Nội dung thựcnghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 qua dạy học đoạn trích đất nước (trích trường mặt đường khát vọng) của nguyễn khoa điềm (Trang 85)

3.1 .Mục đích, đối tượng, nội dung, địa bànthựcnghiệm

3.1.2. Nội dung thựcnghiệm

Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch và giáo án thực nghiệm đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) của tác giả Nguyễn Khoa Điềm (SGK Ngữ văn 12, tập 1), tiến hành dạy trong 1 tiết. Trong kế hoạch và giáo án này, tôi đã cố gắng thiết kế những hoạt động cụ thể nhằm vận dụng các biện pháp đã đề xuất vào dạy học đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) để tạo ra hiệu quả phát triển

năng lực đọc hiểu cho HS lớp 12 trong quá trình DH.

3.1.3. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm

Tôi chọn hai lớp thuộc khối 12 (12A4 và 12A5) của trường THPT Thanh Oai B ( Hà Nội). Hai lớp này thuộc khối Tự nhiên nhưng 12A5 có nhiều HS có xu hướng học thêm khối D. Để chứng minh lực học một cách khách quan nhất tôi đã tiến hành cho các em HS ở 2 lớp làm cùng một đề kiểm tra khảo sát, sau đó tiến hành chấm điểm và thống kê kết quả điểm giỏi, khá, trung bình… Kết quả đó được thể hiện rõ ở bảng và biểu đờ sau:

Bảng 3.1: Bảng so sánh học lực trƣớc khi dạy thực nghiệm Kết quả

Lớp Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2

12A4 3/50HS (6%) 15/50 HS (30%) 29/50 HS (58%) 3/50HS (6%) 0/50 HS (0%) 12A5 4/52 HS (8%) 18/52 HS (35%) 29/52 HS (55%) 1/52 HS (2%) 0/52 HS (0%)

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả học tập trước khi dạy thực nghiệm

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đờ trên có thể thấy rõ rằng, lực học ban đầu của các em HS ở hai lớp 12A4 và 12A5 không chênh lệch nhau là mấy, tức là hai lớp này có học lực tương đương nhau, thuận lợi cho việc thực nghiệm mà tơi sẽ tiến hành.

Ngồi ra, có thể thấy rằng vì đây là các lớp thuộc ban Tự nhiên nên số HS thích học Văn có sự chênh lệch nhưng khơng quá nhiều, tuy nhiên nếu biết kích thích hứng thú, tạo động cơ học tập ở các em thì các em sẽ học tập rất tích cực sơi nổi và phát huy được tư duy sáng tạo năng động. Tôi đã chọn lớp 12A4 làm lớp dạy thực nghiệm và lớp 12A5 làm lớp dạy để so sánh.

3.2. Phƣơng pháp và quy trình thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành áp dụng các biện pháp đã đề xuất để thiết kế giáo án nhằm hướng tới mục đích phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 12. Trong giáo án thiết kế có vận dụng các kiểu câu hỏi theo các thang bậc nhận thức, nâng cao mức độ câu hỏi từ dễ tới khó; định hướng sử dụng các biện pháp dạy học hướng tới việc tạo hứng thú, tạo động cơ và phát triển năng lực đọc hiểu cho HS: tổ chức cho HS làm việc nhóm để HS có được hồn cảnh, có điều kiện phối hợp giữa tư duy của cá nhân với tư duy tập thể, rèn luyện khả năng tiến hành các bước đọc hiểu của một văn bản văn học; thiết kế và cho HS luyện tập các dạng câu hỏi và bài tập hướng vào sự phát triển các kĩ năng đọc hiểu.... 0 5 10 15 20 25 30 35

Điểm 9 -10 Điểm 7 -8 Điểm 5 - 6 Điểm 3 -4 Điểm 0 -2

Lớp 12A4 Lớp 12A5

Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm với giáo án thực nghiệm tại lớp 12A4 và dạy với giáo án đối chứng tại lớp 12A5 (giáo án bài Đất Nước được thiết

kế nhằm phát triển năng lực đọc hiểu của HS lớp 12). Sau đó so sánh kết quả học tập của HS của 2 lớp này. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, tôi đã phát phiếu điều tra với 2 mục đích:

+ Thứ nhất: đánh giá kết quả học tập của HS khi tổ chức DH theo quan điểm của đề tài.

+ Thứ hai: Thăm dò ý kiến của HS, sự hứng thú và tiếp nhận của các em khi GV tổ chức DH theo quan điểm của đề tài, đánh giá kết quả và triển vọng áp dụng đề tài vào thực tế DH.

Đồng thời sau giờ dạy tại hai lớp tôi cũng cho các em làm cùng một bài kiểm tra để xem hiệu quả tiếp thu kiến thức ở hai lớp có sự khác nhau như thế nào.

Khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp như: - Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý những số liệu thu được. - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để từ đó rút ra kết luận cần thiết.

- Tác giả hướng dẫn GV tham gia thử nghiệm sử dụng tài liệu. - Trực tiếp dạy ở hai lớp tham gia thử nghiệm.

- Dự giờ GV dạy thử nghiệm.

Với bài kiểm tra thu được, tôi chấm điểm và thống kê kết quả điểm giỏi, khá, trung bình…, tổng hợp kết quả và phân tích để đưa ra nhận định, đưa ra kết luận cần thiết.

3.3. Những công việc cụ thể và kết quả thực nghiệm

3.3.1. Thiết kế giáo án

Giáo án thực nghiệm dựa trên SGK Ngữ văn 12 tập 1, tham khảo SGV và một số tài liệu thiết kế bài soạn. Trên cơ sở đó, đề tài đã thiết kế giáo án với những định hướng mới như sau:

a. Giáo án tạo cơ chế để khuyến khích tối đa việc phát triển năng lực đọc hiểu, việc tự học của HS. GV đóng vai trị là người tổ chức hoạt động, chứ không phải là người thuyết giảng, đọc chép.

b. Giáo án dành thời lượng thích hợp cho phần thực hành (khoảng 10 - 20%). Trong phần thực hành, giáo án xác định rõ kĩ năng cần rèn luyện cho HS là phát triển kĩ năng đọc hiểu.

c. Giáo án có phần ứng dụng bắt buộc, tạo cơ chế để HS vận dụng kiến thức, liên hệ cuộc sống.

Giáo án thực nghiệm: ĐẤT NƢỚC

(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng)- Nguyễn Khoa Điềm (Lớp 12A, kì 1, tiết 29)

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS sẽ:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp, phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm.

- Nắm được hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính của Trường ca Mặt đường khát vọng cũng như vị trí của đoạn trích Đất Nước.

- Thấy được một quan niệm mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước. Vì vậy “Đất Nước là của Nhân dân”.

- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình - chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.

- Rèn luyện khả năng đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Từ đó có những hiểu biết cơ bản về thể loại Trường ca.

- Bời dưỡng tình u nước, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giấy A0: 6-8 tờ, bút dạ: 6-8 cái. - Powerpoint: các slide.

- Phiếu học tập: 50-52 cái. - Text đánh giá: 50-52 HS.

2. Học sinh:

- Đọc kĩ tác phẩm ở nhà và soạn bài ở nhà.

- Sưu tầm một số câu ca dao, thành ngữ, những câu chuyện dân gian liên quan đến bài học.

- Suy nghĩ về thái độ, trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.

III. Phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học:

1. Phương pháp:

- Thuyết trình: Hạn chế sử dụng. Chỉ dùng trong trường hợp giải thích và cung cấp thơng tin.

- Vấn đáp: Hạn chế sử dụng. Chỉ dùng trong trường hợp gợi ý. - Phương pháp tổ chức hoạt động:

+ Hoạt động học tập: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp.

+ Hoạt động bổ trợ: Tổ chức trò chơi, tổ chức cuộc thi.

IV. Tiến trình thực hiện:

Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt Bƣớc 1: Khởi động (5 phút)

a. Trò chơi: (Hoạt động cả lớp)

-Tên trò chơi:“Làm theo mệnh lệnh”. - Cách chơi:

+ Lớp trưởng chủ trì.

+ Lớp trưởng nêu quy định trò chơi và điều

Bƣớc 1: Khởi động

a. Trò chơi:

Tạo khơng khí vui vẻ, tạo tâm thế cho HS khi học bài mới.

khiển trò chơi: Người quản trị sẽ nói 1 từ yêu cầu về hành động (như: Tay đâu, tay đâu; hãy sờ tai người bên cạnh. Chân đâu, chân đâu; hãy để chân lên chân người bên cạnh…).

+ Chọn người làm sai yêu cầu biểu diễn một bài hát múa ngắn trước lớp

b. Trải nghiệm: (Thảo luận nhóm)

- Em đã biết gì về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?

- Em đã thuộc câu ca dao, câu thơ nào ca ngợi quê hương, đất nước ?

b- Trải nghiệm:

HS nhớ lại những kiến thức liên quan đến bài học

Lời dẫn vào bài mới: Thơ ca Việt Nam những năm chiến tranh là một dàn hợp

xướng những khúc ca, những giai điệu ngọt ngào về đất nước. Ta không thể nào quên đất nước hình tia chớp trong thơ Trần Mạnh Hảo; cũng không thể nào quên một nước Việt Nam “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” trong thơ Nguyễn Đình Thi. Nhắc đến đề tài đất nước trong những năm tháng này ta không thể không nhắc đến Đất Nước trích trong Trường ca Mặt đường khát vọng của

Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên. GV viết tên bài học lên bảng: Đất Nước

(trích Trường ca Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm Chiếu Slide Mục tiêu lên màn hình.

Viết lên bảng các bước 1, 2.

Bƣớc 2. Hình thành kiến thức mới (30 phút)

Nhiệm vụ 1: Làm việc nhóm. Dựa

Bƣớc 2. Hình thành kiến thức mới

vào Tiểu dẫn trong SGK, hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và xuất xứ bài Đất Nước.

Nhiệm vụ 2: Làm việc cá nhân.

Đọc diễn cảm bài thơ. (Gọi một HS có giọng đọc tốt, cả lớp đọc thầm).

Nhiệm vụ 3- Thảo luận

nhóm:Tồn bộ phần 1 của đoạn

trích nhà thơ tập trung thể hiện điều gì?

Nhiệm vụ 4: Làm việc cá nhân. Viết vào vở nháp. Cả lớp hãy đọc

nhanh, đọc lướt những câu thơ mở đầu, hãy chỉ ra những từ ngữ quen thuộc có ý nghĩa đối với bản thân mình? Từ đó, em thấy cách nói về Đất Nước của tác giả có gì xa lạ hay gần gũi? Hãy chỉ ra từ

Yêu cầu: Trao đổi trong nhóm.

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm, gồm cuộc đời, sự nghiệp văn học, phong cách sáng tác và các tác phẩm chính.

- Xuất xứ trường ca Mặt đường khát vọng và chương thơ Đất Nước.

- Thể loại Trường ca và bố cục bài Đất Nước.

Nhiệm vụ 2:

Yêu cầu: giọng đọc trầm lắng, trang trọng, chiêm nghiệm. Nhiệm vụ 3: 1. Phần 1: Cách cảm nhận độc đáo và đặc sắc về quá trình hình thành, phát triển của đất nước. - Ng̀n gốc hình thành Đất Nước. - Định nghĩa Đất Nước là gì?

- Trách nhiệm của cá nhân đối với Đất Nước.

Nhiệm vụ 4:

a. Nguồn gốc hình thành Đất Nước.

- Nguyễn Khoa Điềm nói về đất nước một cách tự nhiên, bình dị, gần gũi, đơn sơ: câu chuyện cổ tích, miếng trầu của bà,....

- Nhà thơ hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của ĐấtNước:

đặc biệt nói lên sự khởi đầu của đất nước?

Nhiệm vụ 5:Đọc và thảo luận nhóm.

Đọc thầm nhiều lần đoạn thơ từ “Đất là nơi anh ...” đến “giỗ Tổ...”. Để định nghĩa đất nước là gì? Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để định nghĩa về Đất Nước? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó? Tác giả đã sử dụng mấy phương diện để định nghĩa Đất Nước? Đó là những phương diện nào? Mỗi phương diện có điểm gì đặc biệt?

+ Đất nước bắt đầu với phong tục tập quán trở thành thuần phong mĩ tục, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Đất nước gắn liền trong những vật dụng bình dị, dân dã thường ngày: cái kèo, cái cột, hạt gạo.

Nhiệm vụ 5:

b. Đất Nước là gì?

- Thủ pháp nghệ thuật: sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian, tách từ, triết tự và trình bày theo lối cắt nghĩa, giải thích để đem đến cho người đọc một định nghĩa về Đất Nước: Đất Nước là sự hịa hợp của hai thành tố có đất có nước thì mới thành Đất Nước. - Tác dụng: Nhà thơ đã tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa mới mẻ về Đất Nước trên cả bề rộng không gian địa lí và chiều dài thời gian lịch sử.

- Đất nước được nhận thức theo cả hai phương diện

+ Về không gian địa lí: Núi sơng rừng bể Đất nước

Là nơi sinh sống của mỗi con người Nơi tình u đơi lứa nảy nở

Là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ.

Nhiệm vụ 6: Viết vào phiếu học tập. Nguyễn Khoa Điềm đã lí giải

mối quan hệ giữa đất nước và mỗi cá nhân như thế nào? Tác giả gửi đến người đọc thơng điệp gì?

Nhiệm vụ 7:Làm việc cá nhân. Viết vào vở nháp. Đọc thầm phần

2.Nêu cảm nhận của anh/chị về tư tưởng xuyên suốt phần này là gì? Tác giả đã cảm nhận Đất Nước trên những phương diện nào?

→ kiến tạo địa lí → Hình ảnh đất nước lớn lao, bao la. Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc gần gũi với mỗi người.

+ Về thời gian lịch sử:

Làm nên đất nước gồm: Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ; Truyền thuyết Hùng Vương.

Nhiệm vụ 6:

c. Trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước.

- Lí giải: Đất nước là sự hịa quyện khơng thể tách rời giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng.

- Lời nhắn nhủ : gửi đến thế hệ trẻ thông điệp về trách nhiệm đối với đất nước → Trách nhiệm giữ gìn và phát triển đất nước → Lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng khơng có ý nghĩa giáo huấn mà rất trữ tình. Bởi nó như một lời tự dặn mình chân thành tha thiết.

Nhiệm vụ 7:

2. Phần 2: Tư tưởng“Đất Nước của Nhân Dân” đã quy tụ cách nhìn về địa lý, lịch sử, văn hóa.

- Từ khơng gian địa lí. - Từ thời gian lịch sử. - Từ bề sâu văn hoá.

Nhiệm vụ 8:Thảo luận nhóm. Mỗi

phương diện vừa nêu được tác giả xây dựng bằng những hình ảnh, giá trị, thủ pháp nghệ thuật nào? Biểu đạt nội dung gì?

Nhiệm vụ 8:

a. Từ khơng gian địa lí

- Đất nước được hiện lên với những danh lam thắng cảnh: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, ao đầm do gót ngựa Thánh Gióng để lại, đất tổ Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long, địa danh: ông Đốc, bà Đen, bà Điểm.

-> Như vậy nhà thơ đã sử dụng không gian địa lý để khám phá, ngợi ca công lao to lớn của nhân dân trên hành trình dựng nước.

b. Từ thời gian lịch sử.

- Khi nói về lịch sử 4000 năm của đất nước nhà thơ nhắc đến vô vàn những lớp người vơ danh, bình dị.

->Khẳng định chính họ là những người gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị vật chất, tinh thần, văn hóa: hạt lúa, ngọn lửa, ngơn ngữ, phong tục, tập quán…Họ đã tạo dựng nền móng sự sống và ln sẵn sàng vùng lên chống giặc ngoại xâm đánh nội thù để giữ gìn đất nước.

c. Đất nước từ bề sâu văn hoá.

- Nhân dân giữ gìn, truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hoá, văn minh tinh thần và vật chất của dân tộc.

Nhiệm vụ 9: Làm việc chung cả lớp: Khái quát nội dung, nghệ

thuật bài Đất Nước của Nguyễn

Khoa Điềm?

- Điệp ngữ “họ giữ” và “họ truyền” chỉ số nhiều được nhấn mạnh nhiều lần, kết hợp với những hình ảnh quen thuộc gần gũi hằng ngày đã khẳng định công lao to lớn của nhân dân trong việc lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.

->Như vậy, tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân đến giai đoạn kháng chiến chống Mĩ một lần nữa được nhận thức sâu sắc hơn bởi những đóng góp của Nhân Dân trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. - Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 qua dạy học đoạn trích đất nước (trích trường mặt đường khát vọng) của nguyễn khoa điềm (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)