1.1.3 .Các phƣơng pháp và hình thức dạy học tích cực
1.4. Dạy học tự nghiên cứu
1.4.2. Những đặc điểm của dạy học tự nghiên cứu
Đảm bảo và phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của người học.
Ngƣời học đƣợc đặt vào vị trí chủ động nhất: tìm tịi, phát hiện và độc lập giải quyết nhiệm vụ đƣợc giao. Phƣơng pháp này thƣờng rất khả thi khi triển khai ở bậc đại học nhƣng có khá nhiều khó khăn đối với cấp THPT vì nhiều lí do trong đó có lí do về lứa tuổi và sự tự giác cũng nhƣ tính chủ động tham gia học tập. Trong khía cạnh này phƣơng pháp dạy học tự nghiên cứu ít nhiều phù hợp đặc điểm tâm lý - nhận thức, nhân cách của ngƣời học trƣởng thành hơn là những học sinh THPT.
Hình thành phương pháp làm việc khoa học. Ở đây ngƣời học đƣợc tập
Điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành ở ngƣời học các phẩm chất và năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học yêu cầu bắt buộc đối với ngƣời trí thức thời đại kinh tế tri thức và xã hội học tập. Ngƣời học ngồi việc thu thập kiến thức cịn đƣợc phát triển khả năng tự học, tự tìm tịi một cách khoa học. Với việc đƣa phƣơng pháp nghiên cứu khoa học vào dạy học, ngƣời học sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều quan điểm nghiên cứu, tránh bị áp đặt một hƣớng nhìn duy nhất, và có cơ hội đƣa ra giải pháp mang tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân. Đây là tiền đề quan trọng cho việc dân chủ hóa nhà trƣờng và giáo dục.
Phát triển hứng thú nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tìm tịi, khám phá của
ngƣời học. Trong hƣớng dạy học này ngƣời học không chỉ tự mình tìm cách giải quyết các vấn đề đặt ra mà còn tự phát hiện ra các vấn đề mới cần giải quyết. Điều này thỏa mãn nhu cầu đặc trƣng của con ngƣời – nhu cầu tìm tịi khám phá. Những cảm xúc có đƣợc thơng qua sự tìm tịi khám phá, cảm xúc thành công và cảm xúc về sự hoàn thành trọn vẹn một công việc là những củng cố tích cực cho việc hình thành và phát triển nhu cầu và hứng thú nhận thức của ngƣời học.
Bảo đảm tốt nhất yêu cầu cá biệt hóa dạy học, phù hợp với tốc độ, nhịp
độ học tập của từng ngƣời học. Mỗi ngƣời học đặt ra và giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình, với tốc độ và nhịp độ phù hợp nhất với mình. Điều này cho phép hiện thực hóa tối đa yêu cầu cá biệt hóa dạy học, đồng thời cũng bảo đảm một sự đánh giá khách quan nhất những tiến bộ của ngƣời học. Tuy vậy với số lƣợng học sinh lớn và thời gian hạn chế, đây thực sự là điều khó khăn đối với giáo viên. Để đảm bảo tiến trình dạy học nhƣ vậy, giáo viên phải có sự hiểu biết về tình hình tiếp thu, khả năng của từng học sinh để có các yêu cầu phù hợp nhƣng lại đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiêu chuẩn của cấp, lớp học.
Gắn đào tạo với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Bằng việc phát
hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong từng môn khoa học, từng lĩnh vực tri thức, quá trình học tập, đào tạo đƣợc gắn một cách hữu cơ vào cuộc sống xã hội, vào đời sống khoa học. Nói một cách khác, bằng cách này nguyên lý “học đi đối với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn” đƣợc thực hiện triệt để hơn cả. Đồng thời, ngƣời học thấy đƣợc giá trị thực tiễn của các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo học đƣợc, điều này tạo ra động cơ tích cực cho việc học.
Phù hợp với điều kiện không gian và thời gian của việc đào tạo trong xã hội hiện đại. Dạy học theo phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cho phép sử
dụng tối ƣu quỹ thời gian của ngƣời học. Điều này phù hợp với xu thế chung của các chƣơng trình giáo dục trên thế giới - giảm thời gian đào tạo trên lớp. Với mạng Internet và hệ thống thông tin đa chiều, ngƣời học có điều kiện và thời gian để tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin về kiến thức mình đang nghiên cứu chứ không chỉ đƣợc cung cấp duy nhất bởi sách giáo khoa hay Thầy giáo trực tiếp giảng dạy.
Phù hợp với đặc điểm người dạy đại học. Ngƣời dạy đại học là giảng
viên - nhà nghiên cứu. Dạy học theo phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sẽ là “tự nhiên” đối với họ, tuy nhiên với trình độ THPT, dạy học tự nghiên cứu hiện nay thƣờng chỉ phù hợp với các lớp chuyên, chất lƣợng cao bởi đa phần học sinh ở các trƣờng THPT bình thƣờng khơng có nhu cầu nghiên cứu hoặc là họ không muốn đầu tƣ vào một mơn học nào đó q nhiều thời gian khi chỉ cần đảm bảo một sức học đều, trung bình ở các mơn phục vụ cho việc thi đại học. Vì vậy việc nghiên cứu đối tƣợng, kịch bản dạy học tự nghiên cứu sẽ phải là một công việc cần thời gian, công sức và cả sự thay đổi trong quan điểm dạy học và cách thi nhƣ hiện nay.