Công nghệ tính toán

Một phần của tài liệu 464 Thương mại điện tử & sự phát triển của nó ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

3. Thực trạng và giải pháp

3.1.1. Công nghệ tính toán

Ở Việt Nam máy tính điện tử được sử dụng đầu tiên vào năm 1968 khi chiếc máy tính do Liên Xô viên trợ được lắp đặt tại Hà Nội.

1970 phía Nam sử dụng một số chiếc máy tính lớn của Mỹ. Cuối 1970 cả nước có 40 dàn máy tính vạn năng thuộc các dòng MILSK và ES ở Hà Nội, và IBM360 ở TP Hồ Chí Minh. 1980 máy tính được nhập khẩu vào Việt Nam.

Từ 1995 bắt đầu triển khai chương trình quốc gia về công nghệ thông tin. Lượng máy tính nhập khẩu tăng vọt với tốc độ 50% /năm.

Cho tới nay máy vi tính nhập vào Việt Nam lên tớI trên 1triệu chiếc ngoài ra có một số máy tính thế hệ mới loại lớn, và khoảng 800 máy mini.

Máy tính cá nhân lắp ráp trong nước đang phát triển nhanh và theo ước tính đã chiếm khoảng 70% thị phần với khốI lượng sản xuất 70 đến 100 nghìn máy 1 năm.

Tại nhiều cơ quan và doanh nghiệp, dữ liệu có cấu trúc đã được quản lý bằng nhiều hệ quản trị cở sở khác nhau ( chủ yếu là DBASE, Fox,

office,Teammoric, Lotus Notes. Đang xây dựng 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cỡ lớn phục vụ mục tiêu tin học hóa quản lý nhà nước .

Một số mạng máy tính ( Lan,internet) chạy trên các phần mềm khác nhau (Novell Netuare UNIX,Linux,Window NT,…) đã được triển khai như : Mạng của văn phòng chính phủ, mạng của Bộ quốc phòng , mạng của Bộ tài chính, Bộ thương mại …

Do máy tính nhập vào nhiều loại rất kém chất lượng, hỏng hóc. Nên thực tế hiện nay số máy đang hoạt động khoảng 350 000 chiếc , tức là cường độ trang bị máy mới đạt khoảng gần 5 máy /1000 người, với mác máy bình quân tương đối thấp (ở tổng cục bưu điện 90% là máy 486 trở xuống).

Cường độ sử dụng máy còn thấp, hầu như ở nhiều cơ quan xí nghiệp máy vi tính được sử dụng như một máy đánh chữ là chính.

Trang bị CNTT mất cân đối lớn, phần cứng chiếm tới 80% tổng chi phí (lẽ ra trong giai đoạn này phần mềm phải chiếm 35 %, nếu tính cả xây dựng đề án, đào tạo, triển khai, bảo hành,…cũng là yếu tố phần mềm thì tỷ trọng phải là 60% )

Công nghiệp phần mềm ở ta ít phát triển chủ yếu là dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng, sản phẩm phần mềm chủ yếu là các chương trình văn bản Tiếng Việt, Giáo Dục, Văn Hóa, Kế Toán, Thống Kê, … Các công ty trong nước mớI đạt 10 % phần mềm và thị phần .

Tóm lạị : Tuy tốc độ phát triển cao trong vài năm gần đây song phần mềm tính toán của Việt Nam còn rất nhỏ bé, đặc biệt là công nghệ phần mềm.

Một phần của tài liệu 464 Thương mại điện tử & sự phát triển của nó ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w