Trong môi trường axit

Một phần của tài liệu nghiên cứu tách chiết và ứng dụng dịch chiết vỏ quả cam, quýt làm chất ức chế ăn mòn kim loại (Trang 50 - 53)

- Điện cực thép:

Tiến hành đo đường cong phân cực của điện cực thép CT3 trong môi trường axit HCl từ 0,1M đến 0,5M. Sau đó, ngâm các điện cực này trong nước chưng cam 70 phút và đo đường cong phân cực của chúng trong môi trường axit như trên. Kết quả được thể hiện ở loạt hình từ 3.26 đến 3.27 và bảng 3.16.

Bảng 3.16: Giá trị dòng ăn mòn (icorr) và hiệu quả ức chế Z (%) theo nồng độ axit

của nước chưng cam (điện cực thép).

STT Nồng độ HCl Icorr nền (mA/cm2) Icorr (mA/cm2) Z (%)

1 0,1M 3,0196E-0001 2,0923E-0001 29,45

2 0,2M 3,9891E-0001 3,1704E-0001 18,53

3 0,3M 4,7087E-0001 4,1114E-0001 12,68

4 0,4M 5,6179E-0001 5,0020E-0001 10,96

5 0,5M 6,6594E-0001 5,7812E-0001 9,58

Qua bảng 3.16 cho thấy khả năng ức chế ăn mịn thép trong mơi trường axit của nước chưng cam giảm đi nhiều so với môi trường muối. Khi nồng độ axit càng tăng thì khả năng ức chế ăn mịn càng giảm. Ứng với nồng độ axit 0,1M thì hệ số tác dụng bảo vệ là 29,45%.

Corr.density: 6,6594E-0001 mA/cm2

Equal to 1,9325E-0004 mg/cm2.s

Hình 3.26: Đường cong phân cực

của thép trong HCl 0,5M.

Hình 3.27: Đường cong phân cực của thép- ngâm trong nước chưng cam 70 phút- trong HCl 0,5M.

Corr.density:5,7812E-0001 mA/cm2

- Điện cực đồng:

Tiến hành đo đường cong phân cực của điện cực đồng trong môi trường axit HCl từ 0,1M đến 0,5M. Sau khi ngâm điện cực này trong nước chưng cam 70 phút, đo đường cong phân cực trong môi trường axit. Kết quả được thể hiện ở loạt hình từ 3.28 đến 3.29 và bảng 3.17.

Bảng 3.17: Giá trị dòng ăn mòn (icorr) và hiệu quả ức chế Z (%) theo nồng độ axit của nước chưng cam (điện cực đồng).

STT Nồng độ HCl Icorr nền (mA/cm2) Icorr (mA/cm2) Z (%)

1 0,1M 2,0405E-0002 1,3530E-0002 34,37

2 0,2M 2,7561E-0002 2,1128E-0002 23,34

3 0,3M 3,6115E-0002 2,8868E-0002 20,06

4 0,4M 4,2240E-0002 3,5851E-0002 15,62

5 0,5M 4,9233E-0002 4,1542E-0002 14,85

Qua bảng 3.17 cho thấy, khi nồng độ axit tăng thì tốc độ ăn mòn kim loại đồng tăng dần. Trong mơi trường axit khả năng ức chế ăn mịn kim loại của nước chưng cam giảm đi nhiều so với mơi trường muối. Khi nồng độ axit tăng thì hệ số tác dụng bảo vệ kim loại giảm dần. Như vậy, có thể khẳng định rằng lớp màng bảo vệ kém bền trong môi trường axit.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tách chiết và ứng dụng dịch chiết vỏ quả cam, quýt làm chất ức chế ăn mòn kim loại (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)