Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động KTN Bở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 50)

trƣờng Tiểu học

1.7.1. Yếu tố chủ quan

- Nhận thức về hoạt động KTNB nói chung và hoạt động KTNB trường Tiểu học nói riêng của Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên (chủ thể kiểm tra, đối tượng kiểm tra). Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường Tiểu học.

- Các thành viên trong Ban kiểm tra cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động KTNB trường học. Bởi các hoạt động kiểm tra được các thành viên trong Ban kiểm tra của nhà trường thực hiện theo kế hoạch, cách thức tổ chức và chỉ đạo của chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường. Do vậy các thành viên trong Ban kiểm tra cần có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện công tác kiểm tra có hiệu quả. Một số phẩm chất, năng lực cần có của kiểm tra viên là: Có trình độ chun mơn - nghiệp vụ vững vàng; có năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp; ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao; có uy tín với đồng nghiệp; trung thực, thẳng thắn; thận trọng; tế nhị trong giao tiếp.

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý giáo dục, trực tiếp là Phòng GD&ĐT trong hoạt động KTNB trường học và có những biện pháp tư vấn, thúc đẩy,uốn nắn, chấn chỉnh thường xuyên, kịp thời góp phần nâng cao nhận thức, cách tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Tiểu học trong quá trình thực hiện.

1.7.2. Yếu tố khách quan

Trước hết phải nói đến hệ thống văn bản pháp luật, quy định liên quan đến hệ thống thanh tra, KTNB trường học nói chung và KTNB trường Tiểu học nói riêng. Bởi căn cứ vào các quy định, cơ sở pháp lý mà các chủ thể quản lý thực hiện các hoạt động KTNB trường học trong đó có KTNB trường Tiểu học. Theo đó các chủ thể quản lý cần xây dựng, ban hành những văn bản pháp luật, những quy định cần thiết và phù hợp để hoạt động KTNB trường học đạt được hiệu quả và phù hợp với thực tế giáo dục và đào tạo tại trường Tiểu học.

Các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động KTNB trường học hiện nay chưa nhiều, đã lạc hậu; các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục vì vậy việc quản lý và chỉ đạo hoạt động KTNB từ cơ quan QLGD cấp trên tới các nhà trường gặp những khó khăn nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 50)