Đặc trưng của việc dạy học lịch sửViệt Nam thời kỳ 1946-1954 và sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông (Trang 26 - 29)

1.3.1.1. Đặc trưng của việc dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954

Để đưa ra các đổi mới phương pháp sử dụng TLHV đúng đắn nhằm giúp HS nắm vững Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 trước hết chúng ta phải hiểu rõ các đặc trưng của việc dạy học Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954.Nằm trong tiến trình chung của việc DHLS nên việc dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn này cũng mang những đặc trưng của việc DHLS nói chung nhưng bên cạnh đó là những đặc trưng riêng mà chỉ có thời kỳ 1946 – 1954 mới có:

Thứ nhất: Q trình phát triển của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay gọi là Lịch sử. Tất cả những sự vật, hiện tượng lịch sử mà chúng ta đề cập đến đều là những chuyện đã xảy ra, nó mang tính q khứ.Bởi vậy, người ta khơng thể trực tiếp tiếp xúc, trực tiếp quan sát quá khứ mà chúng ta chỉ nhận thức chúng gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại. Vì vậy trong giảng dạy Lịch sử nói chung và Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 nói riêng thì việc dạy học cần phải tái hiện lại sự kiện lịch sử một cách rõ ràng, mạch lạc và các sự kiện phải có sự móc nối lẫn nhau vì mọi sự kiện lịch sử luôn nằm trong một mối quan hệ nhất định để HS có thể hình dung được lịch sử một cách sinh động nhất.

Thứ hai: Đó là tính khơng lặp lại của Lịch sử. Vì vậy, khi dạy Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 với cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (19/12/1946) đén việc thực hiện đường lối kháng chiến hản công sang chủ động tiến công trên chiến trường rồi đi đến chiến thắng lịch sử Biện Biên Phủ (1954) luôn phải xem xét tính cụ thể về khơng gian và thời gian làm nảy sinh sự kiện và hiện tượng đó, để HS có một cái nhìn rõ ràng nhất về sự kiện đó cả về khơng gian và thời gian từ đó có thể đánh giá, nhận xét một sự kiện hay một vấn đề lịch sử một cách xác đáng và khách quan nhất trong tồn bộ tiến trình lịch sử.

Thứ ba: Lịch sử của mỗi nước, mỗi dân tộc đều có một diện mạo riêng dó những điều kiện riêng biệt quy định. Mặt khác, các quốc gia, các dân tộc khác nhau sống trên những khu vực khác nhau, tuy bị tác động bởi những quy định chung trải quá trình phát triển từ thấp đến cao, đời sống văn hóa con người ngày càng phong phú, đa dạng nhưng tiến trình phát triển lại khơng hồn tồn giống nhau. Do đó khi trình bày các sự kiện, vấn đề lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 phải cụ thể, và càng cụ thể bao nhiêu thì tính sinh động hấp dẫn lại càng tăng thêm bấy nhiếu. Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 được chia thành những giai đoạn nhỏ hơn. Từ 1946 – 1948 là giai đoạn bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, từ 1948 -1953 phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh vận động chiến tranh và chiến thắng biên giới, từ 1953 – 1954 tiến hành tổng tiến cơng trên tồn miền với đỉnh cao là chiên thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Thứ tư: Đặc điểm dạy học này của Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 là do tính hệ thống quy định. Khoa học Lịch sử vừa bao gồm các sự kiện, hiện tượng về cơ sở kinh tế, đấu tranh xã hội vừa bao gồm cả nội dung kiến thức thượng tầng, tình hình kinh tế sản xuất và quan hệ xã hội…Các nội dung đó có mối quan hệ khăng khít, phức tạp điều này ddịi hỏi q trình dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn này phải luôn luôn chú ý các mối quan hệ ngang dọc, trước sau của vấn đề lịch sử cũng như nội tại giữa các mặt chính

trị, kinh tế, văn hóa để cũng cấp cho HS cái nhìn hệ thống về các sự kiện, chính trị tác động đến kinh tế, văn hóa và văn hóa, kinh tế cũng tác động trở lại đối với nền chính trị.

Đặc trưng thứ năm của dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 được quy định bởi tính hệ thống giữa “sử” và “luận”. Từ đặc điểm này của tri thức Lịch sử nó khiến cho qua trình dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 phải đảm bảo tính hệ thống giữa trình bày sự kiện với giải thích sự kiện và bình luận sự kiện. Mọi giải thích, bình luận phải xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể chính xác đáng tin cậy và khơng có sự kiện, hiện tượng nào khơng đuợc làm sáng tỏ bản chất của sự kiện hiện, tượng đó.

Tóm lại, các đặc trưng của dạy học Lịch sử nói chung và dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 là được quy định bởi đặc điểm của tri thức lịch sử. Từ đó chúng ta đưa ra những biện pháp phù hợp để quá trình dạy học Lịch sử đạt kết quả cao nhất, HS lĩnh hội được tri thức lịch sử và có cái nhìn đa chiều về một sự kiện lịch sử trong các mối quan hệ trong cùng một thời điểm khơng gian và thời gian.Chính những đặc điểm đó mà địi hỏi người GV khi dạy học phải vận dụng các phươngpháp khác nhau trong quá trình dạy học.

1.3.1.2. Sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử

Do những đặc trưng trong dạy học Lịch sử Viêt Nam thời kỳ 1946 - 1954 như vậy ta có thể thấy từng giai đoạn nhỏ trong thời kỳ này là mang nét lớn khác nhau từ đó sử dụng và đổi mới các sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử càng cần thiết.

Việc GV sử dụng TLHV trong DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 khơng cịn mới lạ nhưng trên thực tế liệu việc sử dụng của GV đã thực sự hiệu quả và mang lại kết quả như mong muốn hay khơng?Có phải chăng là hiện nay một số GV vẫn đang sử dụng TLHV vào trong dạy học như một hình thức báo cáo tổng kết mà chưa chú trọng đến hiệu quả sử dụng nguồn tư liệu

này một cách thực tế. Có rất nhiều GV nhận thấy TLHV thực sự có hiệu quả trong quá trình dạy học nhưng dường như họ vẫn chưa tìm kiếm cách sử dụng TLHV sao cho hiệu quả như mong muốn chính vì vậy việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 là cần thiết để mang lại những giờ dạy lịch sử thực sự hứng thú với HS khi mang TLHV ra sử dụng thay vì đưa nó ra như một ví dụ minh họa điển hình.

Trong thời kỳ 1946 – 1954 thì thấy rõ sự phát triển của cách mạng Việt Nam đi từ bước bị động sang chủ động tiến công. Nếu GV chỉ dùng cách tường thuật truyền thống ở giai đoạn này thì rất khó để HS có thể trình bày được cơ bản các sự kiện diễn ra trong thời gian này đặc biệt với các mốc sự kiện mang tính bước ngoặt chứ chưa nói đến chuyện HS sẽ đánh giá, nhìn nhận sự kiện, vấn đề lịch sử một cách sắc đáng nhất. Việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 không chỉ tạo hứng thú được cho HS trong q trình hoạc tậ mà cịn thúc đẩy trí tó mị, tư duy giải quyết vấn đề và cả những lập luận cho những sự kiện, quy luật lịch sử cho HS được, và cũng chỉ khi đó việc DHLS mấy đạt hiệu quả cũng như làm trịn trách nhiệm và vị trí của nó trong hệ thống nền giáo dục Việt Nam.

Như vậy, có thể khẳng định việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 là đặc biệt cần thiết, nó khơng chỉ tạo cho HS một tâm lý tốt trong học tập, đem lại cho HS một khía cạnh mới để tiếp cận lịch sử mà nó cịn tạo động lực thúc đẩy HS phát triển tư duy logic giải quyết vấn đề từ trong bài học để rồi áp dụng vào thực tế cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)