Biến đổi trong nghi lễ tang ma ở bản Nà Lạn

Một phần của tài liệu tìm hiểu về đám tang của người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyên Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 56)

Bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La là một bản nằm ngay sát mặt đường quốc lộ 6 cách thị trấn huyện Thuận Châu 4km, quá trình phát triển của đất nước đang diễn ra một cách mạnh mẽ và đa dạng, đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong cuộc sống của những người dân nơi đây. Những biến đổi đó cũng phản ánh rất rõ sự ảnh hưởng của quá trình phát triển xã hội và trình độ dân trí đó là sự biến đổi trong tổ chức quản lý hành chính - xã hội, không gian kiến trúc và cơ sở hạ tầng, thành phần dân cư, những chuyển biến về cơ cấu kinh tế, ngành nghề… đã kéo theo những biến đổi về đời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống tín ngưỡng trên cả bình diện cộng đồng và gia đình, dịng tộc.

Với quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận” nên việc lo chu tất cho người mất là nghĩa vụ và cũng là trách nhiệm thiêng liêng của người đang sống. Ở bản Nà Lạn, các nghi lễ cử hành đám tang để tiễn đưa những người mới mất qua đời sang thế giới bên kia được thực hiện chủ yếu theo các phong tục, tập quán có từ lâu đời và thơng qua các quy định của chính quyền địa phương, hương ước của bản.

Trong tang ma có nhiều nghi thức, nghi lễ được người dân nơi đây bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình phát triển xã hội, cách thức tổ chức đám tang được đơn giản hóa và ít nhiều biến đổi so với trước đây.

Qua quan sát tham dự một vài lễ tang tại bản Nà Lạn trong thời gian gần đây, chúng tơi thấy nhìn chung đám tang thường được tiến hành theo một trình

57

tự tương đối thống nhất với những nghi thức chung tương tự như nhau.

Ngày nay, cách thức tổ chức đám tang ở Bản Nà Lạn đơn giản hơn trước nhiều. Người dân không để người mất trong nhà lâu, theo quy ước của địa phương và hương ước của bản, người chết chỉ được để trong nhà không quá 48h, người chết vì bệnh truyền nhiễm khơng q 24h.

Một số quan niệm của người dân bản Nà Lạn về tang ma truyền thống cũng có biến đổi, các nghi lễ về tang ma của bản cũng biến đổi theo thời gian, cụ thể như trong đám tang của một cụ bà 90 tuổi trú tại bản, tôi thấy chủ nhà treo chiếc loa nhỏ phát âm tụng kinh niệm phật và rải vàng mã dọc đường khi đưa người chết đi hỏa táng, mặc dù người dân tộc Thái đen không theo một tôn giáo nào. Đây là một việc làm rất mới mà trong các tài liệu và các cơng trình nghiên cứu về tang ma của người Thái đen trước đây không hề nhắc đến.

Lý giải cho sự thay đổi này, một cán bộ hưu trí 62 tuổi sống tại bản giải thích như sau: “Chúng tơi từ xưa tới nay vẫn có niềm tin về linh hồn và kiếp sau.

Gần đây chúng tôi được nghe giảng rất nhiều về đạo phật, đọc được nhiều tài liệu về sự đầu thai cho kiếp sau của người dân tộc Kinh sống trong bản và xem trên các phương tiện thơng tin đại chúng thấy có nhiều điều hợp lý nên cũng bắt chước làm theo. Điều đó hồn tồn phù hợp với quan niệm nhận thức tâm linh, điều kiện vật chất và tinh thần của người dân”.

Khơng biết những quan niệm đó như thế nào, mức độ tin cậy và hợp lý đến đâu, nhưng đó là niềm tin của người dân nơi đây nên họ đã thay đổi cách thức để hợp với xu thế phát triển của xã hội. Đó là một xu thế vừa hiện đại, vừa truyền thống, vừa đầy đủ các thủ tục cho người đã khuất mang theo (trên đường lên trời) mà vẫn đáp ứng được những yếu tố tâm linh của họ cho sự chuẩn bị đầu thai kiếp sau của người đã khuất.

Bên cạnh tiền bạc, ngày nay trong đám tang người dân bản Nà Lạn còn bỏ thêm cả các đồ dùng sinh hoạt thường ngày cho người mất mang theo như lúc

58

còn sống. Tuy nhiên, đồ dùng sinh hoạt cho người mất cũng đơn giản và lược bỏ đi rất nhiều, chỉ mang tính tượng trưng. Đúng theo quan niệm trần sao âm vậy phổ biến trong quan niệm của người Kinh. Chỉ khác một chút là đồ dùng mang theo của người Kinh khi chết người ta thường đốt, còn của người Thái đen khi mất thì đem theo để ngồi mộ.

Việc bỏ tiền bạc vào miệng, tay, quan tài và hũ xương của người chết cũng vậy, trước đây người ta thường bỏ vào đó với số lượng nhiều với quan niệm cho người mất mang đi để tiêu và người sống được chia của ra sao thì người chết cũng vậy. Nhưng ngày nay, ý thức được việc đó một cách rõ ràng đó là một sự tốn kém và lãng phí khơng cần thiết nên họ chỉ bỏ vào một chút tượng trưng.

Nghi lễ khâm liệm hiện nay ở bản Nà Lạn cũng thay đổi. Sau khi hoàn tất việc mặc quần áo, sửa sang sắc diện cho người mất, người ta đặt thi hài xuống sàn nhà và bó chặt. Việc bó buộc thi hài nhằm ngăn chặn khí độc và chất lỏng trong cơ thể thốt ra ngồi, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, ngày nay quan niệm đó đã thay đổi. Người dân bản Nà Lạn giờ khơng cịn bó thi hài người mất nữa vì họ cho rằng để giúp người mất được thanh thản ra đi trong một tư thế thoải mái như đang ngủ.

Cùng với q trình đơ thị hóa, hiện nay nhiều ngơi nhà truyền thống ở bản Nà Lạn với mái ngói, mái gianh hình mu rùa khơng cịn nữa mà thay vào đó là những ngơi nhà cao tầng mái bằng hiện đại xây dựng bằng bê tông cốt thép. Xu thế ngói hóa biến đổi từ mái khum thành mái phẳng, kiều dáng vẫn là nhà sàn truyền thống nhưng kết cấu đã thay đổi nhiều, cầu thang lên xuống bằng gỗ được thay bằng cầu thang bê tơng chắc chắn. Do đó nhiều nghi thức của đám tang khơng thể tiến hành như xưa, ví dụ như việc đưa xác người mất ra ngoài đi hỏa táng đối với nhà xây vẫn phải tiến hành qua cửa chính, việc bắc thang tạm với số bậc chẵn chỉ là hình thức tượng trưng.

59

Các đám tang ở bản Nà Lạn hiện nay vẫn chủ yếu được tổ chức tại nhà riêng, trên phạm vi mặt bằng chỗ ở của gia đình.

Việc quàn người mất cũng vậy, khi khơng có xà và cột xau hẹ thì việc đó được thực hiện ở gian chính của ngơi nhà nơi có khơng gian thống đãng và thuận tiện nhất. Hoặc trước kia nghi thức làm Tức phải bắn súng kíp thì nay do có lệnh cấm nên người ta khơng cịn sử dụng nữa, hay thay vì việc cử người đi cả ngày đường để báo tin như trước đây thì nay, việc báo tin bằng điện thoại cũng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Đó là những việc bước đầu phải thực hiện đã giúp cho tang chủ giản tiện đi rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc điều mà trước đây để thực hiện đầy đủ các việc đó là cả một vấn đề. Đặc biệt hơn là cùng nghi thức quay cữu, ở một số dân tộc khác, quan tài được đặt theo hướng chân ở phía bàn thờ, đầu ở phía cửa, mặt hướng về bàn thờ với quan niệm cũng khác hẳn là để “vái lạy tổ tiên” trước khi họ ra đi nhưng ở bản Nà Lạn lại quay chân ra cửa. Khi được hỏi về các điều này, một cụ ông 80 tuổi trú tại bản Phiêng Sạ xã Chiềng Ly huyện Thuận Châu, một trong số rất ít người cịn biết được tương đối các nghi lễ trong tang ma của người Thái đen cho biết: “việc bỏ

đi hoặc làm tắt một số thủ tục là do điều kiện thực tế đã giúp cho việc tổ chức tang lễ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn, những việc làm đó hồn tồn phù hợp mà vẫn thực hiện đầy đủ các nghi thức và người Thái đen ở bản Nà Lạn quan niệm người chết đưa đằng chân đi trước có nghĩa là khơng bao giờ quay trở về nữa họ đã hiển linh ở mường trời, ở nơi cuộc sống tốt đẹp.

Với xu hướng phát triển tất yếu của xã hội, một số loại y phục cũng thay đổi thậm chí biến đổi khá sâu sắc. Hiện nay người dân ở bản Nà Lạn hầu như mặc Âu phục kể cả khi hành lễ họ cũng mặc xuồng sửa tộc bên ngồi khơng cầu kỳ như trước nữa.

Về quan hệ dòng tộc và cơ cấu gia đình cũng vậy, xưa kia các gia đình trong bản phần lớn là cùng dân tộc nhưng gần đây cơ cấu gia đình nhỏ cóa xu

60

hướng phân chia thành những gia đình nhỏ hơn, chỉ gồm hai thế hệ chung sống trong một mái nhà. Nếu như xưa kia, lấy nhau xong con cái thường ở chung với bố mẹ thì nay số cặp hơn nhân mới tách ra đã phổ biến hơn. Đồng thời, việc hôn nhân giữa các dân tộc ngày càng phát triển dẫn đến một gia đình goomg nhiều thành phần dân tộc. Thậm chí, trong một gia đình có hai, ba thế hệ lấy vợ hoặc chồng khác tộc.

Từ ngày đất nước đổi mới, quan hệ dòng họ ngày càng được phát triển hơn, mở rộng hơn vì trong cơ chế thị trường hiện nay quy luật “bán anh em xa, mua láng giềng gần” được người dân ý thức rất cao. Quan hệ dịng họ khơng dừng lại trong phạm vi trực hệ cùng huyết thống mà nó bao gồm cả hệ thống thân tộc. Nói khác đi là gồm cả quan hệ bên nội và bên ngoại. Có những trường hợp, do quan hệ làm ăn dẫn đến quan hệ hôn nhân và là cơ sở cho quan hệ dịng họ mới hình thành, tạo nên những nhân tố mới trong xu thế hội nhập giữa các dân tộc hiện nay.

Xưa kia, khi gia đình có người qua đời, việc đầu tiên là phải thơng báo với họ hàng và nhờ giúp đỡ. Ông con trưởng trong gia đình có trách nhiệm phân công công việc cho từng người. Họ hàng phải trông nom, quán xuyến tồn bộ cơng việc. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của bà con hàng xóm nên thường bị động và rất vất vả. Nhưng hiện nay ở xã Tông Lạnh, bản nào cũng đều lập ra một ban tang lễ riêng do trưởng bản làm trưởng ban và cùng lo toan mọi việc cho gia chủ. Ban tổ chức có trách nhiệm điều hành lễ tang, ghi chép điều hành lo liệu cho từng công việc cụ thể và tất nhiên họ vẫn không thể thiếu sự giúp đỡ của bà con hàng xóm và sự hiện diện của bạn bè, đồng nghiệp của gia chủ. Với việc tổ chức như vậy đã khiến những người khơng có con cái hoàn toàn yên tâm khi về già.

Nếu như trước đây người ta đưa quan tài ra rừng để hỏa táng bằng địn khiêng thì nay chủ yếu dùng xe kéo, do hệ thống đường giao thông nông thôn được cải thiện hơn rất nhiều đa số là đã đổ bê tông, đi lại thuận tiện và đời sống

61

của người dân cũng được nâng lên một cách rõ rệt. Trao đổi với chúng tôi một cán bộ văn hóa xã Tơng Lạnh cho biết: “đúng theo phong tục ngày xưa, khi đưa

người mất đi hỏa táng thì các rể khiêng (Khươi ham) là những người trực tiếp đi bộ khiêng bằng địn khiêng nhưng nay có phương tiện nên việc đó chỉ mang tính tượng trưng đó là khiêng đi bộ từ nhà ra đường. Bên cạnh đó, hiện nay, theo quy định của chính quyền và sự thống nhất của bản, rừng ma thường quy hoạch cách khá xa nơi có người sinh sống để đảm bảo vệ sinh môi trường nên việc khiêng đi bộ như vậy rất vất vả” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng theo tục lệ xưa, vợ hay chồng, các con, các cháu ruột không được ăn thịt, chỉ ăn chay suốt đám tang. Ngày nay đã cải tiến, người thân vẫn được ăn thịt bình thường. Lý giải về điều này một cán bộ hưu trí sống ở bản cho chúng tơi biết:“Do trước đây phong tục tập quán phần nào tỏ ra quá nguyên tắc và

nhận thức của người dân cịn hạn chế mà họ khơng dám thay đổi luật tục khiến trong mấy ngày hành lễ ăn chay khơng có chất, cộng với sự lo lắng, buồn phiền nên con cháu của người mất đã có người khơng đủ sức khỏe để tham gia các nghi lễ. Lo cho người mất rồi nhưng cũng phải nghĩ cho người sống! Nên hiện nay tục ăn chay đó người dân khơng thực hiện nữa để con cháu có đủ sức khỏe hành lễ và lo việc trong suốt đám tang“.

Ở bản Nà Lạn cũng như hầu hết các bản khác, có một mảnh đất riêng của bản được dành cho việc chôn cất người mất, gọi là rừng ma (Pả heo). Người Thái đen cho rằng các thế hệ con cháu muốn có cuộc sống n ổn thì mồ mả của ơng bà tổ tiên phải được giữ gìn và bảo vệ. Vì vậy luật tục cấm các hành động xâm phạm đến khu rừng là nghĩa địa. Vi phạm đến khu rừng ma không chỉ làm xáo trộn cuộc sống yên ổn của ông bà, tổ tiên mà còn bị các loại ma trú ngụ ở đó bắt mất hồn mà trở thành điên hoặc chết. Niềm tin vào sự tôn nghiêm và linh thiêng của khu rừng Pả Heo đã tạo nên sự an toàn tuyệt đối cho khu rừng. Hiện nay các rừng ma đó vẫn cịn là khu rừng rậm rạp có nhiều cây cối cổ thụ. Theo tập quán truyền thống các khu rừng này vẫn được coi là khu vực chung của cộng

62

đồng và vì vậy ngay cả cành khô hay cây gẫy đều được người ta gom lại bán làm quỹ chung của bản. Việc bảo vệ đất đai rừng, tài nguyên là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi thành viên. Trước đây, quỹ đất nhiều, chính quyền chưa quy hoạch cụ thể thì người dân có thể an táng người thân bất kỳ chỗ nào nếu họ cảm thấy ưng ý trong rừng ma. Nhưng hiện nay, theo quy định, chỉ những người có hộ khẩu thường trú tại bản mới được quyền chôn cất ở đây. Nếu là người ở nơi khác, việc chôn cất phải được sự cho phép của chính quyền và kèm theo một khoản lệ phí nhất định, thậm chí khi mang đi hỏa táng khơng được đi đường trong bản mà phải đi đường vịng và khi chơn cất cũng phải theo hàng lối quy hoạch rõ ràng, rừng ma cũng đặt cách xa bản xa, khu dân cư, cách xa các nguồn nước như sông, suối nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Bên cạnh nhiều nghi thức tang ma cổ truyền ở bản Nà Lạn vẫn được thực hiện hoặc có cải biên đơi chút theo sự biến đổi của xã hội thì cũng khơng ít nghi thức đã bỏ hẳn. Ví dụ như tục con, cháu phải ngồi xuống cho quan tài khiêng đi qua trên đầu khi mang đi hỏa táng nay khơng cịn thực hiện nữa. Khi hỏi lý do bỏ tục lệ này, người dân ở đây cho biết: Xã hội ngày càng phát triển, văn minh và

tiến bộ hơn nên việc làm ma cũng giản lược bớt những nghi lễ và thuận lợi hơn.

Việc mời thầy mo cúng ngày cuối cùng mời hồn về lại nhà cũng vậy, trước đây phải thực hiện rất cầu kỳ từ trang phục đến các nghi thức trong lúc thực hiện rất rườm rà, tốn kém tiền bạc và vật chất của gia chủ, nhưng hiện nay các việc đó đã giản tiện hơn rất nhiều. Thầy mo không phải mặc trang phục riêng, thời gian cúng không kéo dài, con cháu không phải quỳ lạy trong suốt thời gian hành lễ nữa.

Ngay cả việc người lạ vào khu vực cúng lễ Hóng, trước đây là một việc rất kiêng kỵ đối với người dân tộc Thái đen nhưng khi tôi xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà thì có thể vào hẳn trong gian Hóng để quay phim, chụp ảnh điều đó chứng tỏ nhận thức, quan niệm về phong tục tập quán của người dân ở

63

đây đã thay đổi và cởi mở hơn rất nhiều. Việc mổ trâu làm lễ cũng đơn giản hơn: trước đây, cần phải huy động nhiều người làm bằng các phương tiện thủ công

Một phần của tài liệu tìm hiểu về đám tang của người Thái đen ở bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyên Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 56)