Quản lý hoạt động KTNB trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 35 - 38)

1.5. Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động KTN Bở trƣờng

1.5.4. Quản lý hoạt động KTNB trường học

* Khái niệm: Quản lý hoạt động KTNB trường học được hiểu là những

tác động có ý thức, có hệ thống, khoa học và phù hợp với các quy định hiện hành của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) lên đối tượng quản lý nhằm đạt được

mục tiêu giáo dục đề ra. Thông thường chủ thể quản lý giáo dục các cấp sẽ xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp KTNB từ đầu năm học và ban hành kế hoạch KTNB đến các trường theo phân cấp quản lý.

Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý thông qua các hoạt động sau: * Tổ chức kiểm tra:

- Xây dựng lực lượng kiểm tra: Trường học có nhiều đối tượng phải kiểm tra. Do tính đa dạng và phức tạp, thường Hiệu trưởng không đủ thông thạo về nhiều bộ môn, nhiều thời gian để trực tiếp kiểm tra trong trường. Hiệu xây dựng lực lượng kiểm tra;

- Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là: Hiệu trưởng quyết định thành lập Ban kiểm tra, trưởng Ban kiểm tra phải là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng; thành viên Ban kiểm tra phải là người thông thạo chun mơn nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc; các thành viên trong Ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm;

- Trong việc xây dựng lực lượng kiểm tra cần xác định cơ chế kiểm tra. Có hai loại cơ chế: Cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp.

Trong cơ chế trực tiếp, lực lượng kiểm tra cấp trên trực tiếp kiểm tra cá nhân, bộ phận, đơn vị cấp dưới. Cơ chế trực tiếp đòi hỏi một lực lượng kiểm tra đông người làm việc trong một thời gian dài và khó tránh phiền phức cho đơn vị.

Trong cơ chế gián tiếp, cấp dưới tự tổ chức kiểm tra cá nhân, bộ phận của mình, lực lượng kiểm tra cấp trên kiểm tra công tác tự kiểm tra đó bằng cách kiểm tra xác suất để thừa nhận hoặc bác bỏ kết quả tự kiểm tra của cấp dưới. Cơ chế gián tiếp nếu thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho sự chuyển hóa từ kiểm tra bên ngoài vào tự kiểm tra bên trong. Ðây là xu hướng mới trong kiểm tra hiện nay.

- Các cấp quản lý cần quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm tra viên.

* Chỉ đạo công tác kiểm tra đòi hỏi các cấp quản lý cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Ra các quyết định về kiểm tra (Quyết định thành lập Ban kiểm tra, xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra…);

- Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ: Kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy;

- Sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra đối với mỗi nội dung kiểm tra cụ thể;

- Ðiều chỉnh những lệch lạc trong q trình thực hiện cơng tác kiểm tra; - Huấn luyện cán bộ và nhân viên dưới quyền thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra. Khuyến khích tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong trường.

* Hiệu trưởng nhà trường là người tổ chức và chỉ đạo công tác KTNB, đưa hoạt động kiểm tra tiến tới hiệu quả cao nhất. Hiệu trưởng KTNB trường học cũng chính là tự kiểm tra hoạt động quản lý của mình.

* Dưới đây nêu một số nội dung chính mà hiệu trưởng cần chú ý chỉ đạo: - Kiểm tra toàn diện nhà trường: Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ; các điều kiện về cơ sở vật chất; kế hoạch phát triển giáo dục; hoạt động và chất lượng giáo dục; thực hiện nội dung, chương trình giáo dục tồn diện; công tác quản lý của hiệu trưởng; cơng tác tài chính;

- Kiểm tra chuyên đề nhà trường: Kiểm tra thực hiện công khai; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; kiểm tra công tác xã hội hóa giáo dục; kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm học thêm; kiểm tra thực hiện các cuộc vận động, các phong trào của ngành; kiểm tra việc thực hiện Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp cơng dân, Luật phịng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

- Kiểm tra tổ, khối, nhóm chun mơn;

- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên: Thực hiên quy chế chun mơn; trình độ tay nghề nhà giáo; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao;

- Kiểm tra công tác bán trú, nội trú (nếu có);

- Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư, hành chính; - Kiểm tra học sinh;

- Tổng kết, điều chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 35 - 38)