1.5.2 .Thông qua đổi mới nội dung bài tập
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.7.2. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định tính
Theo chương trình tơi xin đề ra 04 tiết trong chương để luyện giải bài tập của các em học sinh. Là các tiết học:
- Tiết 18, 19: Sau khi kết thúc Bài 12 – Điện năng và Công suất điện, Định luật Jun – Len xơ.
- Tiết 21: Sau khi kết thúc Bài 13 – Định luật Ơm đối với tồn mạch. - Tiết 24: Sau khi kết thúc Bài 14 – Định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch, mắc các nguồn điện thành bộ.
Chúng tôi tiến hành dạy và theo dõi diễn biến của quá trình thực nghiệm qua những mặt sau:
3.7.2.1. Phân tích tính khả thi của phương án sử dụng hệ thống bài tập
Nhìn chung các mục tiêu đặt ra và kết quả sau khi dạy của tiết học đều đã thực hiện được, cụ thể là:
* Tiết 18: Bài tập về dòng điện và cường độ dòng điện.
Kết quả đạt được sau khi học sinh tìm lời giải của các bài tốn từ bài 1 đến bài 5 trong hệ thống bài tập.
Học sinh được tính tốn các đại lượng vật lý sau đó liên hệ so sánh giữa dịng chuyển dời có hướng của các hạt electron với dịng chuyển động có hướng của dòng người, hay so sánh dòng điện với dòng nước chảy. Việc so sánh này làm cho các em học sinh phải liên hệ thực tiễn. Tạo được hình tượng trong trí nhớ của các em, qua đó phần nào xây dựng tính tích cực cho các em học sinh.
* Tiết 19: Bài tập về định luật Ơm cho đoạn mạch chỉ có điện trở R, định luật Jun-Len xơ và cơng của dịng điện, nguồn điện.
Chúng tôi đã lựa chọn các bài tập trong hệ thống bài tập cho học sinh chuẩn bị từ trước ở nhà và đến lớp cho thảo luận, và trình bày các bài tập 12, 17, 22, 23. Cho học sinh trình bày và nêu các điểm cần phải chú ý khi giải các bài tập này.
Học sinh có được các kỹ năng vẽ lại mạch điện, giải bài toán trong các phép tốn khó, từ đó có thể liên hệ tới các mạch điện trong thực tiễn. Xây dựng được phương pháp tư duy toán học, rèn luyện việc giải các bài toán phức tạp.
* Tiết 21: Bài tập về định luật Ơm đối với tồn mạch
Các em học sinh giải trước các bài tập tại nhà, theo nhóm được phân cơng, trên lớp thảo luận và trình bày bài 25, 27, 29, 30. Học sinh được trình bày và nêu lên những khó khăn gặp phải khi giải các bài tốn này.
Trong bài tốn học sinh được rèn luyện các dạng tốn tìm giá trị cực đại của cơng suất, phương pháp sử dụng tích phân, bất đẳng thức để tìm giá trị cực đại của công suất tỏa nhiệt. Nêu lên các chú ý trong quá trình cơng suất tỏa nhiệt của thiết bị đạt cực đại.
* Tiết 24: Bài tập về định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch, ghép nguồn thành bộ.
Các em giải quyết các bài toán từ 32 đến bài 35 của hệ thống bài tập đã được xây dựng.
Qua những bài tập này học sinh được vận dụng qui tắc tính hiệu điện thế, qui tắc tính dịng và vận dụng một định lý nằm ngoài nội dung sách giáo khoa là định lý Kiếc-sốp. Điều đó cần phải có sự phát huy tính tích cực của các em trong sự tìm tịi khám phá kiến thức mới, phải biết tìm tài liệu tham khảo để giải được các bài toán này. Cách mắc nguồn thành bộ theo kiểu hỗn hợp đối xứng. Khi các nguồn điện mắc khơng đối xứng thì việc tìm ra lời giải trở lên khó khăn hơn.
3.7.2.2. Phân tích kết quả đối với việc phát huy tính tích cực cho học sinh.
* Hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng đối với việc phát huy tính tích cực cho học sinh
Lần đầu tiên được tiếp xúc và tìm lời giải cho hệ thống bài tập mới nên các em cịn nhiều bỡ ngỡ. Nhưng với bố cục lơ-gic hợp lý đã xây dựng tuần tự hệ thống phương pháp tư duy và sử dụng các kiến thức tốn học có độ khó
tăng dần đã có tác dụng rõ rệt trong việc gây hứng thú, phát huy tính tích cực cho học sinh. Thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ mà hệ thống bài tập đề ra, học sinh bị lôi cuốn vào việc nghiên cứu tài liệu, tìm tịi phương pháp giải toán, dẫn đến kiến thức cũng được nâng cao.
Nội dung trong các phiếu học tập đa dạng, vừa sức đã kích thích được hứng thú học tập của học sinh, khi giải quyết xong nhiệm vụ đề ra ở mỗi bài trong phiếu học tập học sinh học sinh đều mong muốn được giải quyết các nhiệm vụ tiếp theo, tạo ra sự ganh đua trong học tập.
Ở các tiết học đầu học sinh còn lúng túng, nhưng trong các tiết học xây dựng tiếp theo thì học sinh đã biết mạnh dạn sử dụng các kiến thức thực tiễn để so sánh và tìm ra lời giải cho các bài tốn đề ra.
Chúng tôi nhận thấy, hệ thống bài tập đã kích thích sự tìm tói và trí sáng tạo của học sinh. Học sinh được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu tài liệu, qua đó có sự tiến bộ rõ rệt, các em ham học hơn, thay đổi thái độ với môn học. Ban đầu khi trao đổi và điều tra bằng phiếu với các em thì các em khơng có hứng thú với mơn vật lí, nhiều em cảm thấy nặng nề khi phải học mơn học này. Nhưng sau khi tìm được lời giải của hệ thống bài tập đã xây dựng các em thấy thích thú hơn với mơn học, dành thêm thời gian cho môn học.
* Rèn luyện các thao tác tư duy
- Học sinh có kỹ năng trong việc thu thập các số liệu trong cuộc sống để làm phép so sánh với các thông số trong các hiện tượng vật lý. Ví dụ: số người với số electron. So sánh giữa lý thuyết và hiện thực.
- Làm quen với việc nghiên cứu tài liệu
- Qua các tiết học, giáo viên đã từng bước rèn luyện được khả năng tư duy lơ-gic, hình thành các loại nhận thức trong vật lý ví dụ: Nhận thức kinh nghiệm, nhận thức lý luận.