THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ PHÚC YÊN
2.2.2. Thực trạng GD-ĐT thị xã Phúc Yên
2.2.2.1. Tình hình chung
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng bộ và nhân dân thị xã Phúc Yên trong công cuộc đổi mới ở địa phương đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, trong đó có sự nghiệp đổi mới giáo dục, đó là: Quy mô trường, lớp ổn định và chất lượng không ngừng được nâng cao ở tất cả các cấp học. Tính đến năm học 2007-2008 toàn thị xã có 45 trường, 614 lớp, 19.755 học sinh và được phân bố như sau:
Bảng 2.1: Sự phân bố trường lớp, học sinh các ngành học, cấp học của
thị xã Phúc Yên năm học 2007-2008 Mầm non Tiểu học THCS THPT TTGDTX Trường 12 15 12 5 1 Lớp 120 224 158 102 10 Học sinh 3.548 5.990 5.308 4.537 372 Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên
Qua bảng trên chúng ta thấy: Quy mơ GDMN cịn q nhỏ bé, tỷ lệ huy động trong độ tuổi ra lớp còn thấp so với các cấp học khác của GDPT. Khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân ở cấp học THPT mặc dù đã có cố gắng song vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do đời sống vật chất và khả năng đáp ứng của nền kinh tế của thị xã còn thấp so với nhu cầu phát triển của GD-ĐT. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân thị xã Phúc Yên, sự nghiệp GD-ĐT đã có những bước chuyển biến
tích cực dần dần đáp ứng một phần nhu cầu học tập trong nhân dân. Hiện nay thị xã Phúc Yên đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH-ĐĐT và đạt chuẩn PCGD THCS; có 100% số xã, phường có hệ thống trường lớp đủ ở 3 cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS); trong đó có 4 xã có 2 trường Tiểu học, có 1 xã có 3 trường Tiểu học; hệ thống trường chất lượng cao cả thị xã có 1 trường Tiểu học, 1 trường THCS, 1 trường THPT Bán công. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt tỷ lệ cao 95-97,8%. Số lượng học sinh giỏi ở các cấp học ngày càng tăng. Đội ngũ giáo viên không những đáp ứng đủ về số lượng mà đang dần được nâng cao về chất lượng và cơ cấu. CSVC, TTBTH ngày càng được đầu tư và cải thiện khơng ngừng... đó là những điều kiện thuận lợi cho GD-ĐT thị xã Phúc Yên phát triển đi lên.
2.2.2.2. Quy mô
* Quy mô trường, lớp:
Thị xã Phúc Yên với địa bàn trải rộng và có 1 xã miền núi, do vậy khi xây dựng chính sách và lập kế hoạch GD, nghiên cứu khoa học... cần được thống kê, phân tích để lựa chọn các giải pháp phù hợp. Tuy nhiên sự chênh lệch về dân trí, KT-XH là khơng nhiều, do vậy rất có điều kiện để phát triển GD-ĐT.
Bảng 2.2: Hệ thống trường, lớp phổ thông thị xã Phúc Yên
giai đoạn 2004-2008
Năm học Cấp học
2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008
Trường Lớp Trường Lớp Trường Lớp Trường Lớp Trường Lớp
Tiểu học 11 267 11 248 13 239 14 233 15 224
THCS 9 171 9 164 9 159 12 154 12 158
THPT 5 113 5 108 5 107 5 105 5 102
Tổng số 25 551 25 520 27 505 31 492 32 484
Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên
- Số trường ở các cấp học tăng nhẹ đến ổn định: Cấp Tiểu học và THCS tăng nhẹ (mỗi xã, phường có ít nhất 01 trường của cấp học), cấp THPT ổn định.
- Từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008, số lớp ở các cấp học đều giảm; số lớp Tiểu học có xu hướng giảm rõ rệt từ 267 xuống còn 224 lớp, số lớp THCS cũng giảm từ 171 xuống còn 158 lớp và THPT giảm từ 113 xuống cịn 102 lớp và có chiều hướng ổn định dần. Sự phân bố trường, lớp ở các xã, phường trong thị xã dần đi vào ổn định, đó là một kết quả tất yếu của việc PCGDTH-ĐĐT và PCGD THCS ở cấp học.
Bảng 2.3: Thống kê số lượng học sinh giai đoạn 2004-2008
Năm học Cấp học 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Tiểu học 6.665 6.366 6.152 6.092 5.990 THCS 6.199 6.141 5.846 5.596 5.308 THPT 5.182 5.138 5.019 4.825 4.537 Tổng số 18.046 17.645 17.017 16.513 15.835 Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên
Qua các số liệu thống kê trên ta thấy:
Tổng thể số học sinh có chiều hướng giảm dần: Từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008 giảm từ 18.046 học sinh xuống còn 15.835 học sinh, qua số liệu này cho ta thấy công tác KHH GĐ đang được quan tâm làm tốt và có những chuyển biến tích cực trong những năm qua. Song đối với mỗi cấp học lại ở những mức độ khác nhau, từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007- 2008 số học sinh Tiểu học giảm từ 6.665 xuống còn 5.990, số học sinh THCS cũng giảm từ 6.199 xuống còn 5.308; số học sinh THPT giảm từ 5.182 xuống còn 4.537.
2.2.2.3. Chất lượng giáo dục phổ thông
quan trọng để GD-ĐT phát triển. Trong những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tốt trong các hoạt động. GD– ĐT thị xã Phúc Yên là đơn vị luôn được xếp vào loại khá của ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc. Năm học 2007-2008 chất lượng giáo dục đạo đức được quan tâm và thu được những kết quả tích cực: Tiểu học 100% học sinh được xếp loại thực hiện đầy đủ; học sinh được xếp loại loại Khá, Tốt của THCS là 93,4%; của THPT là 89,7%. Chất lượng giáo dục văn hoá, nhất là giáo dục đại trà có nhiều chuyển biến rõ nét ở các cấp học, tỷ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng: Tiểu học 62,5% học sinh đạt danh hiệu HS giỏi, HS tiên tiến; tỷ lệ học sinh được xếp loại loại Khá, Giỏi của THCS 57,2%; của THPT 37,4%. Số học sinh trúng tuyển vào các trường Cao đẳng và Đại học hàng năm chiếm tỷ lệ khoảng 15% số học sinh dự thi.
Kết quả nêu trên tuy còn khiêm tốn, song GD-ĐT thị xã Phúc Yên đã và đang chuyển biến theo hướng ổn định về mọi mặt, tăng dần về chất lượng và hiệu quả. So với mặt bằng chung của tỉnh Vĩnh Phúc thì GD-ĐT thị xã Phúc Yên được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển để đứng vào tốp dẫn đầu của tỉnh về các mặt hoạt động giáo dục, nhưng nó địi hỏi sự cố gắng vươn lên mạnh mẽ của đội ngũ CBQL và giáo viên, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng bộ và nhân dân thị xã Phúc Yên đối với sự nghiệp GD-ĐT.
2.2.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học
CSVC trong những năm vừa qua đã được các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng và tập trung huy động với nhiều nguồn vốn khác nhau, nhờ đó các phịng học kiên cố, bàn ghế học sinh và các TTBTH ngày càng được bổ sung, phục vụ cho nhu cầu dạy và học.
Năm 2007 xây dựng và đưa vào sử dụng 47 phòng học kiên cố với trị giá gần 5 tỷ đồng; đóng mới 1.721 bộ bàn ghế để trang bị cho các nhà trường với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng; đầu tư mua sắm các TTBTH, tạo cảnh quan sư phạm ở các nhà trường là hơn 6 tỷ đồng. Trong thời gian vừa qua
CSVC các nhà trường đã được cải thiện một bước, các điều kiện dạy và học đã được đầu tư nâng cấp. Thị uỷ, HĐND, UBND đã có những chủ trương, nghị quyết, kế hoạch… nhằm quyết tâm đưa sự nghiệp GD-ĐT thị xã Phúc Yên phát triển đi lên, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân để tạo nguồn lao động có chất lượng cao cho xã hội.
Bảng 4: Thống kê phòng học hiện có (tính đến 8/2008)
Kiên cố Cấp 4 Nứa lá
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Mầm non 71 67,6 34 32,4 0 0 Tiểu học 209 94,6 12 5,4 0 0 THCS 118 92,0 10 8,0 0 0 THPT 85 100 0 0 0 0 Tổng số 483 89,6 56 10,4 0 0 Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên 2.2.2.5. Đội ngũ giáo viên
Đây là đội ngũ quyết định tới chất lượng GD-ĐT, đối với thị xã Phúc Yên đội ngũ này luôn được quan tâm và bồi dưỡng về trình độ chun mơn, nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT.
Bảng 2.5: Thống kê số lượng giáo viên phổ thông thị xã Phúc Yên
giai đoạn 2004-2008 Năm học Cấp học 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Tiểu học 338 335 331 324 329 THCS 364 347 355 360 356 THPT 102 108 127 138 147 Tổng số 804 790 813 822 832 Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên
Qua bảng thống kê số liệu trên, chúng ta thấy có sự ổn định dần của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên Tiểu học và THCS. Có thực tế này là do quy mô học sinh ngày càng giảm dần và đi vào thế ổn định. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên ở các cấp học hiện nay đang có tình trạng vừa thừa, lại vừa thiếu, cơ cấu bộ môn không đồng bộ; ở Tiểu học thừa giáo viên văn hoá nhưng lại thiếu giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học; THCS và THPT giáo viên Ngữ văn thừa nhiều trong khi đó một số mơn như Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học, TD, GDCD… lại thiếu. Có tình trạng trên là do trong những năm vừa qua chúng ta chưa chú ý tới công tác đào tạo ở các trường sư phạm, mà nhất là việc xây dựng kế hoạch cho nhu cầu đào tạo thiếu đồng bộ, nhất quán diễn ra ở nhiều nhà trường.
2.2.2.6. Đánh giá chung về GD-ĐT thị xã Phúc Yên hiện nay
Thực hiện Nghị quyết TW2 (khoá VIII) của Đảng và định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH–HĐH, dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự chăm lo xây dựng của toàn dân và nỗ lực của toàn ngành, sự nghiệp GD-ĐT thị xã Phúc Yên đã đạt được những tiến bộ quan trọng, quy mô giáo dục không ngừng được mở rộng, hệ thống GD-ĐT phát triển đồng bộ và hoàn chỉnh; các loại hình đào tạo được đa dạng hố, chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao. Những kết quả đạt được của ngành GD-ĐT đã góp phần đáng kể vào sự phát triển KT-XH của thị xã Phúc Yên.
Hiện nay các cấp học đã và đang đi vào thế ổn định phát triển cả về chất lượng, quy mô và hiệu quả. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp 1 hàng năm chiếm từ 99,5% đến 99,7%. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99,8%. Tính đến tháng 8/2008 đã có 18 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó: 7/12 trường Mầm non, 8/15 trường Tiểu học, 3/12 trường THCS.
Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên, chỉ tính riêng năm học 2007-2008 ở 2 cấp Tiểu học và THCS đã có: Học sinh giỏi cấp Thị xã có
138 học sinh, học sinh giỏi cấp Tỉnh có 102 học sinh. Ngồi ra, có 8/8 học sinh Tiểu học dự thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi cấp Tỉnh đều đạt giải, trong đó có 1 giải Trạng Nguyên; dự thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi toàn quốc 1 học sinh đạt giải Thám Hoa. Dự thi sử dụng máy tính bỏ túi cấp Tỉnh có 7 học sinh THCS đạt giải. Dự thi Tin học trẻ khơng chun tồn quốc học sinh THCS (Bảng B) đạt giải Nhất đồng đội…
Công tác XHH GD được đẩy mạnh và tăng cường. Công tác QLGD đã từng bước được đổi mới góp phần nâng cao hiệu quả GD-ĐT trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ giáo viên được quan tâm xây dựng đủ về số lượng và được bồi dưỡng nâng cao từng bước về chất lượng. CSVC-TTBTH được chú trong đầu tư và đang từng bước đáp ứng những yêu cầu dạy và học; tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Cơng tác tổ chức cán bộ, hoạt động thanh tra kiểm tra được đổi mới và tiến hành thường xuyên có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng QLGD.
Tuy nhiên tỷ lệ huy động trẻ của Nhà trẻ và các lớp Mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi còn thấp so với yêu cầu. Công tác xây dựng CSVC tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng ở một số nhà trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nhất là với GDMN. Đội ngũ CBQL, giáo viên tuy đủ về số lượng nhưng chưa thật sự mạnh về chất lượng. Chất lượng học sinh giỏi tuy có khởi sắc nhưng chưa tương xứng với tiềm năng về GD-ĐT của thị xã, số giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi còn chưa nhiều.
Nguyên nhân của các tồn tại trên là công tác tham mưu của các cấp quản lý đối với các cấp uỷ và chính quyền chưa thật sự tích cực và đạt hiệu quả cao. Nhận thức của một bộ phận CBQL và giáo viên chưa bắt kịp với yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp GD-ĐT trong giai đoạn mới. Một số xã, phường kinh tế còn nghèo, kinh tế phát triển chậm nên việc đầu tư cho GD-ĐT cịn có những hạn chế.