Đặc điểm của các chương trình đào tạo các ngành khoa học xã hội và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn (Trang 44 - 47)

PHẦN 2 : NỘI DUNG CHÍNH

1.4. Đặc điểm của các chương trình đào tạo các ngành khoa học xã hội và

và nhân văn

Yêu cầu của Nhà nước về đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn

Theo suốt truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, người Việt luôn coi trọng việc đào tạo các nhân tài cho đất nước. Trong xã hội phong kiến, các vị vua luôn đề cao việc thu nạp nhân tài. Lúc này, các thí sinh tham gia vào các khoa cử chủ yếu được đào tạo dựa vào khả năng sử dụng ngôn ngữ, vốn hiểu biết, tri thức về hoạt động xã hội. Phần đông quan được tuyển bằng khoa cử, chế độ này phát triển đến mức cực thình vào triều đại nhà Lê, Lý Trần.

Những khoa của được biêt đến phổ biến, đặc biệt là vào thời Lê, Lý Trần…

6

Ngô Dỗn Đãi, Kiểm định chương trình dào tạo ở Việt Nam. Hội thảo “Kiểm định, đánh giá và quản lí chất lượng đào tạo đại học” (Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN, ngày

Thi Hương: Được tổ chức hàng năm ở các đạo. Tất cả mọi người (trừ những người phạm tội, làm nghề chèo hát) đều được dự thi. Các kỳ thi hương lấy đõ cử nhân.

Thi Hội: năm 1464 định lệ 3 năm một lần thi hội

Thi Đình: những người đỗ thi Hội đều được tham gia thi đình

Thơng qua các kỳ thi này nhà nước chọn người hiền tài7. Nội dung các kỳ thi này dựa vào những kiến thức, tri thức xã hội. Nhà nước thời phong kiến cũng đề cao những thí sinh có tính nhân văn, yêu thương nhân dân, được nhiều người dân yêu mến, có hiểu biết xã hội phong phú.

Từ đó, xã hội Việt Nam ta ln đề cao những người có vốn hiểu biết về xã hội phong phú. Do đó, hoạt động đào tạo chuyên ngành khoa học xã hội trong thời đại hiện nay luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để xây dựng, ban hành được những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hình thành phát triển hệ thống sáng tạo, phát huy mạnh mẽ hơn nữa nguồn chiến lược to lớn của các trường đại học, của ngành khoa học xã hội và nhân văn nước nhà.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định một trong những đặc trưng và cũng là thế mạnh của khoa học xã hội và nhân văn là ln đồng hành, gắn bó chặt chẽ với đời sống xã hội, vận mệnh của quốc gia, của dân tộc. Các thầy giáo, cô giáo, nhà khoa học, các sinh viên là những người tiên phong trong việc động viên thế hệ trẻ, động viên toàn xã hội phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, khơi dậy lịng tự tơn dân tộc, thổi bùng lên ngọn lửa khát vọng quyết tâm chung sức đồng lòng để đất nước mạnh lên về mọi mặt.

Theo Phó Thủ tướng, một trong những chức năng hàng đầu của các nhà giáo, nhà khoa học và các sinh viên là trực tiếp góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Thông qua các hoạt động giảng dạy

7 Thư viện 24, chế độ khoa của thời phong kiến,các triều đại phong kiến Lê, Lý, Trần Hồ,

http://thuvien24.com/khoa-cu-thoi-phong-kien-cac-trieu-dai-le-ly-tran-ho-58731.html, truy cập vào 22 giờ

nghiên cứu cũng như bằng việc nêu gương trong cuộc sống, cần làm cho giá trị văn hóa thấm sâu, tỏa rộng trong mọi lĩnh vực đời sống, trong mọi mối quan hệ, để mỗi người đều trân trọng và luôn nỗ lực vươn tới giá trị chân - thiện - mỹ, luôn đấu tranh để vượt lên chiến thắng cái ác, cái xấu, cái sai trái.

Một trong những trọng trách của khoa học xã hội và nhân văn là đóng góp những luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước xây dựng và khơng ngừng hồn thiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng với các cơ sở nghiên cứu đào tạo về khoa học xã hội và nhân văn trong cả nước cần là những điểm sáng về xây dựng con người Việt Nam trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo và thực hiện hiệu quả đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước để xây dựng được ngôi trường làm việc thật sự văn hóa và nhân văn. Ở đó mọi tài năng, mọi ý tưởng sáng tạo đều được nâng niu, trân trọng và tạo điều kiện tốt nhất.

Với nhận thức thực sự sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng sống cịn của khoa học và cơng nghệ, đặc biệt khoa học xã hội và nhân văn cũng rất cần có những quyết sách cụ thể của nhà nước, về cơ chế và phân bổ nguồn lực để Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng như hệ thống nghiên cứu đào tạo có được những điều kiện cần thiết để hồn thành sứ mạng của mình8

.

Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo đại học thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn

Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, ý thức nghề nghiệp đúng đắn, trung thực trong khoa học; nhận thức đúng đắn về các giá trị xã hội và có thái độ ứng xử phù hợp với các giá trị đó; thể hiện rõ trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức cộng đồng.

Có kiến thức chuyên môn đủ sâu và rộng để hoạt động tốt trong lĩnh vực chun mơn của mình, có khả năng áp dụng kiến thức vào hoạt động thực tế.

Có khả năng tự học và học tập suốt đời nhằm tự nâng cao năng lực cá nhân và đạt được thành công trong hoạt động chun mơn; có kĩ năng tự tìm kiếm thông tin và kiến thức liên quan đến hoạt động chun mơn; có khả năng tự đánh giá và thẩm định kiến thức hiện có của mình; hiểu và chấp nhận các điểm yếu, điểm mạnh của bản thân, nắm được phương pháp và chiến lược học tập phù hợp với bản thân; chủ động và linh hoạt trong việc thích ứng với những thay đổi của mơi trường làm việc cũng như cuộc sống.

Có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập; có kĩ năng giải quyết vấn đề một cách tích cực, sáng tạo và hiệu quả9.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)