Phân loại mức độ

0 đến 1,25 Ít hài lịng

1,25 đến 2,5 Hài lịng ở mức độ vừa phải 2,5 đến 3,75 Hài lòng

3,75 đến 5 Rất hài lòng

3.3.2.2. Tiến hành thực nghiệm

- Lập Phiếu khảo sát ý kiến của học sinh về sự hài lòng đối với mơn Tốn (xem ở Phụ Lục 2)

Lần 1: Tháng 12, năm 2018 Lần 2: Tháng 5, năm 2019

3.4. Kết quả và đánh giá thực nghiệm

3.4.1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để đáp ứng mục đích kiểm tra việc nâng cao kết quả học tập của dạy học phân hóa, tơi tiến hành điều tra trên mẫu đã chọn. Tổng số bài kiểm tra phát ra là 49 bài và thu lại 49 bài kiểm tra. Kết quả bài kiểm tra như sau.

Bảng 3.3. Kết quả học tập trong khảo sát lần 1

Lớp Tổng số HS làm bài Số HS làm bài

Dưới 5 Điểm 5, 6 Điểm 7, 8 Điểm 9, 10

SL % SL % SL % SL %

4A1 25 25 0 0 3 12 9 36 13 52

4A2 24 24 0 0 2 8.3 8 33.3 14 58.4

49 49 0 0 5 10.2 17 34.7 27 55.1

Bảng 3.4. Kết quả học tập trong khảo sát lần 2

Lớp Tổng số HS làm bài Số HS làm bài

Dưới 5 Điểm 5, 6 Điểm 7, 8 Điểm 9, 10

SL % SL % SL % SL %

4A1 25 25 0 0 1 4 6 24 18 72

4A2 24 24 0 0 1 4.2 7 29.1 16 66.7

49 49 0 0 2 4.1 13 26.5 34 69.4

Quan sát vào kết quả học tập của hai lớp 4A1 và 4A2 trước và sau khi dạy phân hóa ta nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã được chuyển biến tích cực. Cụ thể:

- Số lượng học sinh đạt điểm 5, 6 giảm dần (từ 10.2% xuống 4.1%)

- Số lượng học sinh đạt điểm 6, 7 cũng giảm dần (từ 34.7% xuống 26.5%) - Số lượng học sinh đạt điểm 9, 10 tăng dần (từ 55.1% lên 69.4%)

Qua đó, ta có thể dạy học phân hóa đã góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.

3.4.2. Kết quả phiếu điều tra sự hài lịng về mơn Tốn của học sinh

3.4.2.1. Kết quả phiếu điều tra

Để đáp ứng mục đích của đề tài, nhóm tác giả tiến hành điều tra trên mẫu đã chọn. Tổng số phiếu phát ra là 49 phiếu. Số phiếu cụ thể đạt tiêu chuẩn là 49. Cụ thể từng loại sẽ được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.5. Chỉ tiêu mẫu hỏi và kết quả thu được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa trong môn toán cho học sinh lớp 4001 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)