Ngày thứ hai

Một phần của tài liệu tìm hiểu về đám tang của người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyên Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 28 - 39)

2.2.1. Mai Khươi Cốc (Mời Khươi Cốc)

Trước khi tiến hành làm Heo, nghi thức thứ nhất là Mai Khươi Cốc bởi chưa Mai Khươi Cốc chưa thể tiến hành làm Heo. Mai có nghĩa là mời chính thức và giao nhiệm vụ cho người làm Khươi Cốc. Nếu người sẽ lấy làm Khươi Cốc, ở gần mà đến kịp thời, sau cuộc họp bàn định như đã nói trên là mời ngay, trường hợp ở xa đến muộn thì thực hiện các thủ tục sau nghi thức Tức cũng được, song vẫn phải trước các nghi thức khác ngoài Tức.

-Nghi thức Mai Khươi Cốc

Người nhà làm một mâm lễ bao gồm một con gà, một chai rượu, một ít trầu cau đến nhà người được chọn làm Khươi Cốc để làm lễ xin (người nhà tôi

mất rồi đến với tổ tiên, đến với trời đất cần có người đưa đường, dẫn lối, phục vụ các bữa ăn cho ơng bà mặc dù gia đình có rất nhiều người, nhiều con nhưng anh hoặc cháu là người được ông, bà yêu quý nhất xin anh, cháu đứng ra đảm nhận công việc nặng nề này). Người được chọn làm Khươi Cốc sẽ làm các động

tác và lời nói từ chối khơng muốn làm cơng việc đau buồn này, bên gia đình có người mất thì khăng khăng không thay đổi…sau một thời gian từ chối không được phải nhận lời, Khươi Cốc gọi anh em bên phía nhà mình đến bàn việc (nhà

29

có người mất, tôi phải đứng ra làm người đưa đường và lo công việc xin anh em đừng bỏ tơi phải làm một mình, anh em mình phải cùng nhau khắc phục)

Sau khi Khươi Cốc phân cơng việc cho từng người theo mình giúp việc, nhà Khươi Cốc chuẩn bị vật liệu làm lễ bao gồm một con lợn (khoảng 50 kg), một yến gạo, trầu cau, bánh kẹo, bộ quần áo dài nam (áo đen quần trắng), một khăn dài đen, một khăn vuông trắng, một khăn piêu, một sải vải trắng, bốn dây lưng bằng tơ nhuộm các màu (trừ màu đen), một sấp vải trắng, một bộ váy áo dài nữ (màu đen), một thanh kiếm có cả vỏ, một chiếc rìu - lấy lá xanh bọc lưỡi, một vòng tay bạc, một chiếc đũa, một đọt bơng, một túi trắng, ngồi ra cịn có: một cái nồi, một cái chậu một cái thớt và những bát to, bát nhỏ, đĩa, chén, một đệm có cả khăn trải, một chăn, một gối. Tất cả những thứ trên trừ kiếm và rìu đều phải mới, chưa sử dụng. Các thứ đó được đặt dưới chân thi hài và mời vợ chồng người làm Khươi Cốc đến ngồi bên cạnh. Những người làm nhiệm vụ Khươi Cốc đứng hàng ngang, chắp tay ngang bụng, người đại diện trong gia đình nói:

“Bố, mẹ, anh, chị... của chúng tơi đã làm ăn sinh sống với bản mường chẳng có gì đáng chê đáng trách, tại bởi sang mùa mới thời điểm năm nay quạ đen sà xuống bến, dịch lớn sà xuống bản xuống mường, mới mắc phải đau phải ốm, nhưng rồi tắm nước chẳng mát, cúng bái chẳng khỏi, mới bỏ sinh thời, lìa đời sống. Nhưng mà cần có người làm bữa trưa chiều cho ăn và dẫn đường chỉ lối lên với tổ tiên thành Đẳm hay ma đẹp, bởi thế chúng tôi mới nhờ đến vợ chồng (tùy đối tượng xưng hô) mà làm bữa chiều trưa cho ăn và dẫn đường chỉ lối cho ông (bà) của chúng tôi lên với tổ tiên thành Đẳm hay ma đẹp”. Rồi họ sụp lạy và

quỳ gối, đặt tay trên đùi.

Người được mời làm Khươi Cốc đáp lễ:

“Bố... (tùy đối tượng xưng hô) của chúng tôi làm ăn sinh sống với bản mường chẳng có gì đáng chê đáng trách, tại bởi sang mùa mới thời điểm năm nay quạ đen sà xuống bến, dịch lớn sà xuống bản xuống mường, mới mắc phải

30

đau phải ốm, nhưng rồi tắm nước chẳng mát, cúng bái chẳng khỏi, mới bỏ sinh thời, lìa đời sống. Chẳng chê tơi kém hiểu kém biết, người vụng về như nỏ như tên vu vơ mà còn sai khiến làm bữa chiều trưa cho ăn và dẫn đường chỉ lối lên với tổ tiên thành Đẳm hay ma đẹp, tôi chẳng dám lời nào chối từ”.

Sau khi Khươi Cốc dứt lời, tốp đang quỳ đứng dậy. Khươi Cốc nhận các thứ đồ đã mang đến giao. Từ đây trở đi Khươi Cốc ăn, ở, ngủ tại gia đình tang chủ. Các thứ đồ của mà tang chủ đã giao đó Khươi Cốc dùng trong việc làm lễ tang gồm: một bộ quần áo dài đen chàm để Khươi Cốc mặc vào tang lễ, một dải khăn đen chàm cuốn đầu, một dải khăn trắng cuốn xuống lưng bụng để biểu thị cùng để tang, một đồng bạc trắng buộc vào đầu khăn đen, một vịng bạc trắng, một thanh gươm có vỏ và chi nạm bạc, một cái thớt, một đôi bát, đơi đũa, đơi thìa. Khi làm xong nhiệm vụ, tang chủ biếu thêm cho Khươi Cốc một gánh thóc, hai bát gạo nếp và một chai rượu. Bên tang chủ nếu có điều kiện kinh tế cho Khươi Cốc và vợ của Khươi Cốc mỗi người một chiếc nhẫn vàng. Sau khi Khươi Cốc thực hiện xong các thủ tục, mọi người có thể vào viếng.

Những lễ vật mà chủ nhà dành cho Khươi Cốc mang về sau tang lễ có ý nghĩa: các thứ tang chủ đã giao cho Khươi Cốc tức là phần cho vong hồn, Khươi Cốc lấy cả thì vong hồn mới nhận được ở mường trời, nếu Khươi Cốc bỏ cái nào thì vong hồn sẽ bị mất cái đó.

Đám tang thường quàn linh cữu tại nhà qua hai đêm, trường hợp làm Heo nhiều phải tổ chức quy mơ lớn tốn nhiều thời gian thì có thể qn linh cữu tại nhà qua nhiều ngày đêm5. Ở đây chúng tơi chỉ xin nói về lễ tang bình thường phổ biến là quàn linh cữu qua hai đêm. Theo tục lệ, quàn linh cữu qua hai đêm là để người chết nằm nhà hai đêm với con cháu trước khi về mường trời.

2.2.2. Y phục trong tang lễ

Sau khi thực hiện nghi thức Tức xong, cần có ngay là y phục tang lễ cho

5

31

những người ruột thịt mặc và khăn tang cho những người họ hàng đội. Quần áo tang lễ Xuổng Xửa Tộc dành cho vợ hay chồng cùng các con của người chết và đội khăn tang Khăn lón, con gái, con dâu, cháu trai, cháu gái, chị dâu, em dâu, chị gái, em gái... và những người trong dòng họ dự tang lễ đều đội khăn tang Khăn Lón, riêng Lung Ta đội khăn Khuýt.

Trong đám tang của người Thái đen, họ hàng gần xa với tang chủ chia làm hai loại. Một loại được mang khăn tang Bả hua đón và một loại không mang khăn tang Bả hua đăm6

những người mang khăn tang Bả hua đón cũng chia làm hai loại (Nhinh Sao) anh em bên nội đeo khăn tang trắng, (Lung Ta) anh em bên ngoại đeo khăn tang đỏ.

Khươi Cốc mặc áo dài đen, quần trắng, vấn khăn dài đen và vuông vải trắng gấp dài, phủ qua đỉnh đầu, cài hai đầu vào vành khăn đen, đeo túi trắng - dây vắt qua ngực, dùng ba chiếc dây lưng màu: một dây thắt trong, hai dây thắt đai ngoài, đeo thanh kiếm ngang lưng. Vợ của Khươi Cốc gọi là Nàng Khươi Cốc: mặc bộ váy áo dài đen, đội lồng hai khăn - khăn trắng trong, khăn piêu đen ngoài, dùng một dây lưng màu. Cả Khươi Cốc và Nàng Khươi Cốc đều ăn vận những thứ của tang chủ giao khi Mai Khươi Cốc.

2.2.3. Vị trí ngồi

Những người ruột thịt và họ hàng thân cận: là nữ giới ngồi cạnh linh cữu phía sàn Chan, là nam giới ngồi cạnh linh cữu phía Quản, Khươi cốc và Nàng Khươi Cốc ngồi phía chân linh cữu; những con dâu, cháu dâu, con rể, cháu rể chỉ được phép ngồi từ giữa nhà trở xuống phía dưới; những người đến dự tang lễ không ngồi gần linh cữu.

2.2.4. Nhiệm vụ của nam giới khi đến giúp làm Heo

Đàn ông đến giúp lễ tang gọi là Khửn Lông. Đến Khửn Lông là đến giúp làm Heo, cho nên nam giới đến Khửn Lông đều mang theo dao hay kiếm.

6

32

- Làm Choong (quan tài tạm)

Việc làm Choong khá đơn giản, gia đình tang chủ chuẩn bị sẵn gỗ, tre cho những người đến Khửn Lông làm. Khác với các dân tộc khác, quan tài của người Thái đen có tục hỏa táng chỉ đóng sơ sài bằng các tấm ván mỏng ghép vào nhau, có nơi chỉ đan bằng tre với hình thức thơ sơ, tạm bợ bởi vì khi thực hiện việc hỏa táng, người ta thường đốt theo thi hài.

- Làm Nộc Ma (chim ngựa làm phương tiện cho linh hồn người chết là nam giới lên trời)

Thường thường người ta lấy chạc cây làm bởi một bên cành làm thân, một bên cành làm cổ ln cho tiện, gọt đẽo thân giống chim, cịn cổ, đầu, tai giống ngựa. Riêng đầu và tai phải làm rời, xong mới lắp vào. Sau khi lắp xong, từ cổ trở lên giống ngựa ngẩng cao đầu, thân tạo hình giống hình chim. Dưới bụng đục lỗ tra cán, dài khoảng sải tay, đồng thời cán cũng coi là chân luôn, bởi chim ngựa chỉ một chân. Sau đấy mới trang trí: mắt, mũi, kẻ miệng, bờm được quét bằng mực đen. Đai cương, dây cương, dây chằng ngực, dây chằng đuôi đều được làm bằng dây sợi nhuộm đen. Người ta cắt vải màu nâu hay đỏ nhạt làm lót yên và cắt giấy khác nhau làm yên, dán trên lưng. Rồi lấy ống tre nhỏ hay trúc nhúng nước phẩm đen, tím, xanh mà chấm lên thành những nốt trịn xen kẽ màu khắp thân và cổ. Làm ba que dẹt bằng nhau, một đầu vót nhọn, que nào cũng được bọc suốt bởi băng giấy màu gập đôi, rủ xuống hai bên rộng, cắt ngang tách từng mảnh nhỏ, tạo thành chuỗi tua lòa xòa, các que tua này được cắm vào thân chim bởi đầu nhọn, hai que làm hai cánh, một que làm đi. Người ta thường có hai cách gọi: Mạ Pík (ngựa cánh) hay là Nộc Ma, phần nhiều quen gọi là Nộc Ma.

- Làm Ho (nhà cho linh hồn người chết)

Cách tính tầng của Ho, người ta khơng tính tầng dưới cùng bởi coi nó là nền, chỉ tính từ tầng trên trở lên, nghĩa là tầng thứ hai thành tầng thứ nhất, như vậy khi nói có mấy tầng là tính các tầng từ tầng trên trừ tầng dưới cùng. Việc

33

làm Ho, cũng dựa trên mức độ của Heo, Heo càng nhiều càng làm to và nhiều tầng, chẳng hạn Ho hai tầng, ba tầng...Ho được cấu tạo theo bốn góc và bốn mặt vng, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, càng lên cao càng nhỏ dần. Ho bình thường phổ biến là hai tầng.

Về trang trí, ở ba cọc trên đỉnh Ho, mỗi cọc dán ốp một thứ giấy màu khác nhau; cả mái trên lẫn mái dưới đều phủ một lớp vải trắng, rồi dán phủ kín nền vải bằng giấy các màu được cắt thành những hình người cách điệu, từng băng thể hiện từng giới một, dán xen kẽ băng nam băng nữ cầm tay nhau múa hát. Những giấy trang trí càng có được nhiều màu càng tốt, song dù ít cũng phải có được bốn màu: đỏ, vàng, xanh, tím, Ho là nơi để các linh hồn của người chết gặp mặt và vui chơi.

- Làm (Pi) (hoa chuối giống như tên lửa để làm phương tiện lên trời cho người chết)

Pi được làm bằng gỗ trịn mềm, đường kính khoảng 12cm , dài khoảng 30 cm. Phía đầu tiện nhỏ sâu vào khoảng 5cm thì để gờ rộng khoảng 4cm; phía đi cũng làm giống phía đầu nhưng ngọn đi hơi loe; thân của nó được tính giữa hai gờ đầu và đi, tiện thon trịn về hai phía đầu, giữa để phình, nhưng phía đi thon nhỏ và dài hơn phía đầu, ngồi gờ đầu gọi là cuống, xẻ bớt cuống đi một nửa để tiện buộc ép vào ngọn Ko Tung, lấy ống trúc hay tre nhỏ nhúng phẩm xanh, tím chấm lên khắp thân Pi thành những nốt trịn. Pi có thể là Pi đơn hoặc Pi kép. Số lượng Pi tỷ lệ thuận với số lượng Heo, chẳng hạn: Heo 30 một chiếc Pi, Heo 50 đến 90 hai chiếc Pi, Heo 110 bốn chiếc...

2.2.5. Nhiệm vụ của nữ giới đến giúp làm Heo

Công việc làm Heo phần cắt, khâu, may cần nhiều nữ giới đến giúp tang chủ để chuẩn bị các thứ cho đám tang như làm Xuổng Xửa Tộc, Khăn lón, Mák Khánh, làm Chao n, cờ, trang trí ơ, nón, quạt, Chao Phạ...

34

Việc làm nón, ơ, quạt ít nhất cũng phải có mỗi thứ một cái, nếu Heo nhiều thì ơ và quạt mỗi thứ từ hai cái trở lên. Mỗi chiếc ơ được trang trí giống như cái lọng với các hoa văn rực rỡ. Nón và quạt thì trang trí đơn giản hơn, chỉ viền vải màu quanh mép, riêng nón có làm thêm chóp bằng giấy vàng dán vào đỉnh, quai nón bằng vải màu, dây treo quạt bằng chỉ màu…

Làm cờ: Cờ được làm bằng Khuýt và tơ, mỗi mặt đều rộng gang tay và dài một sải tay, khâu khép đầu trên hai băng vào nhau khoảng 30cm, lấy vải màu khâu ốp hai mặt vào cho dày, cắt vát cân tạo thành đỉnh nhọn giữa và luồn cây trong cho cứng, trên đỉnh nhọn dính cây chỉ để buộc theo cán, hai bên phía đỉnh đều đính giấy hình trăng trịn, hai băng Kht và tơ được thả song song xuống, hai mép của mũi băng đều viền khác nhau, đầu cuối của băng được cắt vát nhọn giữa và khâu ốp vải màu hai bên mặt, từ chỗ cắt vát trở xuống, mảnh màu hai bên thành hình tam giác cân ngửa, giữa mặt tam giác hai bên đều gián giấy vàng hình nửa vành trăng, góc nhọn dưới cùng đính tua nhiều màu được gọi là Hang Tủ, xong đính hai dải tua vào hai góc bên cạnh phía trên đỉnh, thả dài xuống ngang hai băng Khuýt, mỗi dải tua là mỗi vải màu khác nhau và đều rộng bằng ngón tay cái.

Làm Chao Uôn: Chao Uôn được làm bằng một sải vải trắng, cả khổ, hai đầu không khâu, khâu gập dọc một bên mép để luồn cán, hai góc ngồi đính tua đen, giống cờ lá chuối. Chao n, cờ, ơ, nón, quạt...được đem treo dưới chân linh cữu, trước mặt Khươi Cốc.

Làm Chao Phạ: ghép hai băng vải trắng và Khuýt cùng khổ với nhau, bên băng vải trắng khâu gập dọc mép ngoài để luồn suốt cây Chao Phạ cây tre dài từ gốc đến ngọn đã nói ở phần trên, băng vải dài xuống dưới hơn băng Khuýt một chút bởi nó cần trùm xuống gần sát gốc cây Chao Phạ, độ ngắn dài cũng tỷ lệ thuận Heo ít hay nhiều, mức bình thường: Heo 30 dài 5 sải, Heo từ 50 đến 90 dài 7 sải, Heo từ 110 dài 9 sải…Mép ngồi của băng Kht đính các ngấn tua màu.

35

Làm Lỉu: Số lượng Heo được tính theo số lượng Lỉu, tức là bao nhiêu Lỉu thì bấy nhiêu Heo, trừ Chao Phạ khơng tính vào số lượng, chính vì thế người ta thường gọi là Lỉu Heo. Chẳng hạn Heo 30 là 30 Lỉu, Heo 50 là 50 Lỉu, Heo 70 là 70 Lỉu...Trong tổng số Lỉu, có một nửa số Lỉu làm bằng vải trắng và một nửa bằng Khuýt. Mỗi sải vải trắng và mỗi sải Khuýt chia thành ba Lỉu, rộng cả khổ, khâu gập một bên dọc mép để tra cán, hai đầu khơng khâu, hai góc ngồi đính tua khác màu, Lỉu làm giống cờ lá chuối. Lỉu được treo vào Ko Tung Luông - trụ dưới Chao Phạ.

2.2.6. Các nghi thức phúng viếng, đánh thức vong hồn dậy

Nghi thức Khửn Choong: sau khi Choong đã làm xong thì mổ con lợn khoảng 40, 50 kg trở lên để làm lễ Khửn Choong, gọi là (Mu Khửn Choong). Nghi thức mổ lợn Khửn Choong được tiến hành như sau: Khươi Cốc ăn vận, vấn khăn, đeo túi, đeo kiếm, thắt đai như đã nói ở phần y phục tang lễ. Tiếp theo Khươi Cốc cầm bó đuốc, đứng dưới chân thi hài mà nói to, ý nói rằng: người đã qua đời mà biến thành kiếp khác, gia đình có con lợn làm lễ Khửn Choong, người hãy nhớ lấy. Nói rồi Khươi Cốc cầm bó đuốc xuống gầm sàn nhà. Trong khi đó các Khươi Ham đã bắt con lợn đem đặt dưới gầm, chính dưới nơi đặt thi hài. Khươi Cốc tuốt kiếm, giơ đuốc qua họng lợn, dùng kiếm cứa họng lợn, sau

Một phần của tài liệu tìm hiểu về đám tang của người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyên Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)