- Dạy thay ,ôn luyện tăng gấp
3.3. KIỂM CHỨNG VỀ TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
CỦA CÁC GIẢI PHÁP
Các giải pháp mà tác giả đã nêu ra ở trên đang từng bước được áp dụng vào một số trường PTTH BC ở thành phố Hải Phòng, đặc biệt là khu vực ngoại thành.Tại trường PTTHBC Vĩnh Bảo tác giả đã tư vấn thực hiện đồng bộ cả 6 giải pháp. Sau 3 năm triển khai thực hiện, đã mang lại một số kết quả nhất định.
Để chứng tỏ tính khách quan trên diện rộng tác giả đã gửi phiếu xin ý kiến 100 đồng chí là cán bộ Sở GD-ĐT, cán bộ lãnh đạo các trường THPTBC (Hiệu trưởng, Chủ tịch Cơng đồn...), giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy trực tiếp tại các trường THPTBC, các hội CMHS. Mẫu xin ý kiến, xem phần phụ lục.
Bằng phương pháp này, tác giả thăm dò ý kiến về 6 giải pháp trên, qua 2 tiêu chí: Người được xin ý kiến đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi (đánh giá theo thứ tự tăng dần từ 1 điểm đến 5 điểm. 1 điểm ứng với tính cấp thiết và tính khả thi thấp nhất, 5 điểm ứng với tính cấp thiết và tính khả thi cao nhất. Tác giả tổng hợp kết quả theo từng tiêu chí và tính điểm trung bình cho từng giải pháp, kết quả thu được như sau
Biểu 26 :Tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
STT CÁC GIẢI PHÁP Tính cấp thiết
Tính khả thi 1 Xây dựng khung pháp chế phù hợp, vận dụng cụ
thể cho từng địa phương chú ý vùng nông thôn. 5 4,5 2
Xác định rõ chức năng quyền lợi của một số nhân tố chủ đạo trong công tác quản lý trường THPT BC.
4,5 5
3 Tổ chức quản lý nguồn lực tài chính - CSVC. 4,25 4,75 4 Hồn thiện quá trình giáo dục - đào tạo. 4,5 4,15 5
Coi trọng vấn đề của đồn thể chính trị - xã hội trong nhà trường và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ.
4,75 4,5
6
Đổi mới XHHSNGD trong trường THPT nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng các nguồn lực xã hội .
5 4,75
Kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia và các nhà thực tiễn về tác dụng của các giải pháp đều nằm trong thang điểm từ 4 đến 5. Điều này đã chứng tỏ “các giải pháp quản lý trường THPTBC ở vùng nơng thơn thành phố Hải Phịng”
mà tác giả nêu ra cơ bản được chấp nhận và có thể sử dụng trong thực tiễn ở HP. Các trường THPT BC có điều kiện tương tự có thể vận dụng thực hiện.
Phần thứ 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN đã tạo cơ sở kinh tế - xã hội thuận lợi cho xu hướng đa dạng hóa các loại hình trường ở các cấp học. Sau hơn 10 năm phát triển, các trường THPT ngồi cơng lập ở Hải Phịng trong đó có trường THPTBC đã khẳng định vị trí như một tất yếu trong sự nghiệp phát triển giáo dục Hải Phịng nói riêng. Mơ hình trường NCL đã huy động các khả năng trong xã hội góp phần cùng Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục.
Trường THPT BC là nhân tố mới trong hệ thống giáo dục phổ thông bậc trung học. Nhân tố này đang góp phần tích cực thực hiện một số chủ trương xã hội hoá giáo dục, đẩy nhanh tiến độ nâng cao dân trí cho thanh niên mà khơng làm gia tăng chi phí của nhà nước.
Hải Phịng là một thành phố có sự phát triển kinh tế - chính trị - văn hố - xã hội, đặc biệt giáo dục đã và đang có nhiều khởi sắc, đưa thành phố Hải Phòng trở thành một trong những địa phương đi đầu trong cả nước phát triển hệ thống trường THPT ngồi cơng lập. Và ở Vùng nông thôn trường THPTBC đã và đang chứng minh được ưu thế của mình là đóng vai trị nhân tố chủ đạo thực hiện quá trình xã hội hóa giáo dục ở vùng nơng thơn. Góp phần chuyển biến thế giới quan của nhân dân thúc đẩy nền kinh tế thị trường ở nơi đây.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" [mục 6, điều 35] .
Như vậy, Hiến pháp 1992 đã khẳng định và đảm bảo sự bình đẳng, cùng tồn tại và phát triển của các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân .
Sự phát triển của các trường THPTBC vùng nơng thơn HP nói riêng đã góp phần tạo sự chuyển biến về chất lượng đào tạo và sự năng động mới cho công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục của thành phố . Nghị quyết 90/CP của Chính phủ đã chỉ rõ : "Xã hội hóa là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời chỉ có tình thế trước mắt, do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này" . Bộ GDĐT cũng đã nhấn mạnh: "Phát triển trường bán
cơng, dân lập là chủ trương lâu dài có tính chiến lược chứ không phải là một giải pháp tình thế " Ở vùng nông thôn thành phố Hải Phòng Thực hiện XHHSNGD , bằng việc xây dựng loại hình trường THPTBC đã góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục trong thời kỳ mới của thành phố và đất nước là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo nên nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Hệ thống trường này đã tích cực góp phần thực hiện dân chủ trong giáo dục, mọi người được phát huy quyền học tập, quyền được tham gia đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo phát triển. Góp phần thực hiện cơng bằng xã hội trong Giáo dục - Đào tạo. Giáo dục là phúc lợi xã hội, ai cũng có quyền được hưởng, nhưng mọi người cũng có nghĩa vụ đóng góp cống hiến khả năng của mình cho giáo dục.
Để phát triển hệ thống trường THPH BC vùng nơng thơn HP nói riêng đúng hướng, thực hiện được chủ trương của Đảng ,vận dụng cụ thể trong điều kiện vùng nơng thơn Hải Phịng rất cần có một hệ giải pháp quản lý phù hợp với qui luật khách quan. Trong đề tài nghiên cứu tác giả đã đưa ra 6 giải pháp.
1. Xây dựng khung pháp chế phù hợp, vận dụng cụ thể cho từng địa phương chú ý vùng nông thôn.
2. Xác định rõ chức năng của một số nhân tố chủ đạo trong công tác quản lý trường THPTBC.
3. Tổ chức quản lý nguồn lực tài chính - CSVC. 4. Hồn thiện q trình giáo dục - đào tạo.
5. Coi trọng vấn đề của đồn thể chính trị - xã hội trong nhà trường tổ chức thực hiện quy chế dân chủ.
6. Đổi mới XHHSNGD trong trường THPT nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng các nguồn lực xã hội .
KHUYẾN NGHỊ
Mặc dù cịn có những tồn tại và thiếu sót, song qua gần 10 năm phát triển, hoạt động với sự nỗ lực của cán bộ quản lý, giáo viên và đông đảo học sinh, hệ thống các trường THPTBC vùng nông thơn Hải Phịng đã khẳng định vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở địa phương. Để ổn định và phát triển hệ thống các trường THPTBC vùng nơng thơn Hải Phịng, xin được đề xuất một số kiến nghị sau :
Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo
Cần có chiến lược phát triển hệ các trường THPTBC theo từng vùng, từng miền. Qui định một tỉ lệ giữa các trường cơng lập và ngồi cơng lập. Ở vùng nông thôn chưa nên xây dựng hệ thống trường dân lập tư thục vì điều kiện kinh tế văn hố cịn thấp ; Do vậy ở đây bên cạnh trường THPT công lập cần xây dựng trường THPTBC . Việc xây dựng trường THPTBC ở vùng nông thơn vừa thích ứng với điều kiện đầu tư vừa tạo được chính sách cơng bằng xã hội cho con em dân nghèo hiện nay. Mặt khác nó cũng góp phần vào việc giảm gánh nặng ngân sách đầu tư,giảm áp lực đối với các trường THPT,hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành ở khu vực địa phương. Hơn nữa loại hình trường THPTBC là bước chuyển tiếp tạo ra những nhận thức mới cho ngưòi dân hiểu về GD trong cơ chế thị trường,những nhận thức này tăng lên,và khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì có thể xây dựng những loại hình ngồi cơng lập khác.
Xây dựng những chính sách để hỗ trợ các trường THPTBC vùng nơng thơn. Chính phủ cần có qui định về việc đóng góp thuế của các nhà trường : khơng phải đóng thuế mơn bài. Vì nhà trường không phải là doanh nghiệp. Việc "hoàn thuế" cần thực hiện nhanh, tránh các thủ tục phiền hà để các trường có điều kiện tái đầu tư cho cơ sở vật chất. Cần có chính sách thuế áp dụng cụ thể ưu đãi cho trường THPTBC ở vùng nông thôn, tránh luật thuế cào bằng dựa trên quy mô như hiện nay.
Qui chế hoạt động của các trường ngồi cơng lập theo quyết định 39 thực hiện đã được hai năm nhưng chưa được đánh giá để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Bộ GD&ĐT cần tổ chức nghiên cứu thực tiễn và đưa ra những quy chế thích hợp về nhân lực,vật lực,tài lực cho các trường THPTBC ở từng địa phương và vùng nơng thơn để khuyến khích hỗ trợ sự phát triển.
Đối với thành phố
Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố đã quan tâm chỉ đạo hệ thống các trường ngồi cơng lập của thành phố. Song để các trường có điều kiện phát triển, cần tiếp tục quan tâm hơn ở các vấn đề sau :
- Có qui hoạch cụ thể về phát triển các trường ngồi cơng lập. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất: giao đất xây dựng trường, quy định mức thu học phí và tiền xây dựng hợp lý để tạo điều kiện cho các trường trang bị cơ sở vật chất phục vụ nâng cao chất lượng chuyên môn.
- Đề nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu ban hành hệ thống chính sách đồng bộ, theo quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu", "đầu tư cho giáo
dục đào tạo là đầu tư phát triển". Cụ thể là : bảo đảm tỷ lệ đầu tư ngân sách chi
thường xuyên cho Giáo dục-Đào tạo Hải Phịng theo định mức của TW có bổ sung thêm ngân sách địa phương. Tăng tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung lên từ 15%-20% và thực hiện cơ chế vốn vay xây dựng các trờng học như thành phố Hồ Chí Minh : 50%ngân sách nhà nước, 50% nhân dân đóng góp được vay rồi thu dân tả dần hoặc nhà nước vay vốn đầu tư, thu dân trả lãi( cơ chế của tỉnh Cần Thơ). Ưu tiên đầu tư trang thiết bị giảng dạy, hiện đại hoá nhà
trường, phục vụ tốt công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy. Có hỗ trợ về tài chính ,thuế, ưu đãi với trường THPTBC vùng nơng thơn,tránh tình trạng như hiện nay các trường THPTBC vùng nội đô lại được đầu tư cao gấp nhiều lần cảc về nhân lực vật lực tài lực so với trường nông thôn.
- Các ngành hữu quan phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo sớm có những hướng dẫn cụ thể để cấp biên chế và quy định công tác xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu phù hợp với yêu cầu của ngành và đúng với luật lao động.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.
- Cần tổ chức bộ máy quản lý chỉ đạo các trường NCL một cách đồng bộ. Trong quản lý chỉ đạo cần chú ý đặc điểm riêng của các trường THPTBC vùng nông thôn.
- Tăng cường quản lý, đánh giá chất lượng GD của các trường ,tổ chức công tác thi đua công bằng khách quan dựa trên những đánh giá về điều kiện thực tế của các nhà trường,không áp một thước thi đua chung như hiện thời.
- Xây dựng mơ hình điểm về quản lý chun môn ở một trường tiêu biểu. Cho phép thành lập CLB các trường THPTBC tạo ra diễn đàn sinh hoạt của khối trường để rút kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động chuyên môn , quản lý.
Đối với các trƣờng THPTBC.
- Kiện toàn bộ máy quản lý chuyên môn từ Ban Giám Hiệu đến các tổ nhóm chun mơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia hoạt động chuyên môn.
- Đảm bảo đủ tỉ lệ giáo viên cơ hữu theo quy định của Quy chế tổ chức hoạt động các trường phấn đấu chủ động được 70 đến 80 % giáo viên thuộc quyền điều động của trường.
- Có cơ chế khuyến khích động viên cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động chuyên môn. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian cho cán bộ, giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.