Công nghệ truyền thông

Một phần của tài liệu 464 Thương mại điện tử & sự phát triển của nó ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

3. Thực trạng và giải pháp

3.1.2. Công nghệ truyền thông

Ngành truyền thông Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng tới 70% / năm. Viễn thông qua vệ tinh đã được ứng dụng, sử dụng vệ tinh của nước ngoài. Các thiết bị và công nghệ điều khiển tự động tiên tiến đã được áp dụng trong ngành địa chính (Công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu GPS : Global Positioning System) ngành hàng không. Năm 1993 , tổng cục Bưu chính viễn thông thiết lập một mạng toàn quốc truyền dữ liệu trên X25, gọi là Vietpac,

nhưng mạng này không đủ đáp ứng nên gần đây tổng cục đã phát triển một mạng khung toàn quốc tên là VNN nối internet và các mạng nội bộ của các cơ quan và tư nhân.

VNN là mang quốc gia đường dào có hai cổng đi quốc tế, 1ở Hà Nội và một ở TP Hồ Chí Minh.

Mạng khung Bắc –Nam có hai đường trung tuyến vận tốc 2MB/Sec ( Hướng là 8-10 MB/Sec và một đường dự phòng 192KB/Sec nốI viới mạng X.25) VNN có thể cung cấp dịch vụ nối mạng khung cho khoảng 30 mạng biệt lập và các dịch vụ nối mạng internet vớI vận tốc 64 KB/Sec

Nhờ mạng nội bộ và mạng quốc gia Bộ Tài Chính có thể nhận được thông tin hàng ngày từ các điểm thu thuế trong 63 tỉnh thành. Tổng cục hải quan thu được thông tin hàng ngày về hoạt động xuất nhập khẩu từ 131 cơ sở .

Hãng hàng không có trên 20 000 máy liên kết các phòng vé, sân bay và kho hàng. Tuy vậy , tính tin cậy của dịch vụ truyền thông còn thấp, và chi phí còn rất cao so với mức sống trung bình của dân chúng nên tính phổ cập còn rất thấp .

Một phần của tài liệu 464 Thương mại điện tử & sự phát triển của nó ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w