Kết quả xếp loại học lực HS trường THPT Việt Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường học thân thiện tại trường trung học phổ thông việt bắc thành phố lạng sơn (Trang 55 - 62)

Kết quả xếp loại học lực giỏi, khá năm học 2007-2008 đến 2009-2010 14 22 42 577 647 774 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Năm học Học sinh Giỏi Khá

2.2.6. Đánh giá chung về trường THPT Việt Bắc

2.2.6.1. Điểm mạnh

- Cùng với hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, trường có bề dày truyền thống trong công tác dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục được giữ vững, nền nếp, kỷ cương nhà trường được duy trì tốt trong nhiều năm qua.

- Quy mơ trường lớp, số HS của trường ổn định; HS tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố; đa số phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục con em.

- Đội ngũ GV đủ về số lượng, cơ bản hợp lý về cơ cấu, 100% đạt chuẩn đào tạo, có một tỷ lệ cán bộ quản lý và GV trên chuẩn đào tạo.

- Cơng tác xã hội hố giáo dục thực hiện hiệu quả, thu hút được sự quan tâm của các lực lượng xã hội, của phụ huynh HS trong công tác phối hợp giáo dục HS và cơ bản đáp ứng các điều kiện phục vụ công tác dạy và học.

2.2.6.2. Điểm yếu

- So với diện tích và điều kiện cơ sở vật chất hiện có của trường, số HS và số lớp hiện nay q đơng, gây khó khăn cho cơng tác quản lý cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục. Các hoạt động thể dục thể thao, giáo dục NGLL, sinh hoạt hướng nghiệp đã được tổ chức tuy nhiên chưa đạt hiệu quả mong muốn.

- Còn một bộ phận GV chậm đổi mới, chưa tích cực tiếp cận với các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại; trình độ tin học, ngoại ngữ chưa đáp ứng được nhu cầu công tác.

- Một bộ phận HS do thiếu sự quan tâm quản lý và giáo dục của gia đình nên ý thức rèn luyện đạo đức và học tập yếu, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

2.2.6.3. Cơ hội

- UBND Tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011- 2020, do đó ngành giáo dục trong đó có trường

THPT Việt Bắc sẽ nhận được sự quan tâm chỉ đạo, sự ủng hộ và đầu tư của các cấp, các tổ chức đoàn thể và của nhân dân trong tỉnh Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn.

- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 đang được xây dựng sẽ tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới, tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển của nhà trường.

- CNTT đang phát triển nhanh chóng, cùng với Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008- 2012 sẽ góp phần tích cực trong việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học.

2.2.6.4 . Thách thức

- Trang thiết bị nhà trường mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu do số phịng học bộ mơn cịn thiếu, một số trang thiết bị khơng có nguồn kinh phí để tu sửa, trang bị mới nên hư hỏng, xuống cấp.

- Sự đổi mới về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học trong nhà trường sẽ không theo kịp với sự phát triển của xã hội thông tin nếu như CBQL, GV, NV khơng tích cực học hỏi nâng cao trình độ.

- Điểm tuyển sinh đầu vào của một số học sinh cao, một số em đạt bình qn 8 điểm /1 mơn, tuy nhiên trung bình chỉ đạt 3 điểm/1 mơn là đã đủ điểm đỗ vào lớp 10, tỷ lệ học sinh rỗng kiến thức không nhỏ, điều này gây khó khăn cho cơng tác dạy học.

- Một bộ phận GV chỉ chú trọng “Dạy chữ” mà chưa coi trọng “Dạy người”, nhận thức chưa đúng mức về các cuộc vận động, các phong trào thi đua; mặc dù đã sau hơn 2 năm phát động phong trào thi đua xây dựng "trường học thân thiện" nhưng số GV nắm vững nội dung của cuộc vận động chưa nhiều và chưa có những hành động thiết thực hưởng ứng phong trào; sự vào

cuộc, ủng hộ của các cấp uỷ đảng chính quyền, các tổ chức đồn thể, nguồn tài chính đầu tư cho CSVC nhà trường còn hạn chế.

2.3. Những yêu cầu để quản lý trƣờng THPT đáp ứng mục tiêu xây dựng trƣờng học thân thiện

2.3.1. Sự chỉ đạo của ngành Giáo dục - Đào tạo

Quản lý các nhà trường đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện là chủ trương xuất phát sự chỉ đạo đúng đắn của Bộ GD ĐT, từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn giáo dục nước ta cũng như thực tiễn của các nhà trường. Để phong trào được triển khai, ngành GDĐT Lạng Sơn đã tổ chức học tập, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT đến CBQL, GV, HS:

- Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường THPT giai đoạn 2008 - 2013.

- Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GDĐT về việc triển khai PTTĐ "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường THPT năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008- 2013.

- Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT - BVHTTDL - TƯĐTN ngày 19/8/2008 của Bộ GD ĐT, Bộ Văn hóa -Thể thao - Du lịch và Trung ương đồn TNCS Hồ Chí Minh về việc triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013

- Sổ tay Trường học thân thiện, học sinh tích cực 2008-2013.

- Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ GDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác giáo dục trẻ em, HS, sinh viên.

- Văn bản số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 5/3/2009 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

- Kế hoạch phối hợp số 533/KH/BGDĐT - BVHTTDL - TƯĐTN- HLHPNVN-HKHVN ngày 01/9/2010 của Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Trung ương đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam về việc thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010-2011.

Để chỉ đạo các đơn vị hưởng ứng phong trào, Sở GDĐT Lạng Sơn ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch thực hiện:

- Công văn số 1559/KH- SGD&ĐT ngày 01/9/2008 của Sở GDĐT Lạng Sơn về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 -2009 và giai đoạn 2008 -2013.

- Kế hoạch số 1559/KH- SGD&ĐT ngày 01/9/2008 của Sở GDĐT về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 -2009 và giai đoạn 2008 -2013.

- Văn bản số 425/ SGD&ĐT-TĐ ngày 26/3/2009 của Sở GDĐT Lạng Sơn về việc Hướng dẫn Quy trình đánh giá kết quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Kế hoạch liên ngành số 1457/KHLN/SGDĐT - SVHTTDL - TĐTNCSHCM- HLHPNT- HKHT ngày 17/9/2009 của Sở GDĐT, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tỉnh Đồn TNCS Hồ Chí Minh , Hội liên hiê ̣p Phụ nữ tỉnh và Hội Khuyến học tỉnh về việc phối hợp thực hiện phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009 - 2010.

- Văn bản số 1363/ SGDĐT-GDTrH ngày 20/10/2010 của Sở GDĐT Lạng Sơn về việc Hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010-2011.

- Cung cấp Danh mục các di tích Lịch sử - Văn hoá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho các đơn vị.

2.3.2. Sự đòi hỏi của thực tiễn

Trong nhưng năm gần đây, với những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, với sự quan tâm của toàn xã hội, nền giáo dục nước nhà được chấn hưng và đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên đánh giá một cách khách quan giáo dục còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được quan tâm, tháo gỡ: Hiệu quả của việc đổi mới PPDH nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS; Điều kiện trường lớp, CSVC, trang thiết bị dạy học; tính an tồn, thân thiện của môi trường giáo dục; việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, kỹ năng sống, giá trị sống cho HS; sự gắn bó, tận tuỵ của thầy cơ với học trò, mối quan hệ giữa trò với trò, giữa thầy với trò, giữa nhà trường và cộng đồng... Thực hiện các yêu cầu, nội dung của phong trào "xây dựng trường học thân thiện" sẽ góp phần khắc phục những tồn tại trên đây trong giáo dục.

2.4. Đánh giá các biện pháp quản lý trƣờng THPT Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn đáp ứng mục tiêu xây dựng trƣờng học thân thiện

2.4.1. Những công việc đã triển khai và kết quả đạt được

2.4.1.1. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập

- Nhà trường tạo điều kiện để 100% GV tham gia các khoá học, các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

- Tổ chức hội thảo về "Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học", "Chấm dứt tình trạng dạy học chủ yếu qua đọc chép". Hằng năm tổ chức thao giảng cấp trường, dạy các tiết thể nghiệm về đổi mới phương pháp để GV toàn trường dự giờ, rút kinh nghiệm.

- Năm học 2010 - 2011, hưởng ứng phong trào thi đua "Giờ dạy thân thiện, học sinh tích cực" do sở GD ĐT phát động, các tổ phấn đấu mỗi GV có ít nhất mỗi học kỳ một giờ học thân thiện, HS tích cực. Trong các tiết dạy,

GV đã tạo lập khơng khí thân thiện giữa thầy cơ và học trị, động viên khuyến khích HS tự tin, hứng thú với giờ học.

- Chú trọng dạy học sinh cách tư duy; bồi dưỡng khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng làm việc theo nhóm cho HS: chuẩn bị bài chu đáo, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, lôgic, trọng tâm; hệ thống câu hỏi có tính gợi mở và phân hố đối tượng; có kiến thức liên hệ thực tế và phương pháp liên hệ thực tế tự nhiên, sinh động; phân chia nhóm hợp lý, giao nhiệm vụ về nhà cho cá nhân hoặc cho nhóm.

- Các tổ chun mơn, Đồn thanh niên tổ chức ngoại khoá, hội thảo giúp HS tiếp nhận thêm lượng kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, hào hứng: tổ chức thi Đường lên đỉnh Ôlympia, Rung chng vàng, ngoại khố các môn học...

- Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn tăng cường quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học. Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho CBQL, GV. Đến nay CB, GV tồn trường có trình độ tin học A là trên 95%, trình độ tin học B là 52%. Khuyến khích GV soạn giảng các tiết ứng dụng CNTT, năm học 2008 - 2009, số bài soạn ứng dụng CNTT của trường là 249 tiết với 672 giờ dạy; năm học 2009 - 2010, số bài soạn ứng dụng CNTT là 521 tiết với 1332 giờ dạy.

- Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, sử dụng các phần mềm quản lý và tạo đề thi. Các đề kiểm tra có tỷ lệ phù hợp câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, đảm bảo tính chính xác khoa học, sát đối tượng, có tác dụng phân hố HS.

- Tổ chức cho GV tham quan học tập, trao đổi rút kinh nghiệm giảng dạy với trường THPT trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường học thân thiện tại trường trung học phổ thông việt bắc thành phố lạng sơn (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)