1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Hiệu trưởng trường tiểu học
Quản lý
nên khái niệm quản lý cũng được đề cập đến ở những góc độ khác nhau. Harol Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich (1986, tr.33) cho rằng: “Quản lý là hoạt động đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu quản lý trong điều kiện chi phí thời gian, cơng sức, tiền bạc, vật ít nhất đạt được kết cao nhất”. Theo tác giả Trần Kiểm (2008, tr.22): Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Theo tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006, tr.36): “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng tích cực của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý đạt mục tiêu đề ra”.
Từ những khái niệm về quản lý nêu trên, trong phạm vi luận văn này, tác giả khái niệm “Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của
chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.”
Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Quản lý có các chức năng cơ bản, chức năng cụ thể với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Hiện nay, đa số các nhà khoa học và các nhà quản lý cho rằng quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là:
- Chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý. Từ trạng thái xuất phát của hệ thống, căn cứ vào mọi tiềm năng đã có và sẽ có, dự báo trạng thái kết thúc của hệ, vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và các biện pháp lớn nhỏ nhằm đưa hệ thống đến trạng thái mong muốn vào cuối năm học.
xây dựng. Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, bộ phận nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch. Nếu người quản lý biết cách tổ chức có hiệu quả, có khoa học thì sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể.
- Chức năng chỉ đạo: Là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch, là phương thức tác động của chủ thể quản lý, điều hành mọi việc nhằm đảm bảo cho hệ vận hành thuận lợi. Chỉ đạo là biến mục tiêu quản lý thành kết quả, biến kế hoạch thành hiện thực.
- Chức năng kiểm tra: Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý. Giai đoạn này làm nhiệm vụ là đánh giá, kiểm tra, tư vấn, uốn nắn, sửa chữa... để đảm bảo quá trình quản lý được thực hiện một cách hiệu quả và đưa ra được những quyết định điều chỉnh kịp thời phù hợp.
Cán bộ quản lý và cán bộ quản lý giáo dục
Trong văn kiện của Đảng, cho thấy các đặc trưng để nhận diện CBQL là hoạt động nghề nghiệp của người đó hoàn toàn hay chủ yếu gắn với chức năng cơ bản của quản lý. Do vậy, có thể hiểu CBQL là khái niệm dùng để chỉ những người mà hoạt động nghề nghiệp của họ hoàn toàn hay chủ yếu gắn với việc thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức; nhằm điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện những quyết định của cán bộ lãnh đạo tổ chức đó. Người đứng đầu, phụ trách một tổ chức, đơn vị, phong trào nào đó thì đương nhiên là cán bộ lãnh đạo của tổ chức, đơn vị đó; nhưng xét trong hệ thống lớn hơn (chứa đựng các tổ chức, đơn vị đang xem xét) thì họ chỉ là người quản lý. Từ khái niệm CBQL, khái niệm CBQL giáo dục có thể hiểu là cán bộ quản lý làm việc trong một cơ quan quản lý giáo dục hoặc trong một cơ sở giáo dục, nhằm điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện những quyết định của cán bộ lãnh đạo giáo dục của cơ quan hoặc cơ sở đó. Ngày nay, với sự phát triển đa dạng của GD&ĐT, cụm từ “cán bộ quản lý giáo dục” không chỉ hiểu là những cơng chức, viên chức nhà nước có chức năng trực tiếp hoặc liên
quan gián tiếp đến hoạt động quản lý giáo dục, mà còn được hiểu là bao gồm những người có chức trách quản lý trong hệ thống các trường học ngồi cơng lập và trường học của các tổ chức nước ngoài hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế, mà Việt Nam là thành viên ký kết những điều ước đó.
CBQL giáo dục cần có 06 nhóm năng lực sau:
- Năng lực thi luật pháp, điều lệ và quy chế giáo dục - Năng lực tổ chức và điều hành các hoạt động nhà trường - Năng lực quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
- Năng lực thiết lập và phát huy tác dụng của môi trường giáo dục - Năng lực quản lý hệ thống thông tin quản lý trường học
- Năng lực thực thi các chức năng cơ bản của quản lý
Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học
Theo Điều 2 Điều lệ Trường Tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thơng của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.”
Theo Điều 54 Luật Giáo dục Việt Nam 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà
trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận” [33].
Kết hợp khái niệm cán bộ quản lý giáo dục với khái niệm Hiệu trưởng, có thể hiểu: Hiệu trưởng trường tiểu học là cán bộ quản lý giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của một nhà trường tiểu học, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận.
Điều 20 của Điều lệ Trường Tiểu học quy định một số điều về Hiệu trưởng trường Tiểu học như sau:
lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc cơng nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
Theo khoản 10, điều 5, chương II của thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT - BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ thì “Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND cấp huyện”.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học.
3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu học cơng lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học khơng quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học.
4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì cơng tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về cơng tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân cơng, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.