Bản đồ hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hàm lượng (po4)3- trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử uv-vis. qua đó, đánh giá sự phú dưỡng nguồn nước bàu thạc gián – vĩnh trung, thành phố đà nẵng (Trang 30 - 32)

1.6.2. Chức năng của hồ

Chức năng chính của hồ là hồ điều tiết nước mưa cho lưu vực khoảng 50 ha với mật độ dân cư khoảng 400-500 người/ha bao gồm các khu vực dân cư Bàu Thạc Gián – Vĩnh Trung, tuyến đường Nguyễn Văn Linh và một phần khu vực Tân

Thành, phường Nam Dương. Nước thoát ra hệ thống cống liên phường đổ ra biển qua cửa xã Tân An và ra hồ công viên về sông Phú Lộc. Tổng lượng nước tiêu thốt khi có mưa lớn nhất của hồ là 12.587,80 m3

.

Ngoài chức năng điều tiết nước mưa, hồ cịn góp phần vào việc tạo cảnh quan và điều hịa vi khí hậu cho khu vực dân cư xung quanh. Hồ còn tiếp nhận một phần nước thải của các hộ dân cư quanh hồ. Độ sâu mực nước trung bình vào mùa mưa là 1,8 m, mùa khơ là 1,4m. Xung quanh hồ có hệ thống cống bao quanh và các cơng trình cơng viên.

Dung tích: 40000-52000 m3, vào mùa mưa có thể chứa được hơn 65000 m3

nước.

Chiều dài và chiều rộng lớn nhất:

- Hồ Thạc Gián : chiều dài gần 200 m, chiều rộng khoảng 80 m. - Hồ Vĩnh Trung: chiều dài gần 158 m, chiều rộng khoảng 125 m.

1.6.3. Tình hình ơ nhiễm trƣớc đây và biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm

Trước đây, hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung là một trong những điểm nóng về mơi trường của thành phố. Sau đó, cơng ty phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng tiến hành các hạng mục nạo vét bùn rác với gần 3.000 tấn bùn, chất thải rắn trong hồ đã được xử lý, lắp đặt hệ thống lưới chắn rác, xây dựng và sửa chữa các cửa xả, đập... để thốt nước. Vì vậy, khả năng thốt nước vào mùa mưa đã được cải thiện, hiện tượng úng ngập giảm hẳn. Đồng thời, sử dụng khoảng 15.000 lít chế phẩm sinh học để xử lý mùi hơi trong lịng hồ, giúp giảm hơn 90% các mùi ơ nhiễm tại đây.

Điều đáng chú ý là không thả bèo tràn lan như trước, Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng đã thiết kế các ơ chứa bèo giữa hồ, bố trí thành các hình hoa văn để vừa có tính thẩm mỹ, vừa xử lý được mùi hôi do tác dụng của bèo, tạo sự thơng thống cho mặt hồ. Việc thay loại bèo thường bằng loại bèo lục bình (Eichhorina crassipes) là loại thuỷ sinh có khả năng hấp thụ mạnh các chất dinh dưỡng, phân giải và đồng hố các chất bẩn trong mơi trường nước nhờ vi sinh vật bám trên thân và rễ của chúng đã có hiệu quả rất tốt.

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hàm lượng (po4)3- trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử uv-vis. qua đó, đánh giá sự phú dưỡng nguồn nước bàu thạc gián – vĩnh trung, thành phố đà nẵng (Trang 30 - 32)