3.4.5 .Tổng hợp tiến trình kết quả thể nghiệm, đối chứng
3.5. Những kết luận rút ra qua giờ học thử nghiệm, đối chứng
3.5.1. Vai trò quan trọng của sách giáo khoa
Qua 2 giờ dạy thử nghiệm, ta thấy SGK đóng một vai trò quan trọng trong việc nắm bắt kiến thức của HS đặc biệt là rèn luyện cho HS một năng lực tự học vì SGK thể hiện rất rõ tƣ tƣởng chiến lƣợc và nội dung cơ bản của chƣơng trình.
Trong giờ học thử nghiệm SGK thực sự đã trở thành một công cụ đắc lực làm nên thành cơng của tiết học. Trong q trình tự làm việc với SGK, dƣới sự hƣớng dẫn của GV, các em chủ động tìm ra đƣợc những đơn vị kiến thức trọng tâm, những luận điểm cơ bản để trả lời câu hỏi, để lý giải những tình huống mà GV đƣa ra. Khiến các em có một sự tập trung cao độ vào bài giảng, các em say mê học tập, khơng có hiện tƣợng ỷ lại, giờ học đạt hiệu quả cao.
3.5.2. Giờ học thử nghiệm thể hiện một sự đổi mới về phương pháp dạy VHS nói riêng, dạy VH nói chung
3.5.2.1. Xem HS là chủ thể của quá trình nhận thức
Trong giờ học đối chứng, HS thụ động trong quá trình tiếp nhận. Ngƣợc lại trong giờ dạy thử nghiệm, GV thực sự tự tin vào khả năng của mình, xem HS là một bạn đọc sáng tạo trong q trình học tập. Tính chủ động của các em đƣợc phát huy cao nhất. Bằng cách đƣa ra một hệ thống luận điểm và câu hỏi, gợi ý từ đơn giản đến phức tạp, GV hƣớng dẫn cho các em tự mình phát hiện và nắm bắt kiến thức, dần dần giải quyết đƣợc những vấn đề đặt ra đúng với yêu cầu. Với tinh thần tơn trọng khả năng, trí tuệ của HS, giờ học thử nghiệm đã tạo cho HS một lịng tin vào chính bản thân mình.
3.5.2.2. Kích thích sự phát huy nội lực ở bản thân HS
Hƣớng dẫn HS làm việc với SGK, đƣa ra một hệ thống câu hỏi, gợi ý vừa có tính chất phát hiện, nêu vấn đề, vừa so sánh, đánh giá…giờ học thử nghiệm đã thực sự phát huy đƣợc nội lực sáng tạo của HS. HS phải vận dụng hàng loạt những kỹ năng tƣ duy từ hồi cố, phân tích, chứng minh, so sánh, tự bộc lộ, đồng thời phải phát huy tất cả kinh nghiệm sống, vốn tri thức để tranh
luận, thuyết trình trƣớc lớp nhằm đạt đến một kết luận chính xác. Từ đó kiến thức văn bản VHS thực sự đã đƣợc nhào nặn “chuyển hoá” thành kiến thức của bản thân mỗi HS. HS biết vận dụng, chế biến kiến thức để giải quyết những vấn đề liên quan đến bài học.
3.5.2.3. Đổi mới cơ chế dạy học VHS
So sánh giờ dạy thể nghiệm và giờ dạy đối chứng thì có thể thấy giờ học thử nghiệm có sự thay đổi cơ bản về cơ chế dạy học.
Ta thấy giờ học đối chứng đƣợc thiết lập theo cơ chế đơn nhất một chiều, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ chế tách rời đó là mối quan hệ giữa GV – Văn bản, GV – HS. HS trong cơ chế giờ dạy đối chứng đóng vai trị là những khách thể thụ động trong q trình nhận thức.
Trong giờ học thể nghiệm, thiết kế đƣợc xây dựng trên mối quan hệ biện chứng giữa GV-VB-HS. VB trở thành đối tƣợng nghiên cứu của cả GV và HS. Tuy nhiên GV là ngƣời đóng vai trị hƣớng dẫn, định hƣớng kiến thức và nhận thức của HS. HS khơng đóng vai trị thụ động, ghi chép mà bản thân các em phải thực sự vận động và xác lập cho mình một mối quan hệ máu thịt với văn bản.
Trong cơ chế này, ngƣời HS thực sự là chủ thể trong quá trình tiếp cận, nắm bắt tri thức. Cơ chế này đạt đƣợc mục đích của giờ thể nghiệm, rèn luyện cho các em một tinh thần, ý thức tự chủ và bản lĩnh để nắm bắt những tri thức của nhân loại, hay nói cách khác giờ học thể nghiệm rèn luyện cho HS một bản lĩnh tự học.
3.5.2.4. Giờ học thử nghiệm không chỉ thực hiện việc lĩnh hội kiến thức của HS trong thời gian lên lớp mà là cả một quá trình
Trong giờ học thử nghiệm, do có sự hƣớng dẫn của GV cho HS chuẩn bị bài ở nhà từ trƣớc, cho nên vào giờ học, HS không bị ngỡ ngàng mà hoàn toàn chủ động hoà nhịp vào giờ học. Những kiến thức các em tự học, tự thu thập kết hợp với sự gợi ý của GV, các em nhanh chóng nắm bắt, hiểu sâu và mở rộng bài học. Điều này khác hoàn tồn với giờ học đối chứng. Do khơng
đƣợc hƣớng dẫn chuẩn bị từ trƣớc, cho nên HS khi bƣớc vào giờ học uể oải khơng có tinh thần nhập cuộc, thụ động.
Sau mỗi giờ học thử nghiệm, GV đƣa ra bài tập ngắn giúp cho HS vận dụng và củng cố kiến thức. Đây là biện pháp bắt buộc giúp cho HS phải tiếp tục nghiên cứu bài học để vận dụng kiến thức một cách nhuần nhuyễn giải quyết vấn đề. Đây là quá trình HS tự vận dụng và kiểm nghiệm kiến thức của bản thân, là q trình chuyển hố tri thức trong sách vở thành tri thức của chính mình. Hồn thành bài tập này cũng tức là HS học đƣợc một kỹ năng tự học.
3.5.2.5. Giờ học thử nghiệm kích thích hứng thú, ham học của HS
Với những biện pháp, những tình huống khác nhau, những gợi ý và những vấn đề nêu ra, giờ học vừa hƣớng dẫn cho các em lĩnh hội kiến thức, vừa thông qua bài học, giáo dục nhân cách cho HS. Những tình huống học tập dựa trên cơ sở hệ thống câu hỏi đã thực sự kích thích hứng thú, lịng ham học ở các em. Đây chính là cơ hội để rèn luyện cho HS một thói quen học tập độc lập và tự giác. HS tự rèn luyện cho mình một năng lực làm việc với SGK, một khả năng phát hiện, chứng minh, phân tích luận điểm, biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, tự mình phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bất kì một văn bản văn chƣơng nào.
3.5.3. Sau giờ học thử nghiệm chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến đánh giá của HS và GV về giờ học VHS
* Về phía HS, phần lớn các em cho rằng đó là những giờ học thú vị bởi: - Giờ văn hào hứng, sôi nổi, thoải mái.
- Các em thấy tự tin bởi mình có khả năng trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra. - Các em ý thức đựơc tầm quan trọng của bài VHS.
* Về phía GV
- GV sẽ thấy nhẹ nhàng trong việc truyền thụ tri thức cho HS. Có GV còn khẳng định rằng chỉ cần nêu câu hỏi và gợi ý, HS đã có thể tự hồn thiện cho mình dàn ý của bài học, một dàn ý mà chính GV cũng phải ngỡ ngàng.
Hai giờ dạy thử nghiệm, số lƣợng chƣa phải là nhiều nhƣng nó cũng đã khẳng định đƣợc kết quả khác biệt đáng mừng so với giờ học cũ. Dạy học VHS theo hƣớng rèn luyện năng lực tự học cho HS là một điều mang tính khả thi và cần thiết. Kết quả của giờ dạy thể nghiệm khiến chúng ta nhìn nhận và thay đổi một số quan niệm cố hữu trong cách đánh giá năng lực của HS. Đặt niềm tin và tình yêu vào HS, tơn trọng khả năng của các em sẽ góp phần kích thích trí năng của các em, những bộ óc chứa đầy tiềm năng sáng tạo để nâng cao hiệu quả học tập và nhận thức ở các em. Chính ngƣời GV chìa khố vạn năng kích ứng bộ não của mỗi HS, để giúp chúng mở ra những khả năng kỳ diệu mà nhiều khi chúng ta không ngờ tới.
3.5.4. Những vấn đề cịn tồn tại trong q trình thử nghiệm
- Để đạt đƣợc giờ học tốt GV phải hƣớng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà tốt nên một số HS than phiền rằng mất quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài ở nhà, ảnh hƣởng tới những môn học khác.
- Ở khối lớp 11, do những tình huống học tập và vấn đề đƣa ra còn ở mức độ thấp nên HS và GV dễ dàng nắm bắt và thực hiện đƣợc gần nhƣ hoàn chỉnh thiết kế thử nghiệm, riêng khối lớp 12 vì chƣa đƣợc rèn luyện từ những khối lớp trƣớc cho nên những vấn đề đƣa ra thảo luận và thuyết trình HS cịn lúng túng.
Tuy nhiên tác giả luận án tin rằng nếu có thời gian thực hiện theo những ý tƣởng thì những hạn chế trên sẽ đƣợc khắc phục.
3.5.5. Những suy nghĩ sau thử nghiệm
Sau khi thể nghiệm và đối chứng, tác giả luận văn suy nghĩ và bài học rút ra rất nhiều, nhƣng những băn khoăn xoay quanh hai chủ thể: GV và HS trong q trình dạy và học.
3.5.5.1.Về phía người GV
Đã nhiều năm nay vấn đề đổi mới phƣơng pháp giảng dạy văn học nói chung, giảng dạy VHS nói riêng là vấn đề nhức nhối trong ngành giáo dục và xã hội. Chúng ta cần suy nghĩ làm thế nào để VHS thực sự là những bài học
bổ ích lơi cuốn đƣợc HS tham gia một cách tự tin, sôi nổi, hào hứng. Chúng ta thay đổi bằng cách đặt câu hỏi “Dạy như thế nào”. Biện pháp giảng dạy cần phù hợp với đối tƣợng và tâm lý tiếp nhận, tạo điều kiện cho các em tự tìm đến với tri thức của bài VHS. Thông qua một bài VHS, GV có thể phát huy năng lực tƣ duy sáng tạo, hình thành và rèn luyện năng lực tự học cho HS.
3.5.5.2.Về phía HS
Chúng ta thấy thực chất HS không phải quá yếu kém về năng lực văn chƣơng, trái lại các em có khả năng học tốt mơn văn nói chung, VHS nói riêng. Các em khơng đến nỗi quá chán ngán, thờ ơ với bài học, các em vẫn tìm thấy hứng thú và tầm quan trọng của bài học. Nếu tin tƣởng và định hƣớng, chỉ dẫn tận tình, các em sẽ thực sự hứng thú say mê học tập ở trên lớp cũng nhƣ ở nhà.
KẾT LUẬN
Đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng là một quá trình lâu dài đồng thời cũng là một đòi hỏi cấp thiết trong xã hội hiện đại. Quá trình này chịu sự tác động từ nhiều nhân tố, tồn tại ở nhiều mối quan hệ phức tạp khác nhau chứ không đơn giản. Bởi thế nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lƣỡng về các nhân tố, mối quan hệ này sẽ tạo ra tiền đề quan trọng để thúc đẩy nhanh công cuộc đổi mới, đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực tiên tiến cho xã hội.
Trong thời đại thông tin bùng nổ nhƣ hiện nay, kiến thức khơng chỉ bó hẹp trong nhà trƣờng. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo dục trong nhà trƣờng là hình thành và rèn luyện cho HS năng lực tự học để có thể bắt kịp những tri thức của thời đại. Đây là một nhiệm vụ mang tính chiến lƣợc hàng đầu của giáo dục nƣớc ta.
Trong phạm vi một bài VHS, thì khả năng tự học sẽ là chìa khố giải quyết sự không đồng nhất giữa thời gian lên lớp với khối lƣợng kiến thức bài học, giúp HS nắm bắt kiến thức sâu sắc hơn, bền vững hơn, hiệu quả đạt đƣợc tốt hơn.
Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ và chiến lƣợc đề ra, cần có một sự thay đổi mang tính đồng bộ trƣớc tiên là thay đổi về quan điểm, nội dung chƣơng trình SGK và phƣơng pháp DH.
Phƣơng pháp DH hiện đại khơng phủ nhận hồn tồn phƣơng pháp truyền thống. Phƣơng pháp DH mới là sự kết hợp nhiều yếu tố một cách hợp lý, khoa học. Đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa nội lực và ngoại lực, giữa lý luận và thực tiễn, giữa học và hành, biết vận dụng kết hợp những thành tựu khoa học chuyên môn và liên ngành, phù hợp với lý luận tiếp nhận.
Để hình thành và rèn luyện năng lực tự học cho HS trong giờ VHS, GV phải “lấy HS làm chủ thể”, “HS là bạn đọc sáng tạo”, hƣớng dẫn HS những biện pháp tự học phù hợp với từng bài học, nêu tình huống có vấn đề để kích thích đƣợc hứng thú cũng nhƣ năng lực tƣ duy sáng tạo của HS, từng bƣớc hình thành một thói quen học tập, chủ động và sáng tạo đặc biệt là khả năng
vận dụng kiến thức. Tri thức bài VHS có mối liên hệ mật thiết với các phân môn khác trong bộ môn văn học. Vì vậy GV phải hƣớng dẫn HS cách xử lý và chế biến kiến thức VHS vào các phân môn học khác. Đây là một năng lực rất quan trọng thể hiện khả năng tự học độc lập của HS.
Gordon Dryden và Jeannette Vos từng khẳng định: trong thế kỷ 21, mỗi một con ngƣời, một nền giáo dục của mỗi quốc gia phải tiến hành một cuộc cách mạng về học tập và trọng tâm cuộc cách mạng hƣớng đến chính là khả năng tự học, khả năng phát huy trí lực của bộ não kết hợp với điều kiện môi trƣờng xã hội. Hai tác giả đã đi đến kết luận: “Quan điểm của chúng ta là dần
dần việc học sẽ trở thành việc tự học, tự định hướng và tự hồn thành”[4].
Hình thành và rèn luyện năng lực “Tự học” cho HS THPT là hình thành cho các em sự say mê học hỏi, một năng lực độc lập suy nghĩ, tƣ duy sáng tạo. Đây chính là chìa khố vàng để các em mở cánh cổng Đại học. Từ đó các em tự mình học hỏi, nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Có nhƣ vậy thì thế hệ trẻ mới có đủ bản lĩnh vững tin đi tiếp những năm tháng tiếp theo của cuộc đời.
Tuy nhiên để có một giờ học VHS thực sự đạt hiệu quả mong muốn, ngƣời GV ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình. Phải hiểu biết đối tƣợng HS dựa trên những thành quả của khoa học tâm lý lứa tuổi; tôn trọng và tin tƣởng vào khả năng của HS để nghiên cứu, thiết kế, tổ chức, hƣớng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trƣng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, của trƣờng và của địa phƣơng mình. Để có một giờ học đạt hiệu quả tốt, trong q trình DH bài VHS có thể sử dụng đan xen nhiều biện pháp phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bài học, tạo cảm giác thoải mái cho HS trong quá trình tự vận động để lĩnh hội tri thức.
Trên đây là một số kết luận đƣợc tinh thần của luận án. Rèn luyện năng lực tự học cho HS THPT qua giờ VHS không phải là một việc làm mới mẻ, nhƣng cũng không hề đơn giản. Qua luận văn tác giả hi vọng góp phần khẳng định tính đúng đắn khoa học của tƣ tƣởng đổi mới phƣơng pháp DH theo
hƣớng phát huy vai trị tích cực, chủ động của chủ thể HS góp phần nâng cao chất lƣợng học tập của VHS nói riêng, mơn văn nói chung ở trƣờng THPT, phù hợp với mục tiêu vì con ngƣời và phát triển con ngƣời, phát huy nội lực con ngƣời trong chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Để lĩnh hội và vận dụng khoa học lý thuyết vào thực tiễn dạy học đạt hiệu quả tốt cần có sự nỗ lực vƣợt bậc của ngƣời nghiên cứu và ngƣời thực hiện. Nhƣng với xu thế phát triển của khoa học và xã hội, tác giả tin tƣởng rằng ý tƣởng của luận văn sẽ góp phần vào sự đổi mới phƣơng pháp DH và hình thành cho HS những phƣơng pháp tự học tốt nhất. Tác giả hi vọng các bạn đồng nghiệp sẽ đón nhận và vận dụng vào DH để nâng cao chất lƣợng giờ học VHS nói riêng và VH nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bình. Bài phát biểu tại Hội thảo nghiên cứu và phát triển tự
học tự đào tạo. Tạp chí NCGD số 2/1998.
2. Nguyễn Duy Cần, Thu Giang. Tôi tự học. NXB Thanh niên 1999
3. Nguyễn Nghĩa Dân. Vì năng lực tự học sáng tạo của HS. Tạp chí NCGD
số 2/1998
4. Gordon Dyden và Jeannett Vos. Cuộc cách mạng về học tập (The learning revolution). Bản dịch của Quang Minh.
5. Đỗ Ngọc Đạt. Tiếp cận hiện đại hoạt động ngày học. NXB ĐHQGHN/1997