ngơn ngữ hóa học cho học sinh
2.2.1. Những nguyên tắc cơ bản
(1). HS phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng về NNHH, có ý thức, tự giác, tự học tham gia vào công việc này. Để thành công, ngồi việc quan tâm khích lệ năng lực tự lực của HS, có sự ủng hộ của HS, việc rèn luyện NNHH còn phải phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của HS.
(2). Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường khâu hướng dẫn uốn nắn của GV. Qua việc nghiên cứu tài liệu lý thuyết, GV hướng dẫn, giảng dạy cho HS một cách tỉ mỉ, cụ thể. Qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường, HS tự học, tự nâng cao, tự rèn luyện kỹ năng sử dụng NNHH, từ đó nâng cao kết quả học tập của mình.
(3). Kỹ năng về NNHH được rèn luyện tập trung vào những kỹ năng khó, quan trọng là cần chú ý một số đối tượng cụ thể: HS dân tộc, HS yếu kém, HS tại một số trường ở tỉnh Đăk Nông… với mức độ tự học, tự rèn luyện khác nhau.
(4). Việc rèn luyện NNHH cho HS phải được xác định là mục tiêu cơ bản của tiết dạy. Các kỹ năng này được rèn luyện thường xuyên ngay khi bắt đầu vào đầu chương trình hữu cơ lớp 11.
(5). Thơng qua q trình rèn luyện các kỹ năng về NNHH cần bồi dưỡng cho HS một số năng lực đặc biệt như: năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vở cho người
khác đọc hiểu, năng lực trình bày bài trong các kỳ thi.
Những nguyên tắc trên là cơ sở, biện pháp rèn luyện NNHH cho HS phù hợp điều kiện nhà trường.
2.2.2. Các quan điểm chỉ đạo xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng về ngơn ngữ hố học cho học sinh
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề, chúng tôi xác định việc xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng sử dụng NNHH cho HS dựa trên các quan điểm PP luận: quan điểm thực tiễn, quan điểm hệ thống, quan điểm “dạy học tích cực” và quan điểm tích hợp khoa học các kỹ năng.
a) Quan điểm thực tiễn: Quan điểm thực tiễn là quan điểm quan trọng nhất,
quan điểm cơ bản và đầu tiên địi hỏi việc nghiên cứu quy trình rèn luyện kỹ năng sử dụng NNHH phải xuất phát từ thực trạng những khó khăn và nhược điểm của HS trong việc sử dụng NNHH. Quan điểm này xuất phát từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, khẳng định rằng thực tiễn là mục đích, là cơ sở và động lực của nhận thức. Quán triệt quan điểm thực tiễn trong thiết kế quy trình rèn luyện kỹ năng NNHH cho HS phải đảm bảo yêu cầu “việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn”.
Quan điểm thực tiễn địi hỏi quy trình thiết kế phải đạt tính hiệu quả thực tiễn (chất lượng sử dụng NNHH cho HS Đăk Nông phải được cải thiện một cách rõ rệt, hiệu quả của quy trình phải cao hơn thực trạng: HS phải đạt trình độ sử dụng thành thạo NNHH chứ không phải chỉ nắm một số kinh nghiệm, thủ thuật nào đó). Quy trình phải bám sát nội dung cơ bản của chương trình đào tạo, phải đảm bảo yêu cầu tiếp cận các chủ trương mới của nghành giáo dục, trước hết là đón nhận chủ trương thực hiện chương trình phổ thơng mới để thấy rõ: thực tiễn ở đây là thực tiễn vận động, quy trình cần có tính khả thi.
b) Quan điểm hệ thống: Có thể coi q trình rèn luyện kỹ năng về NNHH cho
HS là một bộ phận trong hệ thống đào tạo. Mỗi kỹ năng về NNHH là một bộ phận trong hệ thống lớn của tồn bộ q trình giảng dạy GV hóa học. Quan điểm hệ thống cịn địi hỏi quy trình phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các giai đoạn, các bước, các thao tác rèn luyện kỹ năng.
thành tố của quy trình và các mối liên hệ chức năng của chúng luôn xuất phát từ lợi ích HS, yêu cầu ở mức độ cao sự tự lực rèn luyện của mỗi HS trong học tập, chủ động trong tồn bộ q trình học tập, giúp cho HS có cơ sở tự kiểm tra và tự đánh giá kỹ năng mà mình thực hiện được.
d) Quan điểm tích hợp khoa hoc: Việc thiết kế quy trình rèn luyện kỹ năng
NNHH cho HS đòi hỏi vận dụng nhiều luận điểm khoa học, xuất phát từ các kết quả phân tích thực tiễn tơi đưa ra quan điểm cụ thể như sau:
- Cơ sở khoa học của tâm lý học về quá trình hình thành và hoạt động của ngôn ngữ.
- Luận điểm: NNHH là phương tiện của nhận thức hóa học trong khoa học và trong dạy học.
- Quan điểm về các kỹ năng lao động sư phạm.
- Một số luận điểm về quá trình hình thành khái niệm khoa học.
- Các luận điểm về thiết kế cấu trúc các bước công nghệ của PP dạy học và bài học hóa học.
Các quan điểm trên sẽ được quán triệt và phản ảnh thơng qua một số ngun tắc thiết kế quy trình rèn luyện kỹ năng về NNHH.
2.3. Quy trình về rèn luyện kỹ năng về ngơn ngữ hố học cho học sinh trong q trình học hóa học
2.3.1. Mục tiêu của quy trình
Trong quy trình nhất thiết phải xác định được HS phải tập trung quan sát, tập luyện những kỹ năng nào đó trong các kỹ năng về NNHH, tập luyện theo trình tự như thế nào để thành thạo những kỹ năng đó theo cơ chế: thao tác - hành động - hoạt động. Chúng tôi xác định một trong các kỹ năng NNHH cần rèn luyện cho HS là kỹ năng diễn đạt các kiến thức hóa học trong học tập và thực hành.
Đảm bảo sự thống nhất giữa lý thuyết và thực hành, giữa việc học tập phần lý luận chung với việc rèn luyện các kỹ năng sử dụng NNHH, giữa việc thực hành các kỹ năng cơ bản về hóa học và kỹ năng sử dụng NNHH.
luyện làm cơ sở thống nhất cho việc kiểm sốt và đánh giá từng kỹ năng và tồn bộ q trình thực hiện một cách chính xác, khách quan, cho phép HS tự kiểm tra, điều chỉnh, tự đánh giá trình độ của mình.
Các mục tiêu này sẽ được thực hiện cụ thể trong hệ thống quy trình tập luyện, mỗi việc làm tương ứng với một kỹ năng cơ bản. Bởi vậy để hình thành một kỹ năng cơ bản về NNHH thực chất là thực thi một quy trình bộ phận. Mỗi quy trình bộ phận có thể bao gồm một số bước – tương ứng với một hoạt động bộ phận – một kỹ năng bộ phận, mỗi bước cũng gồm một tập hợp các thao tác xác định.
Như vậy để rèn luyện kỹ năng phải theo nguyên lý: tập hợp kỹ năng các thao tác cơ bản để hành động (hình thành các kỹ năng bộ phận) để hình thành các kỹ năng cơ bản.
2.3.2. Các bước các giai đoạn rèn kỹ năng
Với những mục tiêu trên, tơi đề xuất quy trình rèn luyện kỹ năng về NNHH cho HS Đăk Nông thông qua quá trình học hóa học. Quy trình này được thể hiện cụ thể và tường minh trong hệ thống các việc làm sau đây:
Quy trình tổng quát nhằm chỉ ra những kỹ năng về NNHH cơ bản mà HS cần nắm được, là một algorit gồm các thao tác, các khâu được xây dựng trong một trình tự hợp lý, đảm bảo hiệu quả của quá trình.
Một số quy trình bộ phận là algorit các thao tác của một kỹ năng cơ bản, gọi là giai đoạn.
Một số hoạt động thực hiện một kỹ năng bộ phận nhỏ hơn thuộc quy trình bộ phận, gọi là các bước.
Khi xây dựng quy trình chúng tơi chú ý rèn luyện cho HS kỹ năng rèn luyện NNHH, đồng thời khẳng định rằng kỹ năng sử dụng NNHH là một trong những kỹ năng cơ bản, là phương tiện và tiêu chuẩn đánh giá trình độ của HS.
Các bước, các giai đoạn của quy trình rèn luyện NNHH cho HS được mơ tả trong grap nội dung sau.
Trong quy trình, mỗi giai đoạn có một nội dung xác định cần rèn luyện, đó là các kỹ năng cơ bản về NNHH, đồng thời mỗi giai đoạn có một quy trình thao tác xác định giữ vai trị một cơng đoạn trong quy trình tổng quát. Ở mỗi giai đoạn đều có các
nội dung quy định về thao tác của HS, được coi là chuẩn đánh giá sự rèn luyện kỹ năng của HS.
Giữa các giai đoạn và các bước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống các thao tác rèn luyện kỹ năng về NNHH.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng NNHH cho HS phổ thông:
Nội dung “Quy trình rèn luyện kỹ năng sử dụng NNHH”
Giai đoạn 1:
- Nắm vững cơ sở lý luận về NNHH trong DHHH. - Phân tích nội dung NNHH trong từng tiết dạy.
Bước 1: Khái quát hệ thống kiến thức hóa học phổ thơng và các nội dung NNHH.
- GV phải tìm hiểu cụ thể nội dung kiến thức về NNHH trong từng chương của chương trình hóa lớp 11, xây dựng hệ thống các nội dung NNHH ở từng chương. - Xác định những nội dung về kỹ năng sử dụng NNHH ở từng chương, trong chương trình lớp 11, theo từng đối tượng HS.
- Xây dựng hệ thống các kỹ năng sử dụng NNHH theo sơ đồ trực quan.
Bước 2: Phân tích các nội dung kiến thức về NNHH ở từng chương.
(1). Phân tích và xây dựng những nội dung cơ bản về hệ thống kiến thức NNHH trong từng chương của chương trình hóa học lớp 11.
(2). Phân tích và xây dựng nội dung hệ thống các kỹ năng về NNHH trong chương trình hóa học lớp 11.
(3). Xác định chi tiết, lập bảng thống kê về ý nghĩa, vị trí các thuật ngữ, biểu tượng hóa học, danh pháp hóa học theo từng phần trong chương trình hóa lớp 11.
Bước 3: Nắm vững lý thuyết, tìm hiểu cơ sở lý luận về NNHH.
GV lên lớp lý thuyết cho các lớp. GV phải tạo điều kiện để HS lĩnh hội nội dung và sử dụng NNHH. Bước 4: Xác định mối liên hệ giữa NNHH với các nội dung hóa học.
Giai đoạn 2:
- Làm sáng tỏ và nắm vững các khái niệm hóa học, các nội dung kiến thức về NNHH.
Mục đích: Giai đoạn này giúp HS hiểu rõ các khái niệm hóa học, các nội dung kiến thức về NNHH, tức là tạo cho HS một nền tảng vững chắc về kiến thức hóa học và kiến thức NNHH, tạo cơ sở cho HS học nâng cao sau này.
Bước 5: Mức độ GV cần nắm vững các nội dung hóa học và NNHH. Thông qua giáo án giảng dạy, kiến thức qua từng tiết dạy để đánh giá mức độ GV nắm vững kiến thức.
Bước 6: Xác định mức độ HS cần nắm vững đối với nội dung ở bước 5. Đánh giá mức độ HS hiểu kiến thức cần thiết, xác định trọng tâm và phương hướng cơ bản thực hiện bài học.
Bước 7: Sử dụng thí nghiệm và các phương trình tổng quan trong rèn luyện NNHH cho HS.
Giai đoạn 3: - Thực hành các kỹ năng về NNHH, thông qua hệ thống BT (BT trên lớp, BT kiểm tra, BT về nhà). Bước 8:
- Rèn luyện NNHH trong quá trình TN. - Chuẩn bị khâu giáo án.
- Tiến hành thực nghệm
Bằng biện pháp: Sử dụng NNHH trong giải các BT, trả bài kiểm tra, đóng góp ý kiến trong giờ dạy.
• Một số thí dụ về giai đoạn 2:
- Đầu tiên GV nắm vững nội dung phân phối chương trình hố hữu cơ lớp 11. (xem phụ lục 1A: phần nghiên cứu về lí thuyết chủ đạo, có nội dung: phân phối chương trình, nội dung chương trình HS cần nắm).
- Trình bày những vấn đề khó trong hố học hữu cơ (xem phụ lục gồm các chương từ IV đến IX).
- Tìm các viđeo clip, các flash thí nghiệm, chuẩn bị mơ hình, hình ảnh thí nghiệm (xem phụ lục phần giáo án).
- Trên cơ sở Giáo án soạn, tìm PP tuỳ theo từng bài để HS tiếp thu kiến thức lớn nhất, nhằm rèn luyện kỹ năng sử dụng NNHH cho HS. Sau đó soạn giáo án Power Point, để sử dụng công nghệ thông tin để HS lĩnh hội kiến thức.
2.4. Những yêu cầu đối với giáo viên trong quá trình rèn luyện kỹ năng ngơn ngữ hố học
GV là người quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học. Do vậy địi hỏi GV phải có phẩm chất và năng lực sư phạm đặc trưng cần thiết của người GV.
2.4.1. Năng lực cần thiết của người giáo viên
- Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo, thể hiện ở việc:
• Nắm vững kiến thức và hiểu biết rộng mơn mình phụ trách.
• Thường xun theo dõi những xu hướng, những phát minh khoa học thuộc mơn mình phụ trách.
• Biết tiến hành nghiên cứu khoa học và có hứng thú lớn lao đối với nó, có năng lực tự học, tự bồi dưỡng và hồn thiện tri thức của mình.
- Năng lực xử lý tài liệu học tập: Việc xây dựng lại cấu trúc tài liệu cho phù hợp đặc điểm đối tượng là một q trình lao động, sáng tạo, tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa làm cho tài liệu trở nên đơn giản, thô thiển, hạ thấp trình độ HS. Người thầy giáo thể hiện óc sáng tạo của mình khi xử lý tài liệu bằng cách thức:
• Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình, cung cấp cho HS những kiến thức tính và chính xác, liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, kiến thức bộ môn này với kiến thức bộ môn khác, liên hệ vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
• Tìm ra những PP mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng đầy sức lôi cuốn và giàu cảm xúc tích cực.
• Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm hứng sáng tạo cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy năng lực chế biến tài liệu ở người thầy giáo.
• Nắm vững kỹ thuật dạy học mới, tạo cho HS ở vị trí “người phát minh” trong QTDH.
• Truyền đạt tài liệu rõ ràng, dễ hiểu và làm cho tài liệu đó gây được hứng thú và kích thích HS suy nghĩ một cách tích cực, độc lập bằng chính bản thân đối tượng học.
- Năng lực ngơn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩa và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ.
2.4.2. Phẩm chất cần thiết của người GV
- Các phẩm chất chính trị, tư tưởng.
- Các phẩm chất đạo đức (nét tính cách) và phẩm chất ý chí như: tinh thần thực hiện nghĩa vụ, lịng tơn trọng, thái độ nhân đạo, cơng bằng, chính trực, giản dị, khiêm tốn, tính mục đích, nguyên tắc, kiên nhẫn, tự kiềm chế...
- Các phẩm chất nghề nghiệp sư phạm.
2.5. Những bài giảng nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng ngơn ngữ hố học cho học sinh
2.5.1. Nội dung chủ yếu giáo viên và học sinh cần lĩnh hội
2.5.1.1. Nắm vững cơ sở lý luận về ngơn ngữ hố học trong dạy học hoá học, phân tích nội dung ngơn ngữ trong từng tiết dạy (trong chương V của chương trình hố học lớp 11 cơ bản)
Phân phối chương trình của chương V
Chương 5: Hidrocacbon no Số tiết TT tiết trong chương trình
Bài 25: Ankan 2 37 - 38
Bài 26: Xicloankan 1 39
Bài 27: Luyện tập Ankan và xicloankan 1 40 Bài 28: Thực hành Phân tích định tính. Điều chế và tính
chất của metan. 1 41
Nội dung cần rèn luyện của chương V
* Dãy đồng đẳng của chất metan (ankan) có CT chung: CnH2n+2 (n≥ 1). * Từ C4H10 → CnH2n +2 ankan có đồng phân cấu tạo mạch cacbon.