Chương 2 : Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
2. Vai trò của việc đọc sách đối với việc học của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu
học Thủ Dầu Một
Việc nhận thức đúng đắn về vai trị của việc đọc sách sẽ góp phần quyết định vào sự thành công cũng như cách thức mà các bạn sinh viên thực hiện các bước trong quá trình đọc sách.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng suy ngẫm đó là thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một vẫn chưa thật sự tốt. Điều đó cho thấy rằng sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một có những nhận thức chưa đủ về vai trò của việc đọc sách.
Về cơ bản, SV TDMU đã nhận ra vai trị khơng thể thiếu của việc đọc sách trong lĩnh vực học tập, đó là đọc sách giúp sinh viên trau dồi kiến thức. Và chính việc nhận thức được vai trị quan trọng đối với việc học như vậy nên khi đọc sách, sinh viên thường đặt cho mình những mục tiêu cụ thể như trau dồi kiến thức mới. Đó cũng là mục tiêu quan trọng mà đa số sinh viên muốn đạt được khi thực hiện hoạt động đọc sách (bảng 8). Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng khơng xem đọc
Cùng suy nghĩ đó, bạn Đ.Q.T cũng khẳng định: “Sách cung cấp kiến thức cho mình” (Phụ lục 7- gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên Đ-Q-T) và bạn H., sinh viên năm 2 khoa Sư phạm cũng cho rằng: “Vai trò của đọc sách hả, ờ bổ sung kiến thức nè, cung cấp vốn từ, rồi à mình tìm thêm một cái á...mình học hỏi những cái gì ở trong sách có” (Phụ lục 6 – gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên Đ.Q.T).
Tuy nhiên, nhiều SV vẫn còn nhận thức chưa đúng về vai trò của việc đọc sách. Chưa đúng ở chỗ sách có vai trị quan trọng trong việc hồn thiện nhân cách, cải thiện khả năng tập trung, tăng cường khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo,….. nhưng SV vẫn chưa nhận ra được các vai trị quan trọng đó. Điển hình là bạn L., sinh viên năm 2, khoa Xây dựng đã khẳng định: “Mình thì thích sách nào đọc sách đó thơi chứ khơng quan trọng” khi được hỏi về vai trò của việc đọc sách (phụ lục 4 – gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên L.).
Bên cạnh đó, vẫn có một số ít trường hợp có khả năng nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn so với mặt bằng chung. Điểm hình như bạn N.Q.N, sinh viên năm nhất khoa Công tác xã hội khi được phỏng vấn sâu đã khẳng định “Nhưng mà để nói về tầm quan trọng của việc đọc sách thì mình nghĩ là khi mình đọc những quyển sách như vậy mình có thể chăm chú hơn, cải thiện được khả năng suy nghĩ, nhất là suy nghĩ phán đốn, suy luận của mình. Thơng qua những cuốn sách thì mình có thể áp dụng vào thẳng trong những bài học của mình. Có thể là nó khơng nhiều nhưng nó sẽ hỗ trợ mình trong một phần nào đó trong cuộc sống” (phụ lục 3 - gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên N.Q.N). Đồng quan điểm của bạn N.Q.N là bạn nữ tên L.T.N, sinh viên năm nhất khoa Sư phạm: “Hiện tại là sinh viên thì em cảm thấy nó rất rất rất là quan trọng ln. Việc đọc sách giúp cho mình rèn luyện kỹ năng cho bản thân, thứ nhất là nó giúp mình bình tĩnh nè, mình có thể rèn luyện được khả năng tư duy cho bản thân nữa, rồi ngồi ra mình học cách nắm ý chính trong một đoạn hay một văn bản nào đó. Với lại khi mà mình đọc sách giúp cho não bộ của mình ln ln hoạt động, ln ln tư duy thì từ đó em cảm thấy đầu óc của mình minh mẫn hơn” (phụ lục 5 - gỡ băng phỏng vấn sâu sinh viên L.T.N).
Như vậy, dựa vào các số liệu định lượng và định tính được phân tích như trên, có thể khẳng định rằng sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhận thức được vai trò của việc đọc sách trong đời sống và trong học tập tuy nhiên, việc nhận
thức ấy vẫn chưa thật sự đầy đủ về vai trị của việc đọc sách mà chỉ có một bộ phận rất nhỏ nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách khơng chỉ đối với hoạt động học tập mà cịn trong nhiều lĩnh vực khác. Điều này cũng phần nào lý giải được lý do vì sao sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một vẫn chưa dành nhiều thời gian, công sức đầu tư vào việc đọc sách.