0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Giới thiệu về phần mềm Matlab & Simulink:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THIẾT KẾ TÍNH TOÁN VÀ ỨNG DỤNG MÁY TÍNH TRONG THIẾT KẾ TÍNH TOÁN Ô TÔ (Trang 169 -170 )

II. Cơ sở sư phạm để xây dựng và biên soạn nội dung môn học

A. Giới thiệu về phần mềm Matlab & Simulink:

Matlab (Matrix Laboratory) là một phần mềm chuyên dụng chạy trong môi trường Windows do hãng MathWork sản xuất và cung cấp. Có thể coi Matlab là một ngôn ngữ tính toán kỹ thuật. Nó tích hợp các công cụ rất mạnh phục vụ tính toán, lập trình, thiết kế, mô phỏng,...vv, trong một môi trường rất dễ sử dụng trong đó các bài toán và các lời giải được biểu diễn theo các ký hiệu toán học quen thuộc.

Các ứng dụng điển hình: - Toán học tính toán. - Phát triển thuật toán. - Tạo mô hình, mô phỏng. - Khảo sát, phân tích số liệu. - Đồ hoạ khoa học kỹ thuật.

- Phát triển ứng dụng, gồm cả xây dựng giao diện người dùng đồ hoạ.

Matlab là một hệ thống tương tác mà phần tử dữ liệu cơ bản là một mảng mà không cần khai báo kích thước. Điều này cho phép giải nhiều bài toán kỹ thuật, đặc biệt là các bài toán liên quan đến ma trận và vector.

Ban đầu Matlab được viết chỉ để phục vụ cho việc tính toán ma trận. Trải qua thời gian dài, nó đã được phát triển thành một công cụ hữu ích, một ngôn ngữ của tính toán kỹ thuật.

Trong môi trường đại học, nó là một công cụ chuẩn cho các khoá học mở đầu và cao cấp về toán học, khoa học và kỹ thuật.

Trong công nghiệp, nó là công cụ được lựa chọn cho việc phân tích, phát triển và nghiên cứu hiệu suất cao.

Matlab cung cấp một họ các giải pháp theo hướng chuyên dụng hoá được gọi là các toolbox. Các toolbox cho phép người sử dụng học và áp dụng các kỹ thuật chuyên dụng cho một lĩnh vực nào đó. Toolbox là một tập hợp toàn diện các hàm của Matlab (M_File) cho phép mở rộng môi trường Matlab để giải các lớp bài toán cụ thể. Các lĩnh vực trong đó có sẵn các toolbox bao gồm: xử lý tín hiệu, hệ thống điều khiển, logic mờ....

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THIẾT KẾ TÍNH TOÁN VÀ ỨNG DỤNG MÁY TÍNH TRONG THIẾT KẾ TÍNH TOÁN Ô TÔ (Trang 169 -170 )

×