Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu của học sinh của trường trung
học cơ sở Phương Mai khi sống trong gia đình có bạo lực
RLLA là một vấn đề được quan tâm và có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên được nhắc đến rất nhiều trong các bản tin, bài báo, các cơng trình nghiên cứu. Nhưng số liệu đó chưa phổ biến rộng rãi, và khơng phải ai cũng tìm hiểu chúng. RLLA khơng nguy hiểm như những bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao, nhưng nó lại là bệnh phát triển âm ỉ, kéo dài và bùng nổ khơng báo trước. Có rất nhiều trường hợp thanh thiếu niên bị RLLA nhưng không được phát hiện và can thiệp kịp thời khiến các em không thể phát triển và đánh mất tương lai của mình. Có nhiều ngun nhân gây ra RLLA nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu về nguyên nhân bạo lực gia đình có ảnh hưởng đến RLLA của học sinh THCS khơng? Vì vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu vào đối tượng là biểu hiện RLLA ở học sinh THCS sống trong gia đình có bạo lực.
Khi nghiên cứu để thu được kết quả chính xác, chúng tơi phải sử dụng
hai trắc nghiệm đánh giá biểu hiện RLLA. Có nhiều triệu chứng để chẩn đoán RLLA ở cả hai trắc nghiệm tuy nhiên số các lượng các em đánh dấu vào từng
triệu chứng lại khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng được các em đánh dấu nhiều nhất.
Bảng 3.5. Những triệu chứng được ghi nhiều nhất của trắc nghiệm Beck.
STT Nội dung Số lượt
ghi điểm tổng số 57 % trong lượt
Xếp vị thứ
Câu 1 Tơi có cảm giác tê hoặc râm ran khắp người
21 36,8% 9
Câu 2 Tơi có cảm giác nóng ruột gan 20 35% 10 Câu 3 Tơi có cảm giác lảo đảo, chân
đi không vững
24 42,1% 6
Câu 4 Tôi cảm thấy cơ thể căng cứng, không thể thư giãn
22 38,5% 8
Câu 5 Tơi lo sợ một điều gì đó rất xấu sắp xảy ra
Câu 6 Tơi có cảm giác hoa mắt, chóng mặt
29 50,8% 3
Câu 7 Tim của tôi đập mạnh 28 49,1% 4
Câu10 Tơi cảm thấy đầu mình căng ra 23 40,3% 7
Câu16 Tôi thấy rất sợ chết 26 45,6% 5
Câu20 Tôi thấy mặt mình nóng phừng phừng
31 54,3% 2
Kết quả tại bảng 3.5 cho thấy triệu chứng “Tơi lo sợ một điều gì đó rất xấu sắp xảy ra” xếp vị thứ 1 với 35 lượt ghi, chiếm 61,4%. Triệu chứng xếp vị thứ 2 là “Tôi thấy mặt mình nóng phừng phừng” với 31 lượt ghi, chiếm 54,3%. Với triệu chứng “Tơi có cảm giác hoa mắt, chóng mặt” với 29 lượt ghi, chiếm 50,8%, đứng vị thứ 3. Triệu chứng “Tim của tôi đập mạnh” xếp vị thứ 4 với 28 lượt ghi, chiếm 49,1%. Khơng phải chỉ có lo lắng, hồi hộp mới có triệu chứng này, mà khi người ta sợ hãi thì triệu chứng “tim của tơi đập mạnh” cũng xuất hiện. Đặc biệt với những người đã trải qua những sự việc làm ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể xác thì chỉ cần một vài tiếng động như tiếng đồ vật rơi, tiếng đạp phá, tiếng la hét… cũng làm cho người đó khiếp sợ. Và một số các triệu chứng khác với số lượng lượt ghi khá lớn. Đây là những triệu chứng rất đặc trưng cho RLLA. Các em không chia sẻ nhiều về những câu chuyện của mình, nhưng qua sự thể hiện trên các trắc nghiệm mà các em đã ghi và những vấn đề ít ỏi các em chia sẻ, chúng tơi nhận thấy các em có những câu chuyện buồn, đã có những sự kiện khơng tốt xảy ra với các em, các em đang phải chịu đựng tất cả những cảm xúc này. Có thể đối với các em cách duy nhất là giữ trong lịng chỉ có mình mình biết, có thể đó là cách an tồn hoặc các em muốn chia sẻ nhưng ko biết nói với ai và bắt đầu như thế nào?
Tuy là hai trắc nghiệm được thiết kế để lo RLLA cho trẻ từ 8-15 tuổi của hai tác giả khác nhau, nhưng đều có những triệu chứng rất đặc trưng của RLLA.
Bảng 3.6. Những triệu chứng được ghi nhiều nhất của trắc nghiệm Stai
STT Nội dung Số lượt
ghi điểm % trong tổng số 57 lượt Xếp vị thứ Câu 1 - Tơi cảm thấy: a- Rất bình tĩnh b- Bình tĩnh c- Mất bình tĩnh 55 96,4% 1 Câu 5 - Tôi cảm thấy: a- Rất thanh thản b- Thanh thản c- Không thanh thản 45 78,9% 6 Câu 10 - Tôi cảm thấy: a- Rất hài lòng b- Hài lòng c- Khơng hài lịng 41 71,9% 9
Câu 21 Tôi lo lắng mỗi khi mình mắc lỗi 42 73,6% 7 Câu 23 Tơi cảm thấy mình bất hạnh 48 84,2% 3 Câu 25 Tôi cảm thấy bối rối khi gặp khó khăn trở ngại 47 82,4% 4 Câu 28 Tôi là đứa hay e thẹn, xấu hổ 42 73,6% 8 Câu 30
Những ý nghĩ vẩn vơ hay có trong đầu làm tơi khó chịu
47 82,4% 5
Câu 33 Tôi nhận thấy tim mình
đập nhanh 50 87,7% 2
Câu 37 Tôi lo lắng về những điều
xấu có thể xảy ra với tơi 41 71,9% 10
Câu 40 Tôi lo lắng liệu người khác có nghĩ xấu về tơi 41 71,9% 11 Theo bảng 3.6 chúng tôi thấy số lượt ghi nhiều nhất của học sinh ở câu 1 với 55 lượt ghi, chiếm 96,4%. Xếp vị thứ 2 là triệu chứng “ Tơi nhận thấy tim mình đập nhanh”, với 50 lượt ghi chiếm 87,7 %, trong đó có 13 em cho biết mình thường xun có biểu hiện này và 37 em cho biết thi thoảng có biểu
hiện này. Đây là triệu chứng mà các em ghi rất nhiều ở trắc nghiệm Beck, khơng phải ngẫu nhiên mà có sự trùng hợp như thế. Như chúng tơi đã phân tích ở trên, những em có triệu chứng tim đập nhanh có thể là những em đã nhiều lần trải nghiệm về BLGĐ, các em đã từng bị bạo lực hay đã từng chứng kiến nên ký ức đau buồn luôn hiện về làm các em lo sợ hoặc nhận thấy dấu hiệu giống như mình đã trải qua thì run sợ, và phản ứng đầu tiên là tim đập mạnh kèm theo với triệu chứng khó thở và chóng mặt. Với triệu chứng “tơi cảm thấy bất hạnh” có 48 lượt ghi chiếm 84,2%. Một số triệu chứng khác như “tôi cảm thấy bối rối khi gặp khó khăn trở ngại và những ý nghĩ trong đầu hay có làm tơi cảm thấy khó chịu” có 47 lượt ghi chiếm 82,4% xếp vị thứ 4. Một số triệu chứng còn lại cũng chiếm số lượng lượt ghi khá lớn (trên 70 %). Chứng tỏ các em học sinh có những thời điểm gặp khó khăn và nhưng chỉ có những em có nhiều triệu chứng mới đủ tiêu chuẩn để chẩn đốn RLLA, cịn lại một số học sinh khác chưa có đủ tiêu chuẩn để chẩn đốn nhưng cần có phương thức để phịng ngừa và giảm các triệu chứng.
Trong nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng hai trắc nghiệm đánh giá về RLLA là Stai và Beck để đánh giá học sinh có biếu hiện RLLA. Kết quả thu được ở biểu đồ 3.1 cho thấy: Ở trắc nghiệm Stai có 4 em ở khối 7 có biểu hiện RLLA, 3 em ở khối 8 có biếu hiện RLLA, và 3 em ở khối 9 có biếu hiện RLLA. Trong đó có sự khác biệt ở trắc nghiệm Beck, có 2 em ở khối 7 có biếu hiện RLLA, 6 em ở khối 8 có biếu hiện RLLA và 5 em ở khối 9 có biểu hiện RLLA. Khi xử lý kết quả, chỉ có những em có biểu hiện RLLA ở cả trắc nghiệm Stai và trắc nghiệm Beck mới đủ tiêu chuẩn chẩn đoán RLLA. Đây là hai trắc nghiệm đánh giá RLLA cho học sinh từ 8 – 15 tuổi với nhiều tiêu chí phù hợp để chẩn đốn RLLA. Vì vậy, dựa vào tiêu chí chẩn đốn chúng tơi thấy: Khối 7 có 1 em có biểu hiện của RLLA, khối 8 và khối 9 cùng có 3 em có biểu hiện của rối loạn này.
Biểu đồ 3.1. Thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh của trường THCS Phương Mai đánh giá qua các test
Thực trạng biểu hiện RLLA được thể hiện rõ ràng ở cả 3 khối. Tỉ lệ biểu hiện RLLA này được đánh giá dựa trên sự ảnh hưởng của BLGĐ (biểu đồ 3.2).
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu ở trường THCS Phương Mai khi sống trong gia đình có bạo lực.
Tỉ lệ học sinh có biểu hiện RLLA khi sống trong gia đình có bạo lực là 12%, số học sinh khơng có biểu hiện RLLA khi sống trong gia đình có bạo lực là 88%. Tỉ lệ học sinh có biểu hiện RLLA là 12% khơng phải là con số nhỏ. Hầu hết những em được chẩn đốn là có biểu hiện của RLLA là những em trải nghiệm BLGĐ nhiều nhất: có em vừa chứng kiến vừa là nạn nhân, có em là nạn nhân của hai hành vi bạo lực cùng lúc…. Các em chịu đựng mơi trường gia đình có bạo lực, chấp nhận nó và đè nén cảm xúc khó chịu của mình.
Có sự khác biệt về biểu hiện RLLA của học sinh giữa ba khối. Ở khối 7 chỉ có 1 em có biểu hiện RLLA, chiếm 12,5% tổng số học sinh khối 7, khối 8 có 3 em đủ tiêu chuẩn chẩn đốn có biểu hiện RLLA chiếm 10, 3% tổng số học sinh khối 8 và có 3 em ở khối 9 đủ tiêu chuẩn chẩn đốn có biểu hiện RLLA chiếm 15% tổng số học sinh khối lớp 9. Khi làm trắc nghiệm đánh giá biểu hiện RLLA cho học sinh chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt rất nhiều giữa các khối lớp. Chúng tôi đã cố gắng hạn chế các yếu tố tác động đến cảm xúc của các em như yếu tố lo lắng về kỳ thi, lo lắng bài vở trên lớp… nên đã chọn thời điểm các em học hè để làm trắc nghiệm. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy học sinh khối lớp 9 có tỉ lệ RLLA nhiều nhất trong ba khối. Chúng tơi hiểu là mơi trường gia đình bạo lực tác động lớn đến các em, càng lớn các em càng có những suy nghĩ chín chắn và nhận thức được sự nghiêm trọng của BLGĐ ảnh hưởng đến các em và người thân của các em. Có thể có những em muốn đấu tranh nhưng khơng biết cách, cũng có em chỉ biết nhẫn nhịn đè nén những cảm xúc buồn và chán nản trong lịng… Khơng những thế các em cịn có những băn khoăn lo lắng về thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp. Tuy nhiên ngun nhân này có thể ảnh hưởng ít hơn so với nguyên nhân BLGĐ vì trong giai đoạn học hè các em học khá thoải mái và còn một năm mới thi tốt nghiệp. Cịn khối lớp 7 với tỉ lệ học sinh có RLLA ít hơn vì tuổi của các em cịn nhỏ, cịn vơ tư và rất hồn nhiên. Các em chân thật và sẵn sàng bộc lộ không dấu giếm cảm xúc cũng như tình trạng gia đình của mình. Khi làm
bảng hỏi về BLGĐ các em trao đổi với nhau một cách thoải mái về gia đình mình: “bố mẹ tớ thi thoảng cũng đánh nhau hay bố tớ hay mắng mẹ tớ hay mẹ
tớ thường xuyên kiểm tra lương của bố tớ…”. Các em còn nhỏ để lo lắng, để
suy nghĩ phức tạp, chỉ đơn giản là: bố mẹ mâu thuẫn rồi sẽ làm lành, bố đánh mình, giận mình rồi sẽ hết… Cũng có thể mức ảnh hưởng của BLGĐ đến các em là khác nhau. Và cịn một lý do nữa chính là sức ép từ phía gia đình các em khối 7 còn nhỏ nên chưa bị bố mẹ quản lý và kỳ vọng nhiều như các anh chị khối 9 nên sức ép cũng là một hành vi bạo lực tâm lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến RLLA của các em. Không chỉ khác biệt giữa các khối lớp mà giới tính cũng là vấn đề khác biệt lớn.
Chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa tỉ lệ nam và nữ. Trong khi tỉ lệ học sinh nữ có biểu hiện RLLA là 71.43% thì tỉ lệ có biểu hiện RLLA ở học sinh nam là 28.57%. Xem xét kỹ ở từng khối chúng tôi nhận thấy ở cả khối 7 và khối 8 tỉ lệ học sinh có biểu hiện RLLA 100% đều là nữ, cịn khối 9 có sự khác biệt khá lớn khi tỉ lệ học sinh nam có biểu hiện RLLA nhiều hơn so với tỉ lệ học sinh nữ có biểu hiện RLLA. Những em nam sống trong gia đình có bạo lực thường có xu hướng tập nhiễm hành vi bạo lực đó, có em sẵn sàng “chiến đấu” để bảo vệ mẹ hoặc chống đối lại bằng cách bỏ nhà đi…, nhưng cũng có em lặp lại hành vi bạo lực với người thân của mình. Khi còn nhỏ các em thường bắt nạt em nhỏ, bạn bè cùng lớp, cùng trường, có những em tự xưng “đại ca” trấn lột các bạn…, khi lớn lên các em sẽ dùng bạo lực với vợ con mình, các em có xu thế hướng ngoại nhiều hơn khi trải nghiệm BLGĐ. Còn các em nữ, do tâm sinh lý là những người có cơ thể nhỏ bé, dễ sợ hãi, nhu mì và dễ tuân theo nên khi các em trải nghiệm bạo lực trong gia đình thì các em thường có xu hướng cam chịu, thu mình và né tránh, các em có xu thế hướng nội nhiều hơn. Vì vậy RLLA thường biểu hiện nhiều ở học sinh nữ hơn học sinh nam.
Không những có sự khác biệt về khối lớp, về giới tính mà biểu hiện RLLA ở học sinh có sự khác biệt khi các em là nạn nhân hay chứng kiến hay vừa là nạn nhân vừa chứng kiến những hành vi bạo lực trong gia đình.
Sống trong gia đình có bạo lực các em phải trải qua rất nhiều các loại bạo lực khác nhau. Có em phải chứng kiến cảnh bạo lực của những người thân, cũng có em là nạn nhân của bạo lực và nghiêm trọng hơn, có em vừa chứng kiến và vừa là nạn nhân của những hành vi bạo lực đó. Nhưng không phải loại bạo lực nào cũng gây ra RLLA cho các em. Kết quả thu được cho thấy khơng có em nào có biểu hiện RLLA khi chứng kiến BLGĐ, có 2 em có biểu hiện của RLLA khi là nạn nhân của BLGĐ và có 5 em có biểu hiện RLLA khi vừa chứng kiến và vừa là nạn nhân của BLGĐ. Có nhiều đề tài nghiên cứu chỉ ra chứng kiến BLGĐ ảnh hưởng đến tâm lý của các em, nhưng còn tùy thuộc vào mức độ của hành vi bạo lực và tần suất chứng kiến hành vi bạo lực đó. Loại bạo lực vừa chứng kiến và vừa là nạn nhân của BLGĐ có nhiều em có RLLA nhất vì khơng những các em phải chứng kiến hành vi bạo lực mà có em cịn là nạn nhân của hơn 2 hành vi bạo lực. Rõ ràng trẻ vừa chứng kiến BLGĐ và vừa là nạn nhân của BLGĐ có biểu hiện RLLA nhiều hơn trẻ chỉ chứng kiến hoặc chỉ là nạn nhân trong mơi trường gia đình có bạo lực phù hợp với giả thuyết khoa học. Như vậy, với mức độ bạo lực cao và trải nghiệm nhiều loại bạo lực làm cho cảm xúc của các em không cân bằng kịp, lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, sợ hãi, mệt mỏi.
Trong mỗi loại bạo lực có 3 kiểu hành vi bạo lực: bạo lực thân thể, bạo lực kinh tế/lao động, bạo lực tâm lý. Mỗi loại hành vi bạo lực có sự ảnh hưởng khác nhau đến biểu hiện RLLA.
Khi kỳ vọng của cha mẹ đặt lên các em quá nhiều mà các em không làm được, khi sự khác biệt quá lớn về cách suy nghĩ, lối sống hay khi các thành viên trong gia đình cãi nhau “giận cá chém thớt”, lấy các em ra để răn đe người khác hay khi cha mẹ lấy các em ra làm cái cớ để xả những bực
dọc trong cơng việc… thì xung đột giữa các em và thành viên trong gia đình sẽ nổ ra. Và thường thì các em là người gánh chịu hậu quả cho việc “không nghe lời”, “giống mẹ/bố quá nhìn thấy ngứa mắt”, “không được học sinh giỏi”…. là những trận đòn, những lời mắng nhiếc. Có 1 em có biểu hiện