Chƣơng 1 : CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA TỰ HỌC
3.3. Thuyết minh thiết kế thể nghiệm
Luận án thiết kế 2 bài VHS với tổng số giờ là 4 tiết. Với sự trải đều ở 2 khối lớp học nhƣ vậy, tác giả luận văn thể hiện một dụng ý sƣ phạm. Rèn luyện bất cứ điều gì cũng cần tuân theo quy luật của nhận thức từ cảm tính đến lý tính, từ dễ đến khó và phù hợp với quy luật tiếp nhận cũng nhƣ đặc điểm tâm lý của HS. Rèn luyện năng lực tự học cũng vậy. Tự học vốn là tiềm năng có sẵn trong mỗi HS, nhƣng tiềm năng ấy không phải là những mỏ vàng lộ thiên, khi cần là có thể lấy ra đƣợc. Tiềm năng ấy đang ngủ sâu trong não bộ mỗi HS, điều cần thiết là ngƣời GV đánh thức nó dậy và từ từ làm cho nó hiện hữu thành năng lực. Do vậy thiết kế giáo án thử nghiệm soạn ở 2 khối lớp đi từ dễ đến khó. Độ dễ và khó của thiết kế đƣợc phân biệt bằng việc vận dụng các biện pháp giảng dạy vào trong bài học.
Một là xuất phát từ đặc trƣng kiến thức của một bài VHS trong chƣơng trình THPT rất dài, kiến thức phong phú, tổng hợp nên hƣớng dẫn HS làm việc với SGK là một biện pháp có cơ sở từ phƣơng pháp “Đọc sáng tạo” trong hệ thống phƣơng pháp giảng dạy VH nói chung. Thơng qua biện pháp này ngƣời GV rèn luyện cho HS một phƣơng pháp tiếp cận tài liệu, cách đọc tài liệu một cách khoa học. Từ việc nắm đƣợc cách chiếm lĩnh tài liệu, HS sẽ biết cách đọc bất cứ một tài liệu nào khác và chiếm lĩnh chúng. Chính vì tầm quan trọng và tính chất cơ bản của biện pháp, nên cả 2 thiết kế đều dụng công sử dụng biện pháp này trong giờ dạy và học VHS. Ý thức đƣợc vấn đề này, 2 thiết kế giáo án đều cố gắng đƣa ra những yêu cầu cụ thể để HS tự làm việc với văn bản trong SGK.
* Thiết kế giáo án bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 / 1945 lớp 11, GV đƣa ra những yêu cầu cụ thể sau:
+ Đọc nghiên cứu bài giới thiệu khái quát trong SGK cụ thể: - Nắm bắt những luận điểm chính trong SGK về các giai đoạn VH. - Những thành tựu của VH thời kì này.
+ Trình bày đƣợc các khái niệm: hiện đại hoá, tinh thần dân chủ, VH lãng mạn, VH hiện thực.
* Thiết kế giáo án Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX, lớp 12. Cụ thể nhƣ sau:
+ Đọc, nghiên cứu kỹ bài giới thiệu về tác gia Nguyễn Khuyến trong SGK cụ thể:
- Xác định, nắm bắt những luận điểm chính trong SGK về các giai đoạn VH. - Phân tích, lý giải những sự kiện lịch sử quan trọng có ảnh hƣởng đến cuộc đời và tƣ tƣởng của các tác giả.
- Sử dụng những kiến thức đã đọc đƣợc từ trung học cơ sở để làm sáng tỏ những nhận định mang tính khái quát về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật trong một số tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này.
+ Trả lời những câu hỏi trong SGK.
+ Tìm đọc những sáng tác tiêu biểu làm rõ những đặc điểm của VH thời kì này.
Nhìn qua phần hƣớng dẫn HS đọc văn bản VHS trong SGK trƣớc khi học giờ VHS, chúng ta có thể thấy sự phát triển khó dần qua các khối lớp học. Lý do là ở khối lớp cuối cấp này HS cần hoàn thiện khâu quan trọng nhất của kỹ năng đọc sách đó là khả năng đánh giá, nhận xét bộc lộ quan điểm chủ quan, sáng tạo của bản thân. Đến đây, kỹ năng làm việc với SGK phát triển cao hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn thông qua một loạt những câu hỏi gợi ý của GV. Thông qua những câu hỏi của GV, HS tự mình rút ra hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng. Ví dụ:
Câu hỏi 1: Bản chất của khái niệm HĐH là gì? Nội dung và tiến trình HĐH VH ở Việt Nam trong thời kì này diễn ra nhƣ thế nào?
Câu hỏi 2: Căn cứ vào đâu để phân chia văn học thời kì này thành hai bộ phận: công khai và không công khai?
Câu hỏi 4: Thử phân tích để thấy rõ sự tiến triển của văn xuôi Việt Nam ở thể loại truyện ngắn qua 2 truyện: Sống chết mặc bay và Lão Hạc?
Nằm trong hệ thống logic bài giảng, những câu hỏi đƣa ra xuất phát từ những hiểu biết và sự chuẩn bị bài trƣớc của HS. Tuy nhiên những câu hỏi gợi ý của GV đƣa ra rất sát với SGK, dựa vào những gợi ý này, HS có thể tự mình phát hiện ra đƣợc hệ thống luận điểm của bài học. Đây là mục đích chính của thiết kế giáo án khối lớp, rèn luyện cho HS kỹ năng tự mình chiếm lĩnh một văn bản văn học cũng nhƣ một văn bản bất kì nào.
* Thiết kế giáo án Khái quát VHVN từ cách mạng tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX, lớp 12 THPT: HS làm việc với sách giáo khoa thông qua những câu hỏi gợi ý sau:
Câu hỏi 1: Thời đại nào VH ấy. Vậy VH Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 đến 1975 đã tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử, xã hội, văn hoá nhƣ thế nào?
Câu hỏi 2: So sánh với nền VH ở giai đoạn trƣớc, em nhận thấy có những đặc điểm nổi bật khác biệt nhƣ thế nào?
Câu hỏi 3: Từ các chuyển biến trên các lĩnh vực sáng tác, phê bình VH, tác giả SGK đã khái quát nhƣ thế nào về những thành tựu bƣớc đầu của VH giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX?
Câu hỏi 4: Trong khoảng 7-8 dòng, em hãy tổng kết những nội dung chính cần ghi nhớ trong bài học?
Câu hỏi 5: Anh Chị hãy lựa chọn một tác phẩm thuộc giai đoạn VH Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX đã đƣợc học trong chƣơng trình THCS để phân tích làm sáng tỏ một vài đặc điểm đổi mới của VH giai đoạn này?
Câu hỏi 6: Em hãy lựa chọn một tác phẩm để minh hoạ đặc điểm đổi mới của VH thời kì này?
Ở thiết kế giáo án này, những câu hỏi gợi ý, cụ thể, bám sát luận điểm ở khối lớp 11 đƣợc thay thế bằng những câu hỏi dƣới dạng yêu cầu khái quát.
Với những yêu cầu này, khả năng tự phát hiện luận điểm của HS đƣợc bộc lộ rõ hơn, năng lực tự làm việc với SGK để chiếm lĩnh kiến thức thành thục hơn.
Qua 2 thiết kế từ khối 11 đến khối 12, GV đã hình thành và rèn luyện cho HS một năng lực tự chiếm lĩnh tài liệu từ thấp đến cao, từ bỡ ngỡ ban đầu đến kỹ năng thành thục. Sau khi học xong lớp 12, HS sẽ đƣợc trang bị kỹ năng đọc sách, kỹ năng tự mình chiếm lĩnh tài liệu một cách khoa học và sáng tạo.
Hai là giáo án thiết kế thử nghiệm ý thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề nên ở cả 2 giáo án, biện pháp này đƣợc chú trọng lồng với giai đoạn 1 của biện pháp hƣớng dẫn HS làm việc với SGK.
Ở khối lớp 11 trong quá trình học, các em đã đƣợc làm quen với kỹ năng phê bình, đánh giá. Tuy nhiên kỹ năng này chƣa thực sự hoàn thiện trong các em. Lên lớp 12 HS có thể nâng cao trình độ đánh giá của mình nếu có sự hƣớng dẫn và rèn luyện. Xuất phát từ điều đó, giáo án thiết kế đã đƣa ra những địa chỉ tƣ liệu cụ thể để HS tìm đọc tham khảo. Việc tham khảo này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, một mặt các em có điều kiện so sánh cách đánh giá của mình với cách đánh giá của các nhà phê bình có tên tuổi. Mặt nữa, các em có điều kiện tiếp xúc, học hỏi để nâng cao trình độ đánh giá của mình trong quá trình học tập.
Nhƣ vậy, qua 2 thiết kế giáo án ở 2 khối lớp học, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phát triển ngày càng cao hơn của yêu cầu chọn lọc sắp xếp tƣ liệu. Tƣ liệu tham khảo có chọn lọc giúp các em hiểu sâu, hiểu rộng bài học, góp phần nâng cao tầm văn hoá cho các em và quan trọng hơn hết là chúng ta đã rèn luyện cho các em thói quen và kỹ năng tra cứu tƣ liệu, một kỹ năng tự học tự nghiên cứu quan trọng sau này.
Ba là GV đã phát huy tối đa nội lực của HS từ khả năng phân tích, tổng hợp, chứng minh, khả năng huy động và lựa chọn tri thức đến tƣ duy logic sáng tạo để thực hành một vấn đề VH thơng qua biện pháp thuyết trình. Đây là một tri thức thực hành (Procedural knowledge) cần thiết cho năng lực tự học của HS.
Bốn là để giải quyết đƣợc vấn đề GV đƣa ra, HS cần phải trải nghiệm lại cả 4 biện pháp đã đƣợc thực hiện trƣớc và sau giờ học: từ việc đọc lại SGK, nhớ lại những tri thức đã thu nhận đƣợc từ những cuộc tranh luận và thuyết trình với cơ giáo và bạn bè, đến việc đánh giá kiểm nghiệm lại những hiểu biết của mình trƣớc và sau giờ học.
* Giáo án 1: Vấn đề đƣa ra thu hoạch:
Vấn đề 1: Tại sao nói giai đoạn VH 1900 - 1930 là giai đoạn giao thời? Vấn đề 2: Thử phân tích để thấy rõ sự tiến triển của văn xi Việt Nam ở thể loại truyện ngắn qua 2 truyện: Sống chết mặc bay và Lão Hạc?
* Giáo án 2: Vấn đề đƣa ra thu hoạch:
Vấn đề 1: Anh Chị hãy lựa chọn một tác phẩm thuộc giai đoạn VH VN từ 1975 đến hết thế kỉ XX đã đƣợc học trong chƣơng trình THCS để phân tích làm sáng tỏ một vài đặc điểm đổi mới của VH giai đoạn này?
Vấn đề 2: Em hãy lựa chọn một tác phẩm để minh hoạ đặc điểm đổi mới của VH thời kì này?
Nhƣ vậy giáo án thiết kế đã thể hiện hoàn chỉnh những cơ sở lý luận của luận án. Những biện pháp vận dụng trong giáo án thiết kế có một sự kết hợp hài hồ và có dụng ý sƣ phạm, nhằm phát huy cao nhất nội lực của HS.