sức lao động, vừa khuyến khích được họ hăng say trong công việc.
- Phát huy việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thăm nom khi người lao động gặp khó khăn, đau ốm.
- Tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghĩ mát để mở rộng tầm hiểu biết, đồng thời giúp người lao động có thời gian thư giãn, phục hồi thể lực và trí lực.
2.4. Đầu tư cho môi trường làm việc.
Môi trường làm việc gồm có hai phần cứng và mềm. Môi trường mềm chính là mối quan hệ giữa người với người trong doanh nghiệp, bao gồm tinh thần tôn trọng, tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết nhiều vấn đề khó khăn và gắn bó nhân viên với doanh nghiệp. Môi trường cứng bao gồm cơ sở vật chất, văn phòng, phương tiện vận chuyển, bàn ghế, thiết bị máy móc…. Một doanh nghiệp có điều kiện làm việc tốt sẽ thu hút và làm tăng năng suất làm việc của nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN
-Trong xu thế hội nhâp quốc tế,cuộc cạnh tranh của các công ty Việt ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn.Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các công ty trong nước mà khó khăn hơn là phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài có kinh nghiệm hơn trong kinh tế thị trường.Để có thể cạnh tranh thành công,việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu. Ở Việt Nam nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng Việt Nam chỉ có thể đi tắt đón đầu sự phát triển trên thế giới bằng cách đầu tư vào yếu tố con người.Điều này thể hiện rất rõ trong luật giáo dục nước ta.Nhà nước đã chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.Do vậy,vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề mấu chốt của nước nhà.
So với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực,các công ty Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh,lại càng ít kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực.Trong nhiều năm,chúng ta hoạt động trong kinh tế kế hoạch hóa tập trung,vai trò của thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của các chính sách và sự điều tiết của nhà nước.Các doanh nghiệp Việt Nam,nhất là các doanh nghiệp nhà nước đã quen với sự áp đặt và điều tiết của nhà nước,hoạt động thiếu chủ
động.Thói quen đó đã trở thành nét văn hóa của các công ty nhà nước và vẫn in đậm đấu ấn kể cả ngày nay khi các doang nghiệp nhà nước đã phải cạnh tranh hơn trước rất nhiều cả trong nước và ngoài nước.
Do vậy việc đào tạo và phát triển đội ngũ lao động nói chung và đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam nói riêng lại càng được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết nhất là trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập ASEAN,BAT và WTO.Muốn nhanh chóng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tốt thì cần phải hiểu rõ vấn đề đang gặp phải trong hoàn cảnh này.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,nhưng công tác tổ chức tiến hành hoạt động này mới chỉ dừng lại ở cấp độ thứ 2 hoặc dưới thứ 3 theo mô hình của Ashridge trong đó cấp độ 1 là tổ chức đào tạo tự phát,cấp độ 2 là có tổ chức chính thức,nhưng nhu cầu của cá nhân vẫn đóng vai trò quan trọng
Là thanh viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO từ đầu năm 2007 Việt Nam hội nhâp ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.Điều đó mở ra nhiều thời cơ song cũng tạo ra những thách thức lớn đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của đất
nước.Trước nhứng đòi hỏi và yêu cầu mới phát triển đất nước,với vai trò là một trong những nhân tố quyết định và là chủ thể tạo nên sức mạnh lịch sử của đất nước một câu hỏi lớn là làm thế nào để nguồn nhân lực Việt Nam có đủ trình độ năng lực và sức mạnh để đẩy nhanh công cuộc đổi mới để phát triển đất nước nhanh,bền vững và hội nhập quốc tế có hiệu quả trong điều kiên khoa học-công nghệ tiến nhanh,hình thành nền kinh tế trí thức vì cạnh tranh khu vực và toàn câù ngày càng gay gắt. Một bài toán đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các doanh nghiệp là đầu tư như thế nào và bao nhiêu là phù hợp,mang lại hiệu quả cao nhất với điều kiện nguồn nhân lực,vật lực và trí lực hiện có?