2.3.1. Chuẩn bị chỗ an táng
Sau khi Xán Xông xong, từ sáng sớm, Khươi Cốc cùng tang chủ, anh em, con cháu họ hàng đi chọn chỗ an nghỉ cuối cùng cho người quá cố. Trước khi đi, Khươi Cốc khấn trước linh cữu, mời vong hồn đi theo để chọn chỗ an nghỉ và ưng chỗ nào hãy mách bảo. Vào trong rừng tha ma, tang chủ ngắm ưng chỗ nào
40
thì Khươi Cốc gieo quẻ sấp ngửa tại đó theo cách như sau:
Khươi Cốc phát quang một khoảng nhỏ và quét sạch rác rưởi; cắm vào đó chiếc đũa, đầu trên chẻ kẹp cái đọt bơng, chặt một đoạn cây tươi trịn nhỏ, dài khoảng 15cm, bổ đôi làm que gieo sấp ngửa. Rồi Khươi Cốc cắm mũi kiếm xuống đất, cạnh chiếc đũa, quay lưỡi sang phía mình và lấy xấp vải trắng cùng với vòng tay bạc trong túi đang đeo ra đặt đối diện lưỡi kiếm. Khươi Cốc quỳ gối trên xấp vải gấp nhỏ khổ thành chiều dài, cầm sấp hai que song song trên bốn ngón tay, miệng xướng những câu nói với vong hồn quá cố ý nói là người đã qua đời biến thành kiếp khác, tôi là Khươi Cốc đến chọn chỗ an nghỉ cho người, nếu ưng an nghỉ chỗ này hãy cho que sấp ngửa. Nói xong Khươi Cốc hất ngang hai que và quả trứng gà vào lưỡi kiếm. Sau khi hai que va vào lưỡi kiếm rơi xuống đất mà một que ngửa, một que sấp nằm song song, quả trứng vỡ thì vong linh đã ưng nơi an nghỉ tại đây, chỗ đũa kẹp đọt bông cắm là giữa tim. Nếu hai que tuy sấp ngửa nhưng lại vắt chéo nhau hoặc đầu ra đầu vào và quả trứng khơng vỡ thì vong linh chưa thật ưng tại đây mà muốn an nghỉ nơi khác, như vậy phải di chuyển gieo que những nơi gần quanh đó. Mỗi lần gieo quẻ đều phải tiến hành đúng động tác như đã nói trên và thay que sấp ngửa mới. Chọn được chỗ nào, Khươi Cốc để nguyên chiếc đũa cắm kẹp đọt bông.
Sau khi đã chọn được chỗ an nghỉ Khươi Cốc và tang chủ ra về. Anh em, con cháu họ hàng ở lại phát quang rộng, quét dọn sạch sẽ chỗ định hỏa táng. Tiếp theo người ta dựng Koong Phon, nghĩa là chất đống củi để thiêu xác lên chỗ đã dọn dẹp. Koong Phon hình chữ nhật, dài khoảng một mét; đóng bốn cọc gỗ tươi chặn hai bên dọc của hai đầu, xếp từng lớp ba thanh gỗ khô, to ngang bắp đùi, dàn thưa đều: hai thanh hai bên nằm sát cọc, một thanh nằm chính giữa và giữa khoảng cách các thanh gỗ khơ thì đặt những thanh gỗ tươi nhỏ, tất cả củi được xếp thành bẩy lớp, cao ngang ngực, người được giao chỉ đạo làm Koong Phon phải tính tốn làm sao cho lượng củi đủ để cháy thiêu hết xác (tùy theo người béo, người gầy) chứ không được bổ sung thêm trong quá trình hỏa táng.
41
Củi nhất thiết phải mang từ nhà đi. Koong Phon đều phải xong trong buổi sáng, sau khi làm xong mỗi người phải uống vài ngụm rượu mang theo để chia sẻ và xin các hồn ma cai quản thứ lỗi việc họ đã xâm phạm vào rừng thiêng.
2.3.2. Nghi thức Pông Khon Phi (đưa thi hài đi hỏa táng)
Pông Khon Phi tức là đưa thi hài đi mai táng, người ta thường gọi tắt là Pông.
Sau khi đã chọn xong nơi an nghỉ, Khươi Cốc và tang chủ trở về nhà thì mổ lợn để làm nghi thức Pơng. Người ta gọi con lợn đó là Mu Pơng.
Lợn Pông cũng to tương tự lợn Khửn Choong. Con lợn cũng được các Khươi ham bắt trói đến tại chỗ đã mổ lợn Khửn Choong. Khươi Cốc đứng trước linh cữu khấn với vong hồn là có con lợn cho làm lễ Pơng. Rồi Khươi Cốc cầm bó đuốc xuống gầm sàn, đuốc hơ qua họng lợn, rồi rút kiếm cứa như mổ lợn Khửn Choong, cách pha thịt và nấu nướng các món cũng giống như vậy.
Đến khoảng thời gian 11 giờ trưa thì tiến hành lễ Bók ngai Mu Pơng. Cách sắp mâm, các thứ cần có và vị trí đặt mâm đều giống như lễ Khửn Choong. Bước vào làm lễ, tất cả mọi người thân đều ăn mặc, đội đồ tang lễ đầy đủ và ngồi vào vị trí của mình, Khươi Cốc ăn mặc, nai nịt như khi hành lễ, cạnh Khươi Cốc phía bên sàn là Nàng Khươi Cốc ngồi, phía bên cạnh là phụ tá của Khươi Cốc. Tất cả giữ yên lặng. Khươi Cốc tuốt kiếm, tỳ mũi xuống giát, ngửa lưỡi, đặt quyển sổ Xống Phi trước mắt để đọc, sau khi Khươi Cốc đọc xong thì làm lễ Bók Ngai, lúc này mọi người cùng đồng thanh khóc thức gọi hồn dậy ăn, long trọng như lễ Bók Ngai lúc Khửn Choong. Xong lễ này mọi người nghỉ ăn trưa.
Vào khoảng 1 giờ chiều Khươi Cốc tiếp tục hành lễ, Nàng Khươi Cốc ngồi đằng sau, nắm tà áo Khươi Cốc. Khươi Cốc bắt đầu đọc bài tiễn vong hồn từ nhà ra đến rừng ma. (lời tóm tắt bài Tiễn vong hồn xem Phụ lục số 4, Tr.88)
42
Khươi Cốc đọc xong bài tiễn vong hồn thì làm lễ Bók Ngai lần nữa gọi là Bók Ngai Dọ. Sau khi xong, để ít phút cho người thân khóc tiếc thương và xem mặt người quá cố lần cuối cùng. Rồi anh em họ hàng xúm vào khiêng Choong ra giữa nhà nhấc bổng ba lần mỗi lần nhấc đều đồng thanh hô (Mả Khửn) tốt lành. Vợ hay chồng, con và người thân của người quá cố đi quanh Choong - từ bên phải vòng qua trái rồi vòng lại, tuần tự, hàng một. Một người đàn bà đứng phía cuối Choong phía bên trái thi hài, cầm cái vợt xúc trên khơng khí cạnh sườn của từng người đi qua, đó gọi là Xỏn Khn (xúc hồn), nó có nghĩa là xúc giữ lấy hồn vía của những người thân khơng cho đi theo vong hồn người quá cố. Thực hiện nghi thức Xỏn khuôn xong mới đưa Choong xuống nhà: nếu là nam giới thì đưa xuống phía thang Quản, nếu là nữ giới thì đưa xuống phía thang Chan, qua bậc thang bắc tạm (thang để đưa linh cữu xuống)7, cái thang đó gọi là Đay Luổn. Đay Luổn phải là bậc chẵn, không làm bậc lẻ chẳng hạn 2, 4, 6 bậc. Sau khi khiêng Choong ra đường người ta hạ xuống, làm lễ Bók Ngai, nhưng lần này thì đơn giản, chỉ có xơi và trứng. Tiếp theo các Khươi Ham là những người làm nhiệm vụ khiêng, bắt đầu buộc đòn khiêng vào Choong. Gồm hai đòn dài, buộc vào thân Choong, dọc hai bên phía ngồi bằng lạt cho thật chắc khỏi bị tuột hay ngả nghiêng. Các Khươi Ham khiêng ở bốn đầu đòn. Mỗi Khươi Ham lấy đoạn sáp nến thắp đính vào đầu địn của mình. Chuẩn bị xong, các Khươi Ham cất đầu địn lên vai cùng một số anh em họ hàng nâng giúp. Nguyên tắc khiêng người chết là cho đằng chân đi trước, tức người chết ra đi vĩnh viễn không bao giờ quay mặt lại bản.
Cách thức đưa đám: Ngay từ nhà, Khươi Cốc cầm bó đuốc đã châm sẵn, vác Chao n đi trước, tiếp đến là linh cữu, những người đi đưa theo sau đi đến nơi hỏa táng. Khi đến nơi, Khươi Cốc cắm Chao Uôn tại chỗ làm Heo, không mang lại nhà nữa. Các Khươi Ham hạ Choong xuống, những người thân nâng thi hài cùng cả đệm ra khỏi Choong đặt trên Koong Phon. Khươi Cốc lấy gói xơi gà
7
43
trong túi mình đeo ra, bày xuống đất, cạnh Koong Phon làm lễ Bók Ngai. Khươi Cốc quỳ, chống mũi kiếm xuống đất, ngửa lưỡi; Vợ hoặc chồng và các con các cháu: nam quỳ, nữ ngồi bệt, cùng cúi đầu lạy. Khươi Cốc nói: “Hỡi ơi!... (tùy đối
tượng xưng hơ) người đã chết thành ma, ra đi thành Đẳm, tôi là Khươi Cốc đã dẫn đường người đến nơi an nghỉ, giờ có gói xơi gói gà đến làm lễ cho người ăn, hãy dậy ăn cơm, hãy dậy ăn trưa, khi người còn sống ăn cơm ngồi ghế mây, nay người chết ngồi ăn trưa ở rừng ma, ăn rồi hãy tắm mỏ nước nóng thành người lành, chải đầu thành người hay người mới, vào đất đen biết biến hóa, vào đất sâu thành rồng!”. Lúc này mọi người khơng khóc thức vong hồn dậy ăn như ở
nhà, chỉ cúi lạy, sau khi Khươi Cốc làm xong lễ Bók Ngai mới đứng dậy. Xơi gà vứt đi, Khươi Cốc cầm bó đuốc (đuốc của Khươi Cốc thắp từ nhà đi khơng được
làm tắt) và nói: “Tơi là phận rể sẽ châm lửa Koong Phon cho thành nước mỏ nóng trong cho người tắm mà hóa nên người, lên với ơng cha, lên với tông tộc, nhỡ tơi sơ xuất gì chớ chê chớ trách, hãy bỏ qua và hãy phù hộ tôi!”.Trong khi
Khươi Cốc châm đuốc vào Koong Phon thì một người cầm lật khăn phủ mặt thi thể lên rồi phủ xuống, làm như thế ba lần, vừa làm như thế vừa nói với người quá cố hãy nhìn trời và người thân nhìn lần cuối trước khi hóa thân. Theo quan niệm tâm linh của người Thái: Lửa của Koong Phon là mỏ nước nóng thiêng, tắm cho người chết hóa thân thành kiếp mới.
Sau khi lửa đã bốc lên thì Khươi Cốc và đám đơng đi đưa ra về. Những người nam giới thân cận ở lại chăm nom Koong Phon, cho thật cháy hết xác mới quay trở về.
Koong Phon có cả củi tươi xen lẫn củi khơ là để cháy đượm nhiều nhiệt, những đoạn gỗ tươi kê hai đầu cách thưa các lớp củi cho thoáng dễ cháy, sau khi từng lớp củi dưới cháy sắp tàn thì lấy móc kéo tuột gỗ kê ra cho từng lớp củi sập dần xuống để thi thể không văng ra khỏi Koong Phon.
44
hồn. Vong hồn vẫn ở nhà bởi Khươi Cốc chưa làm lễ tiễn lên trời.
Sau khi đã đưa linh cữu vào rừng hỏa táng, thì tại nhà, nơi đã khâm liệm người ta lại trải chiếu mới, đệm lót mới, gối mới, đắp chăn mới, mắc màn che như vẫn còn linh cữu. Vẫn khóc thương, vẫn túc trực, vẫn đọc Tơ Mương. Ai đến chậm vẫn phúng viếng bình thường.
2.4. Ngày thứ tƣ
2.4.1. Nghi thức nhặt xương, chôn cốt (Kếp Lúk), dựng nhà mồ (Thiêng Heo)
Sáng sớm hôm sau, tức sang ngày thứ tư, những người thân trong gia đình đi nhặt xương, gọi là Kếp Lúk. Họ tìm trong đống tro Koong Phon, thấy mảnh xương nào cịn sót lại chưa cháy thì nhặt bỏ trong cái hũ nhỏ, không dùng tay hay cây, mà dùng đoạn mía bổ đơi để gắp xương bỏ vào hũ. Trong quá trình nhặt xương nếu ai nhặt được các đồng bạc trắng thì được coi là rất may mắn, họ cho rằng như thế được linh hồn người chết thương và quan tâm phù hộ hơn người khác. Sau khi đã nhặt xong xương, họ bỏ vào chiếc mẹt đem rửa trong rượu cho sạch sẽ, chôn hũ xương vào giữa Koong Phon. Lấy sợi tơ và sợi vải, độ dài khoảng 5 mét, to khoảng bằng ngón tay cái được nối vào nhau, một đầu của đoạn tơ buộc vuông vải trắng bỏ vào trong hũ xương. Hạ hũ xuống hố, dây tơ và vải nối nhau đó gọi là Xai Chaư (dây tim), đầu dây còn lại được kéo giữ thẳng lên khỏi mặt đất. Tất cả than tro của Koong Phon đều quét sạch bỏ vào hố, phủ lên chum xương, rồi đổ đất chôn chặt.
Đại diện bên ngoại Lung Ta đo định phần mồ. Mồ (Ku Heo). Ku Heo làm rộng, bốn bề ngang nhau vng vắn. Kích thước rộng, dài của nhà mồ khơng cần cụ thể chỉ áng chừng cho vừa với sự rộng, hẹp của Ku Heo. Song mức nhỏ tối thiểu vẫn phải đảm bảo che trùm cả nền huyệt. Nhà mồ tiếng Thái gọi là Thiêng Heo.
Thiêng Heo là nhà sàn, gác sàn cao ngang ngực, gồm hai gian: một gian rộng, một gian hẹp, gian hẹp bằng nửa gian rộng, gian rộng phía đầu huyệt - gian
45
chính, gian hẹp phía chân huyệt - gian phụ. Đầu phía gian rộng khơng làm mái hồi, đầu phía gian hẹp làm một mái hồi cong. Gian rộng thưng kín bốn mặt, làm cửa vào chính giữa phên thưng trong nhà. Phía đối diện đầu thang được thưng ngăn đơi, ngăn trong (Cơi), ngăn ngồi (Xia).
Thang bắc lên sàn Thiêng Heo gồm bốn bậc. Bên ngoài đầu hồi khoảng nửa phên thưng gian chính, cao lưng chừng, đục thủng một lỗ vng nhỏ gọi là Hu Hóng (lỗ Hóng). Phần mái được lợp bằng gianh hoặc ngói. Ở dưới gầm Thiêng Heo người ta lấy cây làm khung chặn bên trong hàng cột, đổ đất, nện bằng phẳng thành nền cao hơn ngoài. Sau khi xong thì đưa Choong vào đặt dưới gầm8. Luồn dây Xai Chaư, thẳng lên buộc vào gầm sàn của Thiêng Heo.
2.4.2. Nghi thức mổ trâu bò làm lễ mời vong hồn
Khươi Ham dắt con trâu đến bên chân Xau Hóng (cột Hóng), dưới gầm sàn, cột cổ trâu vào Xau Hoóng, Khươi Cốc tiến đến linh cữu và nói "Người đã
chết thành ma, ra đi thành Đẳm, nay gia đình có con trâu (bị) cho mang đi lên làm gia sản, hãy nhớ mang lên theo, hãy phù hộ gia đình con cháu nhé!" Rồi
Khươi Cốc cầm lấy rìu đi xuống gầm sàn nhà, người phụ việc mang ghế mây, trên mặt ghế có áo của người quá cố, vợ hay chồng và các con theo sau Khươi Cốc xuống gầm nhà. Khươi Cốc đặt ghế mây có áo bên cạnh con trâu. Người con trai cả, cầm cuộn chỉ, tháo kéo dần từ chỗ khâm liệm đến con trâu buộc chỉ vào trâu, những người thân xếp theo hàng dọc, ngửa một tay đỡ vuốt sợi tơ theo sau, lên đến nửa thang thì thả con chỉ xuống gầm thang, cả đoàn tiếp tục lên thang mà về chỗ ngồi của mình. Từ khi cầm sợi chỉ dòng từ con trâu ra, cả đồn khơng ai được ngối lại sau, cứ nhìn trước mà bước. Làm như thế mang ý nghĩa rằng người ruột thịt nhất dắt hồn trâu ra giao cho vong hồn người quá cố và bỏ con chỉ xuống gầm thang là thực hiện động tác đã giao xong rồi chia tay ly biệt. Người quá cố dắt trâu đi, người sống trở lại nhà, khơng ngối nhìn nhau nữa. Sau
8
46
khi đã xong nghi thức trên, Khươi Cốc giơ rìu lưỡi bọc lá xanh làm động tác giả chém vào đầu trâu ba lần, rồi lấy đuốc hơ qua họng trâu, rút kiếm ngửa lưỡi cứa họng trâu. Xong xi Khươi Cốc mang các thứ của mình đã đưa xuống trở lên nhà, để cho, Khươi Ham tiến hành mổ trâu, pha thịt.
Các Khươi Ham pha thịt và chia luôn phần thịt cho các bộ phận tham gia giúp làm Heo, một mảng sườn, cả da và một nửa bộ lòng đem giao cho Khươi Cốc. Một sấn thịt to và kèm theo một phần nội tạng, cho bộ phận làm Pi, Ho, Nộc Ma. Một sấn đem đến chỗ Khươi Cốc ngồi, nơi đã quàn linh cữu, sấn thịt này sau khi xong lễ Khươi Cốc cắt lấy một nửa đem về nhà mình, một nửa để lại cho gia đình tang chủ. Cịn hai sấn nhỏ, một sấn trả công người đọc Xán Xông, một sấn trả công người đọc Xống Phi và Tô Mương. Phần nội tạng còn lại và một đùi trước cho người đào rãnh và làm nhà mồ, một đùi sau cho Po Bả, nhưng Po Bả chỉ lấy một phần thịt và da, để lại xương cùng ít thịt cho người Xỏn Khuôn (xúc hồn) và Phẻo Hươn (quét nhà) cùng với một bắp thịt nhỏ, xâu lạt treo góc gác bếp để lại cho gia đình tang chủ, một đùi sau dành cho Khươi Ham. Họ cũng dành hai miếng thịt cho bộ phận phụ nữ tham gia cắt may các thứ đồ làm Heo, khúc cổ chia cho bộ phận làm Ko Tung Lng, một số ít thịt ở nửa thân phía dưới trả cơng cho những người đi báo tang và mượn các thứ cần thiết cho đám tang. Cịn lại xương đầu có cả sừng, xương hàm, xương hơng mang đi để ngoài nhà mồ.
Sau khi đã nấu nướng xong bữa trưa thì cử hành lễ Bók Ngai. Nếu mổ trâu (Bók Ngai Quai), mổ bị (Bók Ngai Ngua), gọi chung là Bók Ngai Lng (Bók Ngai lớn), nghi lễ này được thể hiện khơng khí uy nghi và long trọng. Những người thân có mặt đầy đủ tại chỗ của mình, mặc trang phục tang lễ đầy đủ tập trung vào ngồi trong nhà, tất cả giữ yên lặng không đi lại và làm ồn. Thủ