Phân loại bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường trung học cơ sở phương mai hà nội khi sống trong gia đình có bạo lực luận văn ths tâm lý học (Trang 49 - 50)

Lớp Chứng kiến BLGĐ Nạn nhân BLGĐ Chứng kiến + Nạn nhân BLGĐ SL % SL % SL % 7 7 17,5 6 15, 7 5 23,8 8 22 55 19 50 12 57 9 11 27,5 13 34,3 4 19,2 Tổng 40 100 38 100 21 100

Theo bảng trên, trong số 57 em sống trong BLGĐ thì có 21 em báo cáo mình vừa là nạn nhân của bạo lực và vừa chứng kiến bạo lực từ phía các thành viên trong gia đình. Có 38 em khẳng định là nạn nhân của BLGĐ. Người gây ra bạo lực cho các em là cha mẹ, ông bà, cô chú, anh chị em trong gia đình. Có 40 em cho rằng đã từng chứng kiến BLGĐ, và xung đột giữa các thành viên trong gia đình chủ yếu là giữa cha mẹ, cịn một số ít những xung đột khác như: Mẹ - bà, mẹ - chú, mẹ - chị, bố - chị….

Giữa các khối lớp có sự khác nhau khá lớn về từng loai bạo lực. Khối lớp 8 có số lượng cao nhất trong ba khối ở từng loại bạo lực: 12 em chiếm 57% cho rằng mình vừa chứng kiến và vừa là nạn nhân của BLGĐ, 9 em chiếm 50% cho biết là nạn nhân của bạo lực từ phía người thân trong gia đình; 22 em chiếm 55% nói đã chứng kiến BLGĐ. Có nhiều em vừa là nạn nhân vừa chứng kiến bạo lực trong gia đình, nhưng cũng có em chứng kiến nhiều hành vi bạo lực cùng lúc (bạo lực thân thể, bạo lực tâm lý), cũng có em là nạn nhân của hai hành vi bạo lực (bạo lực thân thể và bạo lực tâm lý). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành vi bạo lực trong gia đình như: sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn của con với cha mẹ, đặc điểm tâm sinh lý, sự khác biệt giữa các thế hệ, sự mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình (bà- mẹ, mẹ - chị…), cha mẹ thiếu kiến thức về tâm sinh lý của con

cũng như kiến thức quản lý hành vi của con, kinh tế gia đình khó khăn,…

3.1.1. Bạo lực gia đình qua sự chứng kiến của học sinh

Chứng kiến BLGĐ là loại bạo lực được các em nhắc nhiều nhất khi điền thơng tin vào phiếu. Lớp 7 có 8 em sống trong BLGĐ thì có 7 em nói đã chứng kiến bạo lực, lớp 8 có 29 em sống trong BLGĐ có 22 em chứng kiến bạo lực, lớp 9 có 20 em thì có 11 em chứng kiến BLGĐ. Chứng kiến bạo lực có nghĩa là các em nhìn thấy những hành vi bạo lực từ phía người thân, nghe thấy những cuộc cãi vã, chửi bới, xúc phạm… từ những thành viên trong gia đình, và cảm nhận được những “cuộc chiến tranh lạnh” từ người thân. Và các em đã dùng một số từ ngữ để miêu tả khi chứng kiến: bố mẹ cháu kiểm soát

nhau quá nhiều, mẹ cháu hay đay nghiến cháu, mắng nhiếc, em cháu không tôn trọng cháu… Chứng kiến BLGĐ trong luận văn của chúng tôi được chia

theo chứng kiến 3 nhóm hành vi: chứng kiến hành vi bạo lực thân thể BLTT), chứng kiến hành vi bạo lực lao động hoặc kinh tế (BLLĐ/KT), chứng kiến hành vi bạo lực tâm lý (BLTL). Những nhóm hành vi BLGĐ thể hiện ở bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường trung học cơ sở phương mai hà nội khi sống trong gia đình có bạo lực luận văn ths tâm lý học (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)