Qua phân tích các phương án điều khiển và cung cấp ta có nhận xét sau: Phương án chế tạo hẳn một động cơ mới không khả thi vì khi chế tạo đòi hỏi phải có đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp và gần như là phải đi lại từ đầu tất cả. Khi đó phải tốn rất nhiều chi phí cho sản xuất, giá thành sản suất lại cao khó có thể xâm nhập vào thị trường để thay thế cho các loại động cơ đang sử dụng nhiên liệu truyền thống như hiện nay.
Phương án thứ ba sử dụng nhiên liệu hóa lỏng làm nhiên liệu mồi và LPG làm nhiên liệu chính có hiệu quả khá cao và chi phí cho việc cải tạo thấp. Biện pháp này cũng đang được sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới, được sử dụng trong các thành phố lớn. Nó đáp ứng được việc giảm ô nhiễm môi trường mà động cơ Diezel trước đây đã thải ra. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này chỉ áp dụng được trong thành phố, khi đi ngoại tỉnh không có nguồn cung cấp nhiên liệu thì lại không phát huy đuợc những ưu điểm nói trên. Mặc khác, Diezel không được dùng phổ biến như động cơ xăng. Với những ưu điểm của động cơ dùng song song 2 loại nhiên liệu xăng – LPG như: loại xe này trong thành phố gần nguồn cung cấp LPG có thể chạy bằng LPG, khi đi xa sẽ chuyển sang chế độ chạy bằng nhiên liệu xăng truyền thống. Các bộ phận cần thiết để chuyển đổi sang động cơ dùng LPG có trên thị trường và việc lắp đặt cũng không
60 mấy khó khăn. Vì vậy, việc lựa chọn phương án chuyển đổi động cơ sử dụng nhiên liệu truyền thống sang dùng nhiên liệu kép LPG – xăng và đưa vào sử dụng rộng rãi là vấn đề bức thiết hiện nay. Nhìn chung, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, hướng sử dụng động cơ sử dụng nhiên liệu LPG vào động cơ đốt trong là phù hợp với nhu cầu thực tế của cuộc sống.
Để kiểm nghiệm tính chính xác về mức độ phát thải của nhiên liệu sach LPG trên động cơ đốt trong ta tiến hành các thí nghiệm đo kiểm về nồng độ các chất độc hại trong khí xả như: HC, NOX, CO2… Thí nghiệm đo kiểm được thực hiện trên mô hình động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí. Sở dĩ ta chọn tiến hành đo kiểm trên bộ chế hòa khí do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Nếu ta thực hiện chuyển đổi trên động cơ Diezel sẽ rất phức tạp, thay đổi nhiều bộ phận trong kết cấu của động cơ, tốn kém nhiều chi phí chuyển đổi
Thứ hai: Ta lựa chọn phương án là chuyển đổi trên động cơ xăng. Trên động cơ xăng có thể thực hiện trên động cơ phun xăng nhưng khi lựa chọn phương án này lại không phù hợp bởi vì động cơ phun xăng rất tiết kiệm nhiên liệu, lượng khí ô nhiễm thải ra bên ngoài khá ít.
Thứ ba: Mặc dù động cơ sử dụng bộ chế hòa khí đã cũ, có nhiều khuyết điểm nhưng hiện nay vẫn còn sử dụng trên thị trường. Độ phát thải khí ô nhiễm rất cao bởi vì không cháy sạch lượng nhiên liệu từ bộ chế hòa khí đưa vào và một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là chi phí chuyển đổi khá rẻ nhưng nó mang lại hiệu quả kinh tế cao về nhiều mặc. Với những lý do trên, chúng em đã quyết định chọn thực hiện chuyển đổi sang động cơ sử dụng LPG trên động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí.
Quá trình thực hiện bao gồm 2 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Thực hiện đo nồng độ khí xả trên động cơ xăng bộ chế hòa khí.
61 Thí nghiệm 2: Thực hiện đo nồng độ khí xả trên động cơ sau khi đã
chuyển sang dùng LPG
62
Chương IV: QUY TRÌNH LẮP ĐẶT BỘ CHUYỂN ĐỔI TỪ XĂNG SANG LPG