Mục đích, đối tượng và phương pháp của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương tĩnh điện học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên vật lý (Trang 83 - 85)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích, đối tượng và phương pháp của thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.

Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu, có nghĩa là: Việc xây dựng được hệ thống bài tập đa dạng, có mức độ tổng hợp, khó kết hợp với việc hướng dẫn hoạt động giải bài tập theo các phương pháp có sự định hướng tư duy cho học sinh sẽ góp phần bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý ở Trung học phổ thông chuyên.

Trong q trình thực nghiệm sư phạm tơi đã thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức dạy học, hướng dẫn hoạt động giải bài tập cho học sinh và giao bài tập cho các em làm.

- So sánh đối chiếu kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để sơ bộ đánh giá hiệu quả của tiến trình hướng dẫn giải bài tập và hệ thống bài tập chương Tĩnh điện học.

- Đánh giá tính khả thi của việc hướng dẫn và cho học sinh làm hệ thống bài tập đã đề ra. Trên cơ sở đó có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống bài tập và phương pháp hướng dẫn hệ thống bài tập trên.

3.1.2. Đối tượng và phương pháp của thực nghiệm sư phạm 3.1.2.1. Đối tượng: 3.1.2.1. Đối tượng:

Chúng tôi tổ chức tiến hành TNSP ở lớp dự bị đội tuyển ở trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, tách ngẫu nhiên theo vần A, B, C tên các em thành hai lớp nhỏ, gọi là lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, về cơ bản trình độ và điểm thi trung bình trong q trình học đội tuyển trước đó của của các em là tương đương nhau.

3.1.2.2. Phương thức thực nghiệm sư phạm

Q trình thực nghiệm sư phạm, chúng tơi tiến hành song song, dạy ở lớp thực nghiệm và dự giờ ở lớp đối chứng trong trong cùng khoảng thời gian,

cùng mục tiêu kiến thức là bài tập Vật lý ứng với chương Tĩnh điện học khi bồi dưỡng học sinh giỏi. Lớp thực nghiệm (Lớp 1) và lớp đối chứng (Lớp 2), mỗi lớp có 20 học sinh.

Ở lớp đối chứng chúng tôi vẫn tổ chức dạy với phương pháp như thông thường cho học sinh làm các bài tập khó sưu tầm trong các đề thi học sinh giỏi và giáo trình dành cho học sinh chuyên lý về Tĩnh điện học rồi sau đó chữa bài và nhận xét.

Lớp thực nghiệm chúng tôi tổ chức giảng dạy theo phương án đã được xây dựng. Trong qúa trình dạy chú ý quan sát thái độ, mức tham gia của từng học sinh. Trong lúc các em làm bài tập và một học sinh lên bảng trình bày bài tơi đã xem vở của một số em hoặc qua quan sát các em làm việc nhóm để theo dõi và đánh giá cách lập luận và giải bài tập của các em.

Sau khi kết thúc quá trình hướng dẫn và cho học sinh làm bài tập, chúng tôi đã tiến hành cho hai lớp kiểm tra 90 phút, để kiểm tra đánh giá sự rèn luyện kĩ năng và hiệu quả giải các bài tập khó của học sinh

Ngồi việc cho học sinh làm bài kiểm tra, chúng tơi cịn tổ chức trị chuyện, trao đổi với học sinh để biết ý kiến của các em học sinh về quá trình hướng dẫn và làm bài tập.

Cuối đợt thực nghiệm sư phạm, chúng tơi tiến hành phân tích kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học

3.1.2.3 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Để có thể đạt kết quả cao khi nghiên cứu về hệ thống và hướng dẫn giải bài tập Vật lý và TNSP được tốt thì cần phải có những tiêu chí để đánh giá kết quả TNSP. Sau đây là một số tiêu chí đánh giá kết quả TNSP.

- Độ chính xác của kết quả kiểm tra khi không sử dụng hệ thống và hướng dẫn giải bài tập vật lý.

- Độ tin cậy kết quả kiểm tra khi sử dụng hệ thống và hướng dẫn giải bài tập

- So sánh kết quả số lượng điểm kiểm tra cao trong học tập của học sinh khi khơng và có sử dụng hệ thống bài tập và hướng dẫn giải bài tập Vật lí.

Bảng 3.1: Bảng xếp loại học tập theo các mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém

Xếp loại Điểm Giỏi 9 - 10 Khá 7 - 8 Trung bình 5 - 6 Yếu 3 - 4 Kém 0

3.1.2.4. Thời gian tiến hành thực nghiệm

Đầu học kì 1 năm học 2014-2015. Lý do chọn thời gian thực nghiệm sư phạm này là vì trên lớp chính các em học sinh lớp chuyên lý vừa mới học xong phần lý thuyết . Các em đã đạt được những yêu cầu cơ bản của mục tiêu chương theo yêu cầu của chương Tĩnh điện học - Vật lý 11 và mở rộng kiến thức theo kế hoạch giảng dạy chung của trường, chưa có sự ơn tập riêng cho học sinh giỏi và các em học sinh chưa tự ôn tập được nhiều để từ đó kết quả thực nghiệm có độ chính xác cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương tĩnh điện học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên vật lý (Trang 83 - 85)