2.4.1.6 Kiểm tra đánh giá việc thực thi của các kế hoạch
- Các năm học, nhà trường lập kế hoạch riêng về triển khai thực hiện phong trào thi đua: văn bản số 08/KH-VB ngày 10/9/2008 về việc triển khai phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; văn bản số 11/KH-VB ngày 1/9/2009 về việc triển khai phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Cuối năm học nhà trường tổ chức chấm điểm, tự xếp loại theo đúng văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT.
Năm học 2008 - 2009: đạt 91,5 / 100 điểm, tự xếp loại: Xuất sắc Năm học 2009 - 2010: đạt 93,25 / 100 điểm, tự xếp loại: Xuất sắc
- Trường thực hiện đúng chế độ thông tin báo cáo theo yêu cầu của Sở: Báo cáo số 12/BC-VB ngày 16/6/2009 về kết quả thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trường THPT Việt Bắc năm học 2008 - 2009; Báo cáo số 09/BC-VB ngày 30/5/2010 về kết quả thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
2.4.2. Đánh giá chung
Sau 2 năm thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ trưởng Bộ GDĐT phát động, thông qua việc thực hiện các yêu cầu, nội dung của phong trào, trường THPT Việt Bắc đã có những chuyển biến về chất lượng giáo dục, cải thiện điều kiện dạy học và cảnh quan môi trường sư phạm; bên cạnh những thành tích đã đạt được, việc thực hiện cịn một số hạn chế cần tiếp tục khắc phục.
2.4.2.1. Những mặt mạnh
- Trường đã tích cực hưởng ứng phong trào, thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện; phối hợp chặt chẽ các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các lực lượng xã hội để thực hiện kế hoạch.
- Thầy, cơ giáo tích cực đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, tăng tính thân thiện trong các giờ dạy; nhiều thầy cơ thoát ly "dạy học chủ yếu qua đọc chép", khuyến khích sự tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức phấn đấu vươn lên, hình thành khả năng tự học cho HS.
- Ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục được quan tâm, qua đó tích hợp nội dung dạy tin học trong các môn học, tăng lượng kiến thức, sự sinh động trong giờ dạy; cuốn hút, hấp dẫn HS chú ý vào bài giảng.
- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học. Hiện trường có cơ ngơi khang trang, tương đối đầy đủ để tổ chức các hoạt động dạy học. Việc giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp được duy trì có nền nếp.
- Nhà trường tiếp tục tổ chức đa dạng hoạt động tập thể, đưa các trò chơi, các tiết mục văn nghệ dân gian phù hợp với lứa tuổi HS phổ biến trong nhà trường.
- Đa dạng hố các hình thức rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, quan tâm giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử, giáo dục lối sống có văn hố, hình thành thói quen làm việc theo nhóm.
- Quan tâm cơng tác giáo dục truyền thống, tạo điều kiện để HS được tham gia các hoạt động xã hội.
2.4.2.2. Những mặt hạn chế
a. Công tác tuyên truyền, nhận thức về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
Cơng tác tun truyền, vận động của Hiệu trưởng về mục tiêu, yêu cầu, các nội dung của phong trào xây dựng "trường học thân thiện" đến các tổ chức, cá nhân chưa thật sự đầy đủ, bài bản. Nhiều GV, NV, phụ huynh HS biết nội dung, tinh thần cuộc vận động nhưng chưa có kế hoạch hoặc các hoạt động cụ thể, thiết thực để hưởng ứng phong trào.
So với năm học 2008 - 2009, nhận thức của các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể về phong trào thi đua đã nâng lên, qua kết quả khảo sát (Bảng 1) nhóm có mức độ nhận thức và khả năng thực hiện Tốt là GV, có tới 26/50
(52%) ý kiến đánh giá xếp loại Tốt; vẫn còn một tỷ lệ nhỏ CBQL, GV quan niệm sai lệch về nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường, họ cho rằng thầy cô giáo bộ mơn có nhiệm vụ chính là trang bị kiến thức, kỹ năng cho HS; việc giáo dục toàn diện, hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động là nhiệm vụ của GVCN, của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Với quan niệm như vậy, sự vào cuộc của toàn thể GV nhà trường trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào nói chung trong đó có cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" cịn hạn chế. Đồn thanh niên với 22/50 (44%) ý kiến xếp loại Tốt. Vẫn còn một tỷ lệ cao đối tượng mức độ nhận thức về phong trào cịn ở mức trung bình và yếu, số này rơi vào nhóm phụ huynh HS với 26/50 (52%) ý kiến xếp loại Trung bình và yếu, nhóm học sinh với 9/50 (18%) ý kiến xếp loại Trung bình.
b. Công tác quản lý trong nhà trường
việc thực thi của các kế hoạch; tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá việc tổ chức thực hiện.
Căn cứ văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT, đầu các năm học nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua. Tuy nhiên bản kế hoạch do 1 đồng chí trong Ban giám hiệu xây dựng, chưa có sự tham gia góp ý, bổ sung của các tổ chức đồn thể, GV, NV nhà trường, nội dung cịn chung chung, chưa đưa ra chỉ tiêu cụ thể, giải pháp thực hiện, lực lượng thực hiện, mốc thời gian hoàn thành; chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá việc thực thi của các kế hoạch. Đặc biệt là nội dung "dạy và học hiệu quả" chưa được quan tâm đầu tư đề ra những giải pháp cụ thể.
- Trong quá trình thực hiện, khâu kiểm tra, rà sốt, đánh giá việc thực thi của các kế hoạch chưa được quan tâm thoả đáng để có biện pháp điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
- Khâu phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường chưa được Ban giám hiệu chú trọng, chưa phát huy hiệu quả trong quá trình thực hiện phong trào thi đua. Hầu hết các nội dung triển khai đều do Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên chủ trì, vai trị chỉ đạo của Ban chi uỷ, sự vào cuộc của Cơng đồn trường, hội CMHS cịn hạn chế. Các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với Hội Phụ nữ, Phịng Văn hố -Thể thao -Du lịch, Hội khuyến học, Thành Đoàn Lạng Sơn trong việc thực hiện phong trào chưa đầy đủ theo kế hoạch liên ngành đã xây dựng.
c. Các hạn chế trong thực hiện các nội dung của phong trào thi đua
- Nội dung dạy và học hiệu quả, giúp học sinh tự tin trong học tập, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ý thức vươn lên, hình thành khả năng tự học của học sinh đạt kết quả còn hạn chế. Một trong những nguyên
nhân làm ảnh hưởng chất lượng dạy học và thực hiện mục tiêu xây dựng trường học thân thiện là việc xây dựng và thực thi qui trình dạy học đáp ứng mục tiêu trường học thân thiện chưa được quan tâm thực hiện.
GV trường THPT Việt Bắc nói riêng và GV nói chung xưa nay vẫn thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) và thực thi kế hoạch theo các bước: xác định mục tiêu; lựa chọn nội dung; lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, PPDH, phương pháp kiểm tra đánh giá; chuẩn bị thiết bị và các điều kiện dạy học; thực thi kế hoạch (lên lớp); rút kinh nghiệm nội dung, cách thức lên lớp, bổ sung điều chỉnh giáo án... Về mặt hình thức, quá trình dạy học mà GV đang tuân thủ tương đối đủ các khâu như Quy trình dạy học (Sơ đồ 1.3), tuy
nhiên nếu tìm hiểu kỹ về vấn đề này chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều khâu, nhiều bước đã không được cán bộ quản lý và GV quan tâm, thậm chí bỏ qua hoặc có nội dung thực hiện nhưng chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục, chưa hướng tới mục tiêu xây dựng trường học thân thiện. Khâu hiện yếu nhất của đa số GV hiện nay là khâu xác định mục tiêu bài dạy và lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
Về xác định mục tiêu bài dạy:
Trước khi xác định mục tiêu mơn học, GV cần phân tích nhu cầu để xác định vị trí, u cầu của mơn học; trình độ, nhu cầu nhận thức, sở trường, hứng thú, phong cách, mong đợi của HS; nhu cầu của xã hội đối với môn học. Căn cứ vào mục tiêu môn học, chuẩn kiến thức kỹ năng, các nguồn lực hiện có, kết quả phân tích nhu cầu... GV xây dựng mục tiêu của môn học, từng tiết dạy, bài dạy một cách sát thực.
Hiện tượng khá phổ biến hiện nay là GV xác định mục tiêu bài dạy hầu như chỉ dựa vào các gợi ý có trong SGK, sách giáo viên, khơng căn cứ vào tình hình đặc điểm cụ thể của HS trường mình, lớp mình, của từng nhóm HS, từng HS trong lớp; thường thì mục tiêu đặt ra là hết giờ dạy GV truyền tải hết lượng kiến thức của bài, hoàn thành giáo án; HS phải đạt được điểm cao trong các kì kiểm tra, kì thi; nhu cầu của xã hội về mơn học cũng khơng được tính đến, tất cả nội dung buộc phải được dạy đầy đủ, mặc dù có bài q tải, có nội dung khơng phù hợp hoặc quá sức đối với HS. Vì vậy tình trạng nhồi nhét
kiến thức, dạy học chủ yếu theo lối truyền thụ một chiều, HS tiếp thu kiến thức một cách bị động; việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học, PPDH và xây dựng đề cương môn học cũng theo lối truyền thống. HS ít được rèn khả năng tự học, tự nghiên cứu, mục tiêu phát triển trí tuệ, nâng cao khả năng tư duy, tự học, khả năng thực hành vận dụng, khuyến khích sự chuyên cần, chủ động, sáng tạo, tích cực của HS ít được quan tâm.
Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phƣơng pháp dạy học:
Do việc xác định mục tiêu của GV còn lúng túng, khơng có sự đổi mới dẫn đến việc lựa chọn hình thức tổ chức và PPDH tiếp tục theo lối mịn cũ. Với hình thức “Giáp mặt” - Học sinh làm việc có sự hướng dẫn thường xuyên của thầy cô giáo, GV khá thuần thục trong việc kết hợp các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, thí nghiệm... nhưng ở hình thức “Khơng giáp mặt” - HS tự học có sự hướng dẫn của GV, nhiều thầy cô chưa quan tâm đến việc khai thác hình thức này: ít giao việc cho HS hoặc giao nhưng chủ yếu là làm bài tập, học bài đã học; không giao nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn HS cách tự đọc, nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp, không giành thời gian kiểm tra uốn nắn việc các em thực hiện nhiệm vụ được giao... Hạn chế này của GV làm khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS khơng có cơ hội phát triển.
Một hạn chế nữa của một số GV (thường là số GV có tuổi), do thói quen cố hữu đã có từ nhiều năm là dạy học chủ yếu qua đọc - chép, họ yêu cầu HS phải chép những nội dung GV đọc, kể cả nội dung này đã rất cô đọng, đầy đủ trong SGK. Ngược lại, một số GV lại "đổi mới PPDH" theo lối "quá hữu", "tẩy chay" với PPDH truyền thống, lạm dụng CNTT, kết cục là cuối giờ học HS sinh chán nản do không kịp suy nghĩ, không kịp quan sát, trên bảng cũng khơng cịn lưu lại nội dung chính của bài để ghi lại. Có GV đổi mới phương pháp một cánh cứng nhắc, khơng phù hợp, cho rằng nói đến đổi mới là trong giờ học phải tổ chức chia nhóm thảo luận, phát phiếu học tập, phải sử
dụng bảng phụ, máy tính, máy chiếu; thế nhưng do áp dụng không hợp lý, linh hoạt nên hiệu quả giờ dạy không cao, các phương pháp mà GV lựa chọn thể hiện sự khiên cưỡng, chiếu lệ, vụng về...
Với những hạn chế nêu trên, nội dung "dạy và học hiệu quả" của phong trào thi đua chưa có những chuyển biến rõ nét, để khắc phục tình trạng này, tác giả sẽ đề cập những giải pháp để khắc phục ở chương III.
Đội ngũ giáo viên:
Kết quả khảo sát (Bảng 2) cho thấy năng lực chuyên môn, năng lực sư
phạm của đội ngũ GV nhà trường ở mức độ Tốt và Khá chiếm tỷ lệ khá cao (70%), tỷ lệ có mức độ trung bình cịn 30%. Với nền kiến thức và năng lực chuyên mơn trung bình, yếu thì việc áp dụng PPDH tích cực, phát huy tính tích cực, chủ động, gây hứng thú cho người học không phải là vấn đề dễ dàng; số GV này dạy học chủ yếu bằng các phương pháp truyền thống, chưa quan tâm áp dụng các hình thức và phương pháp dạy học tích cực (Thảo luận nhóm, dùng phiếu giao việc, phiếu học tập....), có 27/50 ý kiến (54%) cho rằng GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm ở mức độ Tốt và Khá, tỷ lệ GV dạy HS cách tư duy, phương pháp tự học được đánh giá là Tốt và Khá là 32/50 ý kiến (62%). Cùng với các hạn chế về khả năng ứng dụng CNTT, sử dụng phương tiện dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá... của đội ngũ GV đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả việc dạy và học, chưa tạo ra hứng thú, tích cực, chủ động, sự tự tin trong học tập cho HS.
Học sinh:
Qua kết quả khảo sát (Bảng 3) cũng như qua quan sát dễ nhận thấy, HS trường THPT Việt Bắc phần đa chăm chỉ tự giác học tập, tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể, chuẩn bị đầy đủ bài vở, đồ dùng trước khi đến lớp, thực hiện nghiêm túc quy chế thi theo tinh thần cuộc vận động "Hai khơng". Tuy nhiên cịn các hạn chế: số HS tham gia một cách tích cực, hào hứng các hoạt động học tập trên lớp ở mức độ Tốt và Khá chiếm tỷ lệ chưa cao (56%), kỹ
năng làm việc theo nhóm mức độ Tốt và Khá chiếm 52%, tỷ lệ HS có khả năng tự học, trau dồi kiến thức mức độ Tốt và Khá chiếm 54%, tỷ lệ HS trao đổi, thắc mắc với thầy, cô giáo những nội dung khó chiếm tỷ lệ khiêm tốn (mức độ Tốt và Khá là 38%), số học sinh cảm thấy tự tin, hào hứng trong các giờ học và các hoạt động cũng chiếm tỷ lệ thấp (52%).
Những con số trên đây cho thấy, phương pháp tự học của HS còn hạn chế, còn nhiều em chưa thực sự nắm vững kiến thức nên sự tự tin, tâm thế hào hứng trước các giờ dạy và tham gia các hoạt động bị ảnh hưởng, sự thân thiện giữa thầy cô giáo bộ môn và các em học sinh chưa được thể hiện rõ nét.
Chương trình, sách giáo khoa (SGK):
Theo kết quả khảo sát (Bảng 4), SGK, tài liệu tham khảo, nội dung
kiến thức được số đông đánh giá ở mức độ Khá và Trung bình, số ý kiến đánh giá ở mức độ Tốt chỉ chiếm 4% đến 6%. Nội dung chương trình một số phần, một số bài quá tải gây khó khăn cho GV và HS trong việc hồn thành bài dạy. Với các bài quá nhiều nội dung, GV phải chạy đua với thời gian để hoàn thành giáo án, hơn nữa, một số GV chưa xác định nội dung kiến thức trọng tâm, lựa chọn kiến thức, chưa biết cách giao việc về nhà cho HS nên các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của HS hầu như khơng được tính đến, việc hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS ít được quan tâm.
- Nội dung rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh:
Trường THPT Việt Bắc là đơn vị quan tâm tổ chức các hoạt động giáo