Tiếp tc phương án dn đ in đi thửa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ỨNG HÒA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 43 - 54)

u kn nh n

3.2.2.2.Tiếp tc phương án dn đ in đi thửa

3.2.2. uy ho h hử đn ng ng hp

3.2.2.2.Tiếp tc phương án dn đ in đi thửa

Cơ sở pháp lí của việc d n đi n đ i thửa

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 7, văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2 (khóa VII), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ (khoá VIII) và Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị năm 1999.

Đại hội IX của Đảng đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta 10 năm (2001 - 2010) trong đó nơng nghiệp nơng thơn được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đặt ra trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn hiện nay là tình trạng đất đai manh mún, phân tán đã gây trở ngại cho quá trình hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Nghị quyết 26-NQ TW ngày 12 200 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “... Khuyến khích tích tụ đất đai sớm kh c phục tình trạng đất sản xuất nơng nghiệp manh mún. Q trình tích tụ đất đai cần có sự chỉ đạo và quản lí của Nhà nước, có quy hoạch, kế hoạch, có bước đi vững ch c trên từng địa bàn, l nh vực, g n với chương trình phát triển ngành nghề, tạo việc làm. Tích tụ đất đai thông qua việc nhận chuyển nhượng và nhiều biện pháp khác phù hợp với từng thời kì, từng vùng”.

Chỉ thị số 22 200 CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ban Chấp hành Trung ương Đảng IX: “Về đất đai: Điều chỉnh các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho nông dân thực hiện đầy đủ các quyền và ngh a vụ về đất đai như: Khuyến khích

nơng dân “dồn điền, đổi thửa” cho phép nông dân sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn, liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh...”.

Nghị quyết số 28-NQ H ngày 1 199 của Huyện ủy Ứng Hòa về việc vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.

Chỉ thị số 02-CT T ngày 12 2 1997 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tây cũ về việc đẩy mạnh phát triển sản xuất cơ sở đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn g n với quy hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân.

c đích của cơng tác d n đi n đ i thửa

Kh c phục tình trạng ruộng đất manh mún, tạo thành các ơ thửa có diện tích lớn để giao cho các hộ và tạo điều kiện phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa, thâm canh, ln canh tăng vụ, tăng hệ số canh tác đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất, từng bước đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Đáp ứng u cầu quản lí và sử dụng đất theo luật đất đai, đảm bảo quản lí và sử dụng đất đạt hai yêu cầu: khai thác tiềm năng, thế mạnh của đất g n với cải tạo, bồi dưỡng đất, giữ cân bằng sinh thái và đảm bảo môi trường, môi sinh.

Dồn điền đổi thửa để góp phần làm tăng diện tích đất nơng nghiệp bình quân nhân khẩu: Mặc dù tổng diện tích đất nội đồng bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và đất giao thơng, thuỷ lợi nội đồng khơng có sự thay đổi, nhưng với việc phân bổ lại diện tích đất cơng ích và giảm số lượng các bờ vùng, bờ thửa đã làm tăng diện tích đất nơng nghiệp tính theo nhân khẩu.

Dồn điền đổi thửa giúp quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi hiệu quả tạo điều kiện thúc đẩy q trình đa dạng hóa nơng nghiệp. Q trình dồn điền đổi thửa cho phép kh c phục tình trạng manh mún ruộng đất làm cho quy mơ diện tích các thửa ruộng tăng lên. Đi k m với đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hóa sản xuất trong tương lai. Vì vậy, đã thúc đẩy việc mở rộng đường giao thông, thủy lợi, bê tơng hóa kênh mương nội đồng.

u cầu của công tác d n đi n, đ i thửa

Việc dồn điền đổi thửa phải đảm bảo thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt ch của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp từ huyện đến

cơ sở, cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt vai trị lãnh đạo của cấp ủy Đảng có ý ngh a quyết định của kế hoạch.

Thông qua dồn điền đổi thửa một trong những biện pháp trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2010 để đảm bảo quy hoạch quỹ đất công của xã, quỹ đất này do BND xã trực tiếp quản lí và sử dụng. Nghiêm cấm việc giao ruộng cho thôn, đội sản xuất quản lý, sử dụng dưới mọi hình thức. Đất cơng ích của xã phải gọn vùng, gọn thửa, đất chuyên dùng trong quy hoạch đến năm 2010 phải xác định rõ vị trí, diện tích. Đất nơng nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng sang nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất đa canh, phát triển kinh tế trang trại... phải được xác lập trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.

* Nguyên tắc thực hiện d n đi n đ i thửa

Việc dồn điền đổi thửa phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, ban chỉ đạo các cấp từ huyện đến cơ sở. Kế hoạch, đề án của xã phải được ban chỉ đạo huyện duyệt. Phương án của thơn, xóm phải được ban chỉ đạo của xã phê duyệt mới được thực hiện.

Thống kê đầy đủ các loại đất hiện có của địa phương. Các loại đất phải được thống kê về diện tích, xác định rõ trước khi tổng hợp, phân loại quỹ đất giao chia dài hạn cho hộ dân.

Ổn định số hộ, số khẩu đã giao chia cho các hộ theo quyết định 2 0 QĐ-UB ngày tháng 8 năm 1992 của BND tỉnh Hà Tây cũ. Các hộ mới phát sinh sau quyết định 2 0 khơng được tính vào đối tượng nhận ruộng để giao chia đợt này.

ấy địa bàn thơn, xóm là một đơn vị để tổng hợp, cân đối quỹ đất, xây dựng phương án giao chia cho hộ nông dân. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế ở địa phương có thể xác định hệ số quy đổi để khuyến khích các hộ dân nhận gọn mảnh.

Đảm bảo tính tập trung, dân chủ, tự nguyện, cùng có lợi, đồn kết trong nơng thơn.

* T chức thực hiện công tác d n đi n đ i thửa

Huớng dẫn của huyện đưa ra 2 phương pháp chuyển đổi và tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể chọn 1 trong 2 phương pháp sau:

- Phương pháp 1: Vận động, hướng dẫn các hộ nông dân tự chuyển đổi ruộng đất cho nhau. Phương pháp này áp dụng với các xã ruộng đất ít manh mún và quy hoạch thủy lợi, giao thơng đồng ruộng đã cơ bản hồn thành, hợp lí. Các hộ tự chuyển đổi thửa ruộng liền nhau thành thửa ruộng lớn. Trong quá trình chuyển đổi các hộ tự nguyện thỏa thuận với nhau về diện tích, hạng đất, hệ số đổi nhất định và các loại hoa lợi khác nếu có. Xã có thể xây dựng hệ thống trao đổi giữa các loại đất để dân tham khảo. Phương pháp này còn gọi là phương pháp “Rút bù”. Các bước thực hiện dồn điền đổi thửa theo phương pháp này gồm:

Bước 1: Nông dân tự nguyện viết đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Để nâng cao giá trị thu nhập của đất, bằng kinh nghiệm và học hỏi một số mơ hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, vật nuôi trong vùng, nông dân đã đề xuất với chính quyền địa phương xin được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp. Các hộ nông dân trong vùng đã làm đơn đề nghị chính quyền các cấp nghiên cứu và giải quyết nhu cầu của hộ về chuyển hướng sản xuất.

Bước 2: Chính quyền xã tập hợp để xây dựng phương án chuyển đổi. BND xã tập hợp số liệu về địa hình, ruộng đất, hiệu quả sử dụng đất trong nhiều năm trên những khu đất xin chuyển đổi để xây dựng phương án chuyển đổi của xã. Các ý tưởng của phương án phải được thể hiện trên bản đồ, thuyết minh và đưa ra những giải pháp để thực hiện...

Bước : Duyệt phương án.

Phương án xã xây dựng được trình lên BND huyện duyệt.

Phương án được duyệt là phương án thể hiện các yêu cầu, nguyện vọng tự nguyện của dân phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước : Thực thi phương án.

Khi dự án đã được duyệt, chính quyền địa phương có trách nhiệm thơng báo cho các hộ có đất trong khu vực được chuyển đổi tự thực thi phương án. Sau đó, các hộ có thể tự trao đổi, chuyển nhượng, thậm chí có thể mua hoặc bán cho nhau trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.

- Phương pháp 2: Chuyển đổi ruộng đất g n với quy hoạch kiến thiết lại đồng ruộng, phương pháp này áp dụng với các ruộng đất manh mún, quy hoạch giao thông thủy lợi đồng ruộng rất khoa học, hoàn chỉnh. Việc chuyển

đổi ruộng đất g n với quy hoạch đồng ruộng thực tế là điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch đất công điền tập trung vào một vùng, quy hoạch các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và định hướng chuyển đổi ruộng đất cho các thơn. Đây cịn gọi là phương pháp “Rũ rối chia lại”. Dồn điền đổi thửa theo phương án này gồm các bước:

Bước 1: Thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác dồn điền đổi thửa. Ban chỉ đạo và tổ cơng tác có trách nhiệm:

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các xã thực hiện dồn điền đổi thửa theo Nghị quyết của Thành phố và các văn bản của cấp huyện.

Trình BND huyện phê duyệt phương án của cấp xã, giải quyết các vướng m c phát sinh thuộc thẩm quyền cấp huyện, trực tiếp điều hành tổ công tác thực hiện các công việc được giao.

Bước 2: Tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ: mục đích của hội nghị là đạt được sự thống nhất cao trong Đảng, chính quyền về chủ trương dồn điền đổi thửa của thành phố, huyện; xác định những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức triển khai tới nông dân; xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ Đảng và chính quyền trong việc giúp nông dân trong công cuộc đổi mới trong nông nghiệp ở nông thôn.

Bước : Điều tra hiện trạng: Đây thực chất là bước tổng kiểm kê lại quỹ đất. Trên cơ sở tư liệu bản đồ, sổ sách thu nhập được, tổ chức điều tra, thống kê diện tích đất nơng nghiệp của xã, thôn, xác định hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của từng hộ gồm: số lượng thửa, diện tích, loại đất, diện tích đất được giao ổn định lâu dài, diện tích đất thuê, đấu thầu, quỹ đất cơng ích hoặc đất nơng nghiệp giao khó. Chốt lại số hộ, số khẩu của từng thơn và trong tồn xã được giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài theo Nghị định 6 CP. Nội dung này do tổ chuyên môn của ban chỉ đạo xã kết hợp với tiểu ban chỉ đạo của thôn cùng làm trong khoảng 1 ngày cho một thôn hay một cụm dân cư.

Bước : Xây dựng kế hoạch tổng thể: Xác định đất thực hiện dồn điền đổi thửa trong đó khoanh v chi tiết từng nhóm đất được phân theo phương án của xã đã được người dân trong từng thơn bàn bạc. Sau đó xã tổ chức họp nông dân lấy ý kiến thống nhất phương án của xã. Tổng hợp diện tích từng vùng, nhóm đất của thơn cân đối với diện tích đất giao cho các hộ. Tài liệu cần dùng cho bước này bao gồm: bản đồ giải thửa, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, phương án giao đất của xã, hệ thống bổ sung quy hoạch giao thông thủy lợi...

Bước : Duyệt phương án và chia lại ruộng đất: Tất cả các phương án dồn điền đổi thửa của xã cũng phải thể hiện trên bản đồ, có văn bản k m theo trình cấp huyện duyệt. Huyện đồng ý, phương án mới có giá trị thực thi.

Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất:

Sau khi giao đất ngoài thực địa cho dân xong các Ban chỉ đạo xã cùng với các tiểu ban chỉ đạo thôn tiến hành:

+ Tu chỉnh bản đồ, lập sổ giao nhận diện tích tới từng hộ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

+ Thông báo số thửa, diện tích, loại đất, hạng đất của từng hộ; phát đơn đăng kí quyền sử dụng đất cho hộ kê khai diện tích sau dồn đổi để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất và lập bộ thuế sử dụng đất nơng nghiệp.

+ Hồn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình BND huyện quyết định và hồn thành hồ sơ địa chính của xã.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng xã trong huyện mà có thể chọn một trong hai phương án trên.

Kết quả thực hiện d n đi n đ i thửa ở huyện Ứng Hòa

Phát triển nông nghiệp của huyện Ứng Hoà phần lớn là trồng cây hàng năm canh tác chuyên lúa, diện tích trồng cây rau màu khơng nhiều. Nói như vậy khơng có ngh a là đất đai của huyện ít phức tạp mà trái lại rất phức tạp, quy mô đất nông nghiệp của một hộ nhỏ số thửa ruộng lại nhiều.

Vì đất đai phức tạp nên khi thực hiện giao đất ổn định, lâu dài theo Quyết định 2 0 QĐ- B ngày tháng 8 năm 1992 của BND tỉnh Hà Tây cũ (trước khi có nghị định 6 -CP ngày 27 tháng 9 năm 199 của chính phủ) đã phân chia các lô đất cho từng hộ. Số liệu tổng hợp về hiện trạng giao đất trước và sau khi chuyển đổi được thể hiện ở bảng sau:

Bảng K uả h h n ồn đ n đổ hử n đị bàn huy n ng

Phân nhóm hộ

Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi

Hộ % Hộ % Hộ có 1 thửa _ _ 5.875 13,2 Hộ có 2 - thửa _ _ 18.993 42,68 Hộ có - thửa _ _ 3.176 7,14 Hộ có 6 - 10 thửa 32.577 73,2 10.352 23,26 Hộ có 11 - 1 thửa 7.621 17,13 4.869 10,94 Hộ >1 thửa 4.305 9,67 1.238 2,78

(Ngu n: Ban chỉ đạo d n đi n đ i thửa huyện Ứng Hòa) Trước dồn điền đổi thửa, sự manh mún ruộng đất của huyện cho thấy ở mức độ cao: số hộ có từ 6 - 10 thửa có 2. 77 hộ chiếm 7 ,2 tổng số hộ sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ có 11 - 1 thửa có 7.621 hộ chiếm 17,1 và . 0 hộ có số thửa >1 chiếm 9,67 .

Bên cạnh đó sự manh mún ruộng đất cịn thể hiện ở quy mô ô thửa, theo số liệu lưu trữ tại phịng Tài ngun và Mơi trường cho thấy diện tích thửa nhỏ nhất trước khi dồn điền đổi thửa là 21m² và lớn nhất là 968m².

Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa, các hộ có số thửa ruộng < thửa chiếm phần lớn với 6 ,02 . Trong đó: phần lớn là số hộ có từ 2 - thửa là 18.99 hộ (chiếm 2,68 ), số hộ có 1 thửa là .87 hộ (đạt 1 ,2 ), và .176 hộ có từ - thửa chiếm 7,1 . Số còn lại là các hộ chưa tham gia dồn điền đổi thửa và vẫn có số thửa ruộng > với 16. 9 hộ còn 6,98 .

Thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện cũng đã mang lại nhiều kết quả ở nhiều địa phương, tiêu biểu là phải kể đến xã Phương Tú - xã đang quyết liệt đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa nhằm mở ra những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, chất lượng cao. Thực hiện được mục tiêu “hoàn

thành dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hướng tới chuyên canh quy mô lớn”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với trên 2.000 mẫu đất canh tác, trong đó có trên 1.700 mẫu chuyên cấy 2 vụ lúa - 1 vụ đông (đậu tương, ngơ hoặc rau), cịn lại là trồng rau màu và nuôi

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ỨNG HÒA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 43 - 54)