Những yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 37)

tư xây dựng, nâng cấp trường lớp và cơ sở vật chất giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi; khuyến khích mở các lớp nội trú, bán trú đối với những nơi dân sống phân tán theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh và cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; chú trọng đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.

- Công tác cán bộ: thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc. Tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng dân tộc, nhất là những địa bàn xung yếu về chính trị, an ninh quốc phịng.

- Cuối cùng, trong quản lý các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người Hiệu trưởng phải quan tâm đến các chính sách về y tế; văn hoá và thơng tin; quốc phịng và an ninh; bảo vệ mơi trường sinh thái miền núi.

Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học khơng chỉ về số lượng mà cịn cả về cơ cấu và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, đồng thời phát huy được tiềm năng và hạn chế được khó khăn của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng tiểu học tiểu học

1.4.1. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố về kinh tế - xã hội

sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập của dân cư, việc làm và cơ cấu việc làm, các quan hệ về kinh tế, chính trị.

Dân số tăng hay giảm đều có ảnh hưởng đến sự phát triển GD. Dân số tăng, số HS của các cấp, bậc học sẽ tăng và yêu cầu về trường lớp, đội ngũ GV, CBQL… đều tăng. Cơ cấu dân số, phân bổ dân cư, phong tục tập quán, truyền thống văn hố, trình độ dân trí đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của GDĐT, trong đó có giáo dục THCS dân tộc nội trú.

GDP và GDP bình quân đầu người cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư trong GD. Nền chính trị ổn định, tiến bộ, quan điểm của những nhà lãnh đạo về GDĐT đúng đắn, chính sách đầu tư cho GDĐT thoả đáng… sẽ tạo điều kiện cho GDĐT phát triển. Trong đó, giáo dục tiểu học cũng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Các yếu tố về văn hố, khoa học - cơng nghệ

Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Nền KT-XH nói chung, GD nói riêng khơng thể phát triển nếu thiếu nền tảng văn hoá. Nền văn hoá Việt Nam được tạo lập qua hơn 4000 năm đã trở thành động lực cho sự phát triển của GD. Truyền thống, phong tục, tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến công tác GD, ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm người Hiệu trưởng của nhà trường, nhất là với các trường tiểu học được coi là cái nôi để phát triển nhân cách trẻ nhỏ. Người Hiệu trưởng các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc phải là người am hiểu truyền thống, phong tục tập quán của địa phương, của đồng bào dân tộc thiểu số nơi trường đóng mới có thể làm tốt cơng tác GD, vì mỗi học sinh đều gắn bó với gia đình, họ tộc, địa phương,...

KH - CN có tác dụng to lớn trong cơng tác QL. Trình độ KH - CN càng cao càng có điều kiện để vận dụng vào công tác QL nhằm sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Những tiến bộ của KH - CN tạo ra các phương tiện hiện đại

sẽ làm tăng hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện q trình GDĐT. Đặc biệt, cơng nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi lớn trong QL hệ thống GDĐT, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy và học. Đây là các yếu tố khách quan, là môi trường rất quan trọng cần được quan tâm khai thác trong quá trình quy hoạch, đề bạt và sử dụng đội ngũ Hiệu trưởng và cụ thể hóa tiêu chuẩn đội ngũ Hiệu trưởng nói chung, đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc nói riêng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Đổi mới giáo dục và đổi mới giáo dục tiểu học

Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nghị quyết đưa ra 8 nhóm giải pháp gồm: 1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo; 2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; 3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo

đảm trung thực, khách quan; 4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; 5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; 6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; 7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo; 8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý; 9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới giáo dục tiểu học như: Mơ hình trường học mới Việt Nam (VNEN); Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục; phương pháp Bàn tay nặn bột; giáo dục mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch; đổi mới phương pháp đánh giá… Trong đó, mơ hình VNEN và thay đổi đánh giá học sinh tiểu học được coi là khâu đột phá. Quá trình triển khai mơ hình VNEN học sinh từ chỗ phụ thuộc vào thầy, cô giáo nay đã tự chủ hơn, biết trao đổi với bạn, hỏi cô, tranh luận với cơ giáo; thích khám phá và đề xuất ý tưởng, thích được tự tổ chức hoạt động. Cùng với đó, các cơ giáo có thời gian quan tâm nhiều hơn đến học sinh yếu… Song song với mơ hình VNEN, việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT cũng được coi là giải pháp đổi mới quan trọng. Trong đó, giáo viên không chấm điểm thường xuyên mà hằng ngày, hằng tuần, quan sát các biểu hiện trong hoạt động để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh. Chỉ chấm điểm bài kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phương pháp đánh giá mới đã góp phần thay đổi căn bản

cách dạy và học trong trường tiểu học, giúp giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Việc xây dựng đội ngũ hiệu trưởng đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng tiếp tục được đặt ra. Trong đó, các địa phương cần chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung, quan điểm đổi mới; Tiếp tục quan tâm đánh giá và bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn Hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học. Triển khai cơng tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT), và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT).

Yêu cầu đặt ra với Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học

Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT, ngày 08/04/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học có 04 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí:

- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; gồm 05 tiêu chí: Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị; Tiêu chí 2: Đạo đức nghề nghiệp; Tiêu chí 3: Lối sống, tác phong; Tiêu chí 4: Giao tiếp và ứng xử; Tiêu chí 5: Học tập, bồi dưỡng.

- Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; gồm 02 tiêu chí: Tiêu chí 6: Trình độ chun mơn; Tiêu chí 7: Nghiệp vụ sư phạm

- Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý trường tiểu học; gồm 09 tiêu chí: Tiêu chí 8: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý; Tiêu chí 9: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; Tiêu chí 10: Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Tiêu chí 11: Quản lý học sinh; Tiêu chí 12: Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; Tiêu chí 13: Quản lý tài

chính, tài sản nhà trường; Tiêu chí 14: Quản lý hành chính và hệ thống thơng tin; Tiêu chí 15: Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; Tiêu chí 16: Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

- Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội; gồm 02 tiêu chí: Tiêu chí 17: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh; Tiêu chí 18: Phối hợp giữa nhà trường và địa phương.

Yêu cầu về phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học

- Yêu cầu về đảm bảo số lượng: Phát triển về số lượng nhằm đảm bảo số lượng Hiệu trưởng cho các trường tiểu học. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết những cơ quan quản lý nhân sự các cấp phải thực hiện có hiệu quả các hoạt động chủ yếu: 1/Thiết lập, thực thi có chất lượng và hiệu quả quy hoạch phát triển đội ngũ để tạo nguồn Hiệu trưởng trường tiểu học; 2/ Thực hiện có chất lượng và hiệu quả dạy học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học; 3/ Xét chọn để bổ sung nhân sự kịp thời vào đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học khi có sự thiếu hụt và biến động về số lượng.

- Yêu cầu về đảm bảo cơ cấu: Đảm bảo cơ cấu trong phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là làm cho cơ cấu đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học ngày càng hoàn thiện, phù hợp và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu quản lý trường tiểu học. Cơ cấu đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học gồm cơ cấu về giới, về độ tuổi, về người dân tộc, về trình độ đào tạo, về chuyên ngành đào tạo, về lý luận và nghiệp vụ quản lý, về lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học...).

- Yêu cầu phát triển về chất lượng: Phát triển về chất lượng trong phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là đảm bảo không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ này theo những tiêu chuẩn quy định cho người Hiệu trưởng trường tiểu học trong mỗi giai đoạn cụ thể. Nói tổng quát, chất lượng của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học thể hiện ở việc có đủ phẩm chất và các năng lực về lãnh đạo và quản lý các hoạt động của nhà trường tiểu học.

1.4.2. Các yếu tố chủ quan

Các nhân tố bên trong của GDĐT

Các nhân tố bên trong hệ thống GD như quy mô học sinh; số lượng và chất lượng đội ngũ GV, CBQL, nhân viên ngành GD; mạng lưới trường lớp của cấp học; các loại hình đào tạo: Chính quy tập trung, vừa học vừa làm; các loại hình trường: Cơng lập, dân lập, tư thục; sự phân cấp quản lý Nhà nước về công tác GD; nội dung, chương trình, SGK, phương pháp, thời gian GD,... đều tác động đến sự phát triển GD nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng.

Đội ngũ GV, CBQL trường học đủ, thiếu, đào tạo đồng bộ hoặc chưa đồng bộ, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân cán bộ, GV tốt hay không tốt,... đều ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL các trường tiểu học nói riêng.

Sự lãnh đạo của cấp ủy; quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mƣu của cơ quan quản lý giáo dục địa phƣơng

Đây là những nhân tố mang tính quyết định, là nhân tố chủ quan tác động trực tiếp đến sự phát triển của đội ngũ. Công tác cán bộ, trong đó có cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ là trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên được Điều lệ Đảng quy định. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của địa phương có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu hay không đều phụ thuộc vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy; sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của các cơ quan QLGD ở địa phương.

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhân sự giáo dục của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về giáo dục3

Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là một trong những công tác chủ yếu của các CBQL nhân sự giáo dục tại các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục. Chất lượng và hiệu quả phát triển đội ngũ này phụ thuộc vào

nhiều yếu tố, nhưng yếu tố năng lực quản lý nhân sự của đội ngũ CBQL nhân sự đó mang tính quyết định. Các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, xét trong đề tài này là các cơ quan của Tỉnh uỷ, UBND cấp tỉnh (Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT) trong việc dự báo nhu cầu, thiết lập quy hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kiểm tra, đánh giá các hoạt động phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường TH. Như vậy, năng lực của đội ngũ đào tạo CBQL nhân sự giáo dục của các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục có tác động đến chất lượng và hiệu quả hoạt động phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Tài chính và cơ sở vật chất của các tỉnh phục vụ cho phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học

Bất kỳ một hoạt động nào, ngoài yếu tố con người (chủ thể của hoạt động) cũng cần đến điều kiện và phương tiện cho hoạt động đó. Tài chính và sơ sở vật chất nói chung có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất và tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)