Quá trình dạy học gồm các thành tố: Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, kiểm tra đánh giá... Các thành tố này không độc lập hay rời rạc với nhau, chúng tác động và ảnh hưởng qua lại, liên hệ chặt chẽ với nhau thành
Chuẩn bị Thực thi Đánh giá cải tiến Kế hoạch bài dạy (giáo án)
Phân tích nhu cầu
Xác định mục tiêu môn học, bài học, lập kế hoạch dạy- học, chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ kiểm tra - đánh giá
Mục tiêu bài dạy
Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học
Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá tổng kết
Lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài, sau học kì
một hệ thống. Các nhà nghiên cứu đã sơ đồ hoá mối liên hệ giữa các thành tố thành Quy trình dạy học (Sơ đồ 1.3). Quy trình này cần được CBQL, GV tìm hiểu, nghiên cứu để áp dụng một cách bài bản, khoa học trong các nhà trường
Thông qua việc bước phân tích nhu cầu, GV tìm hiểu nhu cầu của xã hội đối với mơn học, người học; u cầu, vị trí của mơn học; tìm hiểu thơng tin của người học (Kiến thức nền của từng nhóm HS; thái độ, hứng thú, mong đợi của học sinh đối với môn học, đối với GV; phong cách học tập bộ môn của học sinh...). Như vậy quy trình dạy học này tính đến năng lực, hứng thú, sở trường của từng HS, làm cho mọi HS dù kém, trung bình, khá, giỏi đều cảm thấy tự tin, chủ động, tích cực và sáng tạo trong việc học, trong kiểm tra đánh giá; việc học trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải học là gánh nặng, đến trường là bắt buộc; mọi trò đều cảm thấy thực sự "mỗi ngày
đến trƣờng là một ngày vui". Trên cơ sở trị tích cực, thầy sẽ phát huy khả
năng sáng tạo để giúp từng HS học theo cách của mình.
Sau khi bước phân tích nhu cầu, GV xác định mục tiêu môn học, lập kế hoạch dạy- học, chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ kiểm tra - đánh giá để lập kế hoạch bài dạy (xác định mục tiêu bài dạy; lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học; lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ kiểm tra đánh giá; kiểm tra đánh giá tổng kết). Sau khi thực thi kế hoạch bài dạy, GV lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài, sau học kì và thực hiện kế hoạch cải tiến để không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học. Với cách dạy và học như thế, mục tiêu của nhà trường thân thiện mới có thể thành hiện thực.
1.4.3.2. Xây dựng và thực thi kế hoạch giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Giáo dục các giá trị sống như Tình u thương, trung thực, khiêm tốn, tính trách nhiệm, lịng nhân ái, sự cảm thơng, sự khoan dung độ lượng...
- Rèn luyện kĩ năng để ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống: Kỹ năng nói; Kỹ năng thương thuyết, thuyết phục; Kỹ năng làm việc theo nhóm, đội; Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng ứng xử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường.
- Giáo dục ý thức và rèn luyện kĩ năng bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thơng, đuối nước và các tai nạn thương tích khác có nguy cơ xảy ra.
1.4.3.3. Xây dựng và thực thi kế hoạch hoạt động tập thể
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của HS.
- Tổ chức tham quan thực tế, giao lưu, học hỏi.
- Tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của HS.
1.4.3.4. Xây dựng và thực thi kế hoạch hoạt động xã hội, giáo dục truyền thống
- Nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, giới thiệu các cơng trình, di tích của địa phương với bạn bè; tổ chức hoạt động “Về nguồn”.
- Tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hóa và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả HS; phối hợp với chính quyền, đồn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng.
1.4.3.5. Xây dựng và thực thi kế hoạch vận động đưa trẻ đến trường, đảm bảo cơ sở vật chất và cảnh quan sư phạm
- Vận động trẻ em đến trường, khắc phục hiện tượng trẻ em bỏ học, tạo điều kiện để khơng có trẻ em nào vì thiếu ăn, thiếu mặc hoặc thiếu sách vở mà phải bỏ học.
- Bảo đảm trường lớp an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thống mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp lứa tuổi HS.
- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.
- Có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường.
- HS tích cực tham gia giữ vệ sinh các cơng trình cơng cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
Với 5 nội dung cơ bản của công tác quản lý xây dựng nhà trường thân thiện như nêu ở trên thì cơng việc tiếp theo là xây dựng kế hoạch triển khai trong một nhà trường THPT cụ thể, từng bước thực hiện đồng bộ các kế hoạch đó nhằm đạt các tiêu chuẩn của nhà trường thân thiện sau một thời gian nhất định.
1.5. Đặc trƣng của trƣờng học ở các tỉnh miền núi
Các tỉnh miền núi phía Bắc địa bàn dàn trải, chủ yếu là vùng núi cao, trung du, số đông dân cư là đồng bào dân tộc ít người; thu nhập bình qn đầu người thấp so với bình quân cả nước, tỉ lệ đói nghèo cao (Tỉnh Lạng Sơn khoảng 85% là đồng bào dân tộc; gần 13% là hộ nghèo).
Bên cạnh những khó khăn chung của ngành giáo dục: một bộ phận cán bộ quản lý, GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới; phụ huynh ít quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con em học hành chiếm tỷ lệ không nhỏ; cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục còn thiếu, chưa đồng bộ..., trường học ở các tỉnh miền núi cịn có các khó khăn đặc thù: Trường học thường nằm ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, nơi tập trung đông dân, nhất là trường THPT. Các trường nằm ở thành phố, thị xã việc xã hội hoá giáo dục gặp nhiều thuận lợi, với số trường còn lại học sinh ở vùng sâu vùng xa chiếm tỷ lệ cao, học sinh đến trường phải vượt qua chặng đường khá xa (có nơi HS phải đi hơn 10 km) hoặc phải ở trọ quanh trường với những điều kiện sinh hoạt eo hẹp. Phần lớn HS dân tộc thiểu số chưa xác định được mục đích động cơ học tập, hiểu biết xã hội hạn chế, một số vùng HS sử dụng tiếng Việt chưa thuần thục vì vậy ít
HS nỗ lực trong học tập, đa phần ngại giao tiếp, rụt rè, thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể... Với những đặc điểm tình hình trên đây, việc duy trì sĩ số HS và chất lượng giáo dục tồn diện ln là bài tốn khó đối với giáo dục miền núi và làm cho giáo dục các tỉnh miền núi so với các tỉnh khu vực đồng bằng tồn tại khoảng cách khá xa.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương, hạ tầng cơ sở vật chất các tỉnh miền núi tiếp tục được tăng cường, tạo tiền đề cho chất lượng giáo dục phát triển. Mạng lưới trường lớp tiếp tục mở rộng, nhiều phân trường, lớp ghép được mở gần dân đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc; nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ được triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Những nhân tố trên đã tác động không nhỏ vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của các tỉnh khu vực miền núi, đặc biệt là mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; từng bước đưa giáo dục miền núi tiếp cận với giáo dục cả nước.
1.6. Tiểu kết chƣơng 1
Cùng với quan điểm Trường học thân thiện, trên thế giới có nhiều loại hình, quan điểm về các nhà trường: Nhà trường chất lượng cho rằng để hình thành nên nhà trường chất lượng, cần sử dụng phương pháp quản lý dẫn dắt thay vì phương pháp quản lý áp đặt. Nhà trường xuất sắc nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong dạy học trong các trường phổ thông, khắc phục sự bất bình đẳng về cơ hội giáo dục, nhấn mạnh đến việc theo dõi, giám sát thường xuyên việc học tập của HS để đánh giá về sự tiến bộ của các em, chú trọng đến việc làm chủ, nắm vững kỹ năng cơ bản và xây dựng trường học trong sạch, lành mạnh, an toàn, trật tự. Nhà trường hiệu quả là nhà trường mà trong đó HS có tất cả các năng lực thực hiện được đầy đủ mọi tiềm năng của mình.
Mơ hình trường học thân thiện được xây dựng trên cơ sở những ý tưởng của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc) và được triển khai xây
dựng ở những nước phát triển từ những năm đầu của thế kỉ 21 nhằm huy động tổng lực của nhà trường, gia đình, cộng đồng và xã hội trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ phát huy hết tiềm năng của chúng.
Triển khai xây dựng Trường học thân thiện ở nước ta, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chính thức phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những yêu cầu và nội dung cụ thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngồi nhà trường để xây dựng mơi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Sau hai năm triển khai thực hiện, từ những việc làm đơn giản, phù hợp lứa tuổi trong nhà trường và trong thực tiễn xã hội, phong trào đã tạo nên một diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy - trò trong học tập, rèn luyện, trau dồi cho HS những kỹ năng sống và ý thức tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Những nghiên cứu trên đây sẽ là cơ sở để tôi tiếp tục nghiên cứu về thực trạng quản lý trường THPT Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện sẽ được trình bày tại chương 2 luận văn này.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƢỜNG THPT VIỆT BẮC - THÀNH PHỐ LẠNG SƠN ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU XÂY DỰNG
TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - tình hình kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn Lạng Sơn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở biên giới thuộc vùng Đơng Bắc có đường biên giới với Trung Quốc dài 253km, đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh, dạng địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252m so với mực nước biển. Phía bắc Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía đơng nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây, tây nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Lạng Sơn có hệ thống giao thơng thuận lợi, có đường sắt liên vận quốc tế, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, khoa học - công nghệ với các tỉnh trong nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác. Lạng Sơn có 10 huyện và 01 thành phố với 226 xã, phường, thị trấn, trong đó có 10 huyện miền núi (5 huyện miền núi, biên giới); 68 xã đặc biệt khó khăn [38, tr.4].
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm của tỉnh Lạng Sơn, là cửa ngõ vùng Đơng Bắc tổ quốc, có diện tích khoảng 79 km² với 5 phường trung tâm và 3 xã ngoại thành. Thành phố trải mình trong một thung lũng lớn có độ cao trung bình 250m so với mực nước biển, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 210
C; nằm bên quốc lộ 1A cách thủ đô Hà Nội khoảng 154 km, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc 18 km; cách Hữu Nghị Quan 15 km và Đồng Đăng 13 km về phía đơng bắc. Dân số của thành phố là 87.278 người (2009). Lạng Sơn là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em: Kinh,
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Với đặc điểm địa hình và vị trí địa lý tương đối thuận lợi, tỉnh Lạng Sơn có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện hiện nay, khi nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, Lạng Sơn có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Thiên nhiên ưu đãi cho Thành phố Lạng Sơn tiềm năng to lớn về địa thế, khí hậu, đất đai và tài nguyên du lịch. Với vị trí địa lý, hệ thống đường giao thơng thuận lợi, nét đẹp văn hố truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, văn hoá ẩm thực, những đặc sản nổi tiếng của xứ Lạng, những di tích lịch sử, văn hố đã được xếp hạng đã tạo nên ưu thế, tiềm năng đặc biệt để Thành phố thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế thương mại, du lịch và dịch vụ.
Năm 2010, tình hình an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội trên địa bàn thành phố được giữ vững và ổn định. Lĩnh vực kinh tế tiếp tục ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng phát huy thế mạnh ngành Thương mại - Dịch vụ, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành Cơng nghiệp - Xây dựng cơ bản, giảm dần tỷ trọng ngành Nông - Lâm nghiệp; tăng trưởng kinh tế ước đạt 14,01% trong đó: Thương mại - Dịch vụ tăng 14,19%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 15,06%; Nông - Lâm nghiệp tăng 2,11%. Cơ cấu nhóm ngành GDP: Thương mại- Dịch vụ chiếm 68,05%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 28,8%; Nông - Lâm nghiệp chiếm 3,15%. Thu nhập bình quân đầu người 2009 ước đạt 27,3 triệu đồng /người/năm (tương đương 1.520 USD); năm 2010 ước đạt 37,3 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.866 USD), vượt mục tiêu đề ra.
Lĩnh vực Văn hoá - Xã hội: GDĐT, thông tin, thể dục thể thao, y tế, thực hiện chính sách xã hội dân số kế hoạch hố gia đình đều có những chuyển biến, tiến bộ. Hệ thống GDĐT duy trì ổn định về quy mơ trường lớp, GV và HS. Các dự án kiên cố hoá trường học, lớp học, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia được triển khai theo kế hoạch. Chính sách người có cơng và bảo trợ xã hội, công tác giảm nghèo luôn được các cấp, các ngành quan tâm, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Thành phố đã cơ bản xóa xong nhà tạm, nhà dột nát, tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 là 0,6%, năm 2010 cịn 0,38% theo tiêu chí cũ, đạt kế hoạch đề ra; số hộ khá và giàu