Yêu cầu và quy trình sử dụng TLHVvào dạy học lịch sửViệt Nam thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông (Trang 69)

Tất nhiên trên đây chúng tôi vẫn chưa đưa ra được phương pháp sử dụng cụ thể đối với từng hiện vật áp dụng vào bài học ra sau, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng biện pháp cho một số TLHV nhất định để phục vụ thực nghiệm sự phạm và sẽ mong mang lại sự hiệu quả trên thực tế.

2.3. Yêu cầu và quy trình sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 thời kỳ 1946 – 1954

Sử dụng TLHV cũng như sử dụng một đồ dùng trực quan đều phải có những yêu cầu và quy trình nhất định: ln kết hợp sử dụng TLHV với

phương pháp khác như dùng lời, miêu tả, kể chuyện, giải thích nhằm làm rõ nội dung ý nghĩa mà TLHV đó phản ánh. Lựa chọn TLHV phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phải định hướng cụ thể khi đưa TLHV vào bài học, hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác TLHV.

2.3.1. Yêu cầu

Thứ nhất, mục đích sử dụng: Các TLHV được sử dụng trong giảng

dạy không phải nhằm cho HS nghiên cứu để trở thành một nhà sử học đúng nghĩa. TLHV đưa vào trong DHLS ở trường THPT là các tư liệu đã được kiểm nghiệm chính xác, khoa học lịch sử khẳng định.Mục đích khi cho HS tiếp cận với các tư liệu này, là để các em có được cái nhìn khách quan khơng phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ luận điểm nào trong các tài liệu viết về vấn đề lịch sử đó.Các em có thể đưa ra quan điểm riêng của mình về các vấn đề lịch sử có cơ sở là TLHV.Đồng thời cịn nhằm hình thành cho các em cách tiếp cận tri thức, cách học, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Việc GV hướng dẫn cho HS tiếp cận và khai thác TLHV trong bài học là việc GV chỉ ra cho HS con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức, để đưa ra những kết luận khoa học đúng đắn một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất. Đây là mục tiêu chính về mặt giáo dưỡng của bộ mơn lịch sử đặt ra.Và việc sử dụng TLHV trong dạy học là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn ở trường THPT.

Thứ hai, TLHV sử dụng trong DHLS cần phải đáp ứng mục tiêu bài học.GV cần chú ý khi lựa chọn TLHV để sử dụng, cần phải căn cứ vào

mục đích, u cầu của bài học và trình độ nhận thức của HS.TLHV sử dụng trong bài cần có nội dung trọng tâm vào bài học, là những tư liệu cần thiết để khi nêu lên HS có thể hiểu nội dung lịch sử được phản ánh trong tư liệu đó.

Để đáp ứng được mục tiêu bài học, khi sử dụng TLHV, GV cần phải xem kỹ nội dung của bài học để tiến hành thẩm định, chọn lọc tư liệu trước khi sử dụng trên lớp.Có như vậy khi đưa vào sử dụng mới có tính chính xác, đem lại hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển

của bài. Bên cạnh đó, việc GV sử dụng tư liệu có liên quan chặt chẽ với các sự kiện cơ bản trong bài, vừa sức với HS còn là biện pháp tốt để hướng dẫn các em tự học ở nhà, góp phần phát huy tính tự giác, tích cực học tập của mình.

Thứ ba, sử dụng TLHV phải làm nổi bật nội dung cơ bản của bài, đảm bảo tính khoa học trong nội dung.Trong DHLS, chúng ta không thể

cung cấp hết cho HS mọi kiến thức của khoa học lịch sử mà chỉ có thể làm cho các em nắm vững những kiến thức cơ bản của bài, là những kiến thức tối ưu cần thiết cho việc hiểu biết của HS về lịch sử.Để xác định kiến thức trọng tâm, nội dung cơ bản của bài, GV cần căn cứ vào sơ đồ Đai-ri để thiết kế giáo án. GV cần căn cứ vào nội dung bài viết trong SGK để lựa chọn TLHV cho phù hợp. Nhằm làm rõ kiến thức cơ bản của bài, khắc sâu kiến thức cho HS, tránh việc sử dụng TLHV một cách nặng nề, tràn lan, biến giờ học thành giờ nghiên cứu tư liệu.

Thứ tƣ, sử dụng TLHV phải đảm bảo tính vừa sức, trình độ và tâm lí HS. Trong dạy học ở trường THPT, tính vừa sức được thể hiện ở việc GV

lựa chọn nội dung, PPDH và cách tổ chức quá trình nhận thức phù hợp với từng đối tượng HS. Cịn tính vừa sức trong sử dụng TLHV được thể hiện:

- Khối lượng kiến thức trong các TLHV đưa vào sử dụng phải vừa đủ. GV phải căn cứ vào từng cấp học, lớp học, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi cũng như khả năng tư duy của từng đối tượng, giữa HS trung học cơ sở với HS THPT, HS ở thành phố với HS ở nông thôn… để xác định nội dung cơ bản phù hợp với từng đối tượng HS. Sau đó mới lựa chọn các TLHV phù hợp với từng đối tượng, tránh trường hợp tư liệu quá dễ hay q khó với trình độ nhận thức của các em.

- Khi đưa TLHV, tránh đưa những tư liệu bằng tiếng nước ngồi, những tư liệu khó hiểu phải mất rất nhiều thời gian giải thích và làm cho việc lĩnh hội kiến thức của HS gặp khó khăn.

- Trình bày nội dung TLHV ngắn gọn, súc tích, cụ thể, dễ hiểu, khơng rườm rà, quá nhiều tên riêng, tên nước ngồi.

- GV khơng nên trích dẫn q nhiều tư liệu lịch sử, phải biết chọn lọc, phân loại chúng, đưa những tư liệu lịch sử có nội dung liên quan đến nội dung cơ bản của bài học. Tránh việc trích dẫn quá nhiều tư liệu sẽ làm loãng nội dung kiến thức của bài học, làm phân tán sự chú ý của HS.

Thứ năm, sử dụng TLHV phải kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH khác.Trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng khơng có phương

pháp nào là vạn năng. Bởi vậy, khi dạy học phải kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung lịch sử rất phong phú, nhiều loại kiến thức, mỗi loại kiến thức cần có những biện pháp dạy học phù hợp để đạt kết quả giáo dục tốt nhất. TLHV là một nguồn kiến thức quan trọng bên cạnh các nguồn kiến thức trong SGK.Vì vậy, khai thác TLHV cũng là một biện pháp dạy học của GV. Do đó, cần kết hợp nhuần nhuyễn việc sử dụng TLHV với các PPDH khác.

Khi hướng dẫn HS khai thác các TLHV, GV cần phải kết hợp nhuần nhuyễn với lời nói sinh động của GV và HS, các đồ dùng trực quan, trao đổi thảo luận, sử dụng các tài liệu tham khảo khác, cần ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình khai thác TLHV … để hướng dẫn HS tri giác, tìm hiểu, nghiên cứu và trả lời các câu hỏi gợi mở mà GV đặt ra. Từ đó, góp phần phát huy được tối đa vai trò ý nghĩa của việc sử dụng TLHV trong DHLS ở trường THPT

2.3.2. Quy trình

Một số bước khi sử dụng TLHV là:

Xác định nội dung, mục tiêu bài học và chọn TLHV sao cho phù hợp việc xác định này là đặc biệt quan trọng nếu khơng xác định đúng thì việc sử dụng TLHV vào dạy học không chỉ không mang lại hiệu quả trong bài học mà còn mang lại hiệu quả ngược đối với bài học vì Gv khơng xác định được tư

liệu đố giải quyết phần nội dung nào trong bài học đáp ứng mục tiêu nào trong dạy học.

Trước khi cho HS quan sát hay làm việc với nguồn TLHV hoặc hình ảnh TLHV thì GV phải giao nhiệm vụ cho HS làm những gì, hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu để HS có thể tự tìm tri thức lịch sử HS khai thác thơng tin chưa đựng bên trong TLHV, có thể có phản biên giữa các nhóm HS sau đó GV tổng kết.

Sau khi cho HS tìm hiểu và trình bày hiểu biết của mình qua TLHV GV phải nhận xét mặt được cũng như chưa được để HS rút kin nghiệm cho những lần sau, nếu có thể GV nên làm mẫu một lần để HS học hỏi.

Và cuối cùng GV lấy TLHV làm kiểm tra, đánh giá trong giờ học để kiểm tra mức độ tiếp thu bài của học sinh tại lớp.

2.4. Các biện pháp đổi mới phƣơng pháp sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954

2.4.1. Sử dụng TLHV để mở đầu định hướng bài học

Với đặc điểm của bộ môn lịch sử là nhiều sự kiện và kiến thức khó nhớ nên việc mở đầu bài học đối với môn sử là đặc biệt quan trọng, chỉ khi có phần mở đầu hấp dẫn giáo viên mấy có thể thu hút HS và lơi cuốn HS vào bài học.

Trong thực tế giảng dạy có rất nhiều cách mở bài khác nhau có thể đó là một câu hỏi định hướng dầu bài, một bức tranh định hương hay một đoạn phim tư liệu ngắn nhằm thu hút sự chú ý, gây tò mò của HS đối với bài học. Việc sử dụng hiện vật khi mở đầu bài học cũng là một trong những cách để GV gây tò mò đối với HS trước khi vào bài học.TLHV cũng có thể dùng như một đồ dùng trực quan trên lớ thông qua các phương tiện kỹ thuật như máy chiếu, máy tính, video. Khi sử dụng đồ dùng trực quan sẽ giúp cho HS dần hình thành biểu tượng trong quá trình dạy học nhanh hơn vì theo đúng quy luật của nhận thức q trình nhận thức của con người ln đi từ quá trình tạo

biểu tượng lịch sử dẫn đến hình thành khái niệm, rút ra quy luật phát triển và bài học lịch sử [7;67].

Việc GV sử dụng tư liệu hiện vật vào DHLS không chỉ giúp HS có bước đầu cho việc tạo biểu tượng lịch sử trong bài mà cịn kích thích trí tị mị của HS điều này giúp cho giáo viên dễ dàng lôi cuốn HS vào bài học của mình hơn vì nguồn TLHV có hình ảnh cụ thể, chính xác về con người, sự kiện đã diễn ra trong q khứ chính vì vậy khi HS tiếp cận được với TLHV sẽ giúp HS có cái nhìn cũng như có biểu tượng lịch sử một cách chính xác nhất có thể trong điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Nếu GV có điều kiện để mang TLHV đến tại lớp thì đó là điều tốt nhất nếu khơng nguồn tư liệu đó phải được đưa ra khai thác, sử dụng thơng qua cơng cụ hỗ trợ vì nhưng hình ảnh mà HS thu nhận được thông qua cái hình ảnh thực tế sẽ giúp HS nhớ tốt hơn, lâu hơn mà từ đó sẽ dần hình thành biểu tượng và khái niệm lịch sử để tạo nên cơ sở của sự phát hiện ra quy luật lịch sử sau này.

Tuy nhiên bên cạnh đó khi sử dụng TLHV để định hướng mở đầu bài học GV cũng cần lưu ý khi đưa hiện vật ra để mở đầu định hướng bài học thì giáo viên phải khai thác triệt để nội dung tri thức lịch sử mà hiện vật đó mang, tránh việc đưa ra hiện vật mở đầu bài học sau đó khơng khai thác hiện vật mà bỏ quên hiện vật. Khi đã sử dụng thì phải khái thác triệt để chứ không chỉ trưng bày lên để cho có, và đặc biệt mỗi nội dung của mỗi bài đều có đặc điểm khác nhau cần phải hết sức lưu ý cẩn thận lựa chọn nguồn TLHV sao cho phù hợp nhất, tư liệu đó đưa ra sẽ phản ánh nội dung gì trong bài sau khi học thơng qua TLHV đó giúp đạ được mục tiêu nào trong tiến trình dạy học. Đặc biệt việc dùng TLHV để mở đầu bài học hết sức lưu ý đó là GV đưa ra hiện vậtcó thể là vật thật hay thông qua công cụ hỗ trợ thì sau khi mở đầu định hướng xong bài học GV phải quay lại giải quyết vấn đề định hướng đó trong nội dung giảng dạy tránh việc vừa quên định hướng bài học lại vừa quên TLHV, GV cũng có thể gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung bài học thơng

qua phần định hướng bằng TLHV và hướng dẫn HS tìm hiểu tư liệu đó nó phản ánh nội dung nào trong bài học.

Ví dụ: khi GV triển khai q trình dạy (bài 20) tiết 1 có thể sử dụng hình ảnh chiếc xe thồ của anh Ma Văn Thắng để định hướng mở bài như sau:

GV sau khi kiểm tra bài cũ thì đưa hình ảnh chiếc xe thồ của anh Ma Văn Thắng qua phương tiện hỗ trợ và đưa ra cho HS 2 câu hỏi đinh hướng:

Hình 2.16. Xe đạp thồ, ông Ma Văn Thắng chở 10 chuyến lương thực với trọng tải 375-400 kg, vượt đèo dốc phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

(nguồn:http://www.btlsqsvn.org.vn)

- 1: Ta đã chuẩn bị những gì cho trận quyết chiến lần này với Pháp – Mĩ?

- 2: Hình ảnh chiếc xe thồ của anh Ma Văn Thắng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 của ta?

Để trả lời được hai câu hỏi đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa của chiếc xe kia – đó chính là một nhân chứng cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta?

Sau đó GV đi vào bài mới.

Sau khi mở đầu và kết thúc phần I, GV chuyển sang phần II và đi vào mục 1: cuộc tiến công chiến lược dông –Xuân 1953 – 1954, đến nội dung sự chuẩn bị của quân ta GV phải quay về hình ảnh chiếc xe thồ để fiair thích và giúp HS khia thác nội dung thơng qua hình ảnh.

- Sự chuẩn bị của ta rất kỹ càng, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp, tiếp tế được coi là vấn đề khó khăn nhất. Trong điều kiện tiền tuyến cách xa hậu phương đến 400- 500km, thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, đường xá hư hỏng, nhưng ta phải bảo đảm cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, thuốc men một cách nhanh chóng, liên tục. Đặc biệt, việc tiếp tế cần được giữ bí mật tuyệt đối nhằm tránh địch phát hiện và đánh phá. Tuy nhiên, với tinh thần “Quyết chiến quyết thắng”, hàng vạn dân công đã được huy động để vận chuyển lương thực và đạn dược ra trận với phương tiện thô sơ. Một trong những phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất thời điểm đó là chiếc xe đạp thồ. Thực hiện nhiệm vụ được giao, đầu tháng 1/1954, ông Ma Văn Thắng, Chủ tịch Ủy Ban kháng chiến hành chính xã Thanh Minh, huyện Thanh Ba (nay thuộc thị xã Phú Thọ) gia nhập Đồn dân cơng phục vụ tiền tuyến.

Với chiếc xe của mình, trung bình mỗi chuyến Anh chỉ chở được 80- 100kg gạo. Trong q trình vận chuyển, Anh đã có sáng kiến buộc thêm một đoạn tre nhỏ, dài khoảng 1 mét, gọi là "tay ngai" vào ghi đông để điều khiển; một đoạn tre cao hơn yên xe khoảng 50cm buộc vào trục yên, vừa giúp giữ thăng bằng, vừa đẩy xe đi; hàn thêm sắt, buộc thêm gỗ để tăng độ cứng của khung xe; lấy vải, quần áo cũ, săm cũ lót vào bên trong tăng độ bền của săm, lốp xe; bổ sung thêm 2 chiếc ghế, một chiếc để dựa xe trong lúc nghỉ chân, một chiếc để chèn xe khi xuống dốc.Với cách làm này, ông tăng dần khối lượng lên đến hơn 300 kg/chuyến...

Trong phần này GV vừa có thể sử dụng tư liệu cung cấp về sự kiện lịch sử, sự chuẩn bị của quân dân ta vừa kể một câu chuyện để lôi cuộc HS vào bài học cũng giáo dục được ý thức, tinh thần dân tộc của nhân ta trong khó khăn gian khổ mà vẫn có thể vượt qua.

2.4.2. Xây dựng hồ sơ TLHV và hướng dẫn HS khám phá, nghiên cứu các sự kiện lịch sử sự kiện lịch sử

Hồ sơ nhân vật lịch sử một khái niệm khơng cịn lạ với chúng ta nữa. Hồ sơ TLHV cũng giống như hồ sơ về nhân vật lịch sử.

Việc xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học rất cần thiết đối với một giáo viên, đặc biệt xây dựng hồ sơ TLHV lại càng quan trọng vì khi xây dựng hồ sơ TLHV sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình lên lớp của mình. Bài nào sử dụng TLHV nào ở phần nội dung sự kiện nào và nó có ý nghĩa gì đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)