CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Cơ sở lí luận về tính tích cực của học sinh
1.4.2. Khái niệm tính tích cực nhận thức
Xét trong điều kiện, phạm vi của q trình dạy học có khái niệm tính tích cực nhận thức. Tính tích cực nhận thức bao gồm: sự lựa chọn đối tượng
nhận thức, đề ra cho mình mục đích, nhiệm vụ cần giải quyết sau khi đã lựa chọn đối tượng nhằm cải tạo nó.
Tính tích cực nhận thức có thể chia làm ba mức độ :
- Tính tích cực tái hiện: Đó là mức độ thấp của tính tích cực, chủ yếu dựa
vào trí nhớ để tái hiện những điều đã nhận thức được.
- Tích cực mơ phỏng, bắt chước: Đó cũng là một dạng của tích cực tái hiện.
Qua mơ phỏng, bắt chước, tái hiện mà học sinh tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm của các thế hệ trước.
- Tích cực sử dụng: Đây là sự phát triển tính tích cực ở mức độ cao hơn. Qua việc vận dụng các công cụ, các khái niệm, định lí, định luật….để giải quyết một nhiệm vụ nào đó các em phải phân tích, suy nghĩ tìm tịi, tự lực đưa ra những phương án khác nhau, nhờ đấy mà nhu cầu hứng thú nhận thức và óc sáng tạo phát triển.
- Tính tích cực sáng tạo: Đây là mức độ phát triển cao nhất của tính tích cực. Nó được đặc trưng bằng sự khẳng định con đường suy nghĩ riêng của mình, vượt qua khỏi khn mẫu, máy móc nhằm tạo ra cái mới, cái bất ngờ, có giá trị, tạo điều kiện cho sự phát triển các khả năng và tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Nó hướng đến việc ứng dụng những thủ thuật mới để giải quyết vấn đề, tìm tịi những phương pháp khắc phục khó khăn, đưa những phát minh mới vào cuộc sống, biểu thị khả năng tự mình tìm kiếm những nhiệm vụ mới, phương pháp giải quyết mới, khả năng sử dụng những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong những tình huống và hồn cảnh mới. 8,tr464