Một trong những chỉ tiêu quan trọng trong đảm bảo tính đại diện của mẫu đã thu thập là sử dụng dụng cụ chứa mẫu phù hợp. Việc lựa chọn các loại bình chứa mẫu phù hợp (loại vật liệu, kiểu thiết kế và nắp) là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm mất mát các chất đặc biệt do ảnh hưởng của các quá trình vật lý hoặc hóa lý như bay hơi, hấp phụ, hấp thụ và khuếch tán. Mầu của bình cũng giúp bảo quản các chất quang hóa như PAHs.
Lựa chọn sai dụng cụ lấy mẫu dẫn đến một số các quá trình sau đây: - Nhiễm bẩn dung mơi từ các bình nhựa PE, PVC…
- Hấp phụ kim loại lên thành bình thủy tinh
- Hấp phụ chất hữu cơ lên thành bình nhựa PE, PVC
- Hòa tan các ion kim loại từ thành bình chứa bằng đồng, thép
Đối với một số thơng số phân tích, thời gian bảo quản có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, do đó việc đảm bảo hạn chế quá trình nhiễm bẩn vào mẫu từ dụng cụ trong quá trình bảo quản là một yêu cầu quan trọng trong lựa chọn dụng cụ bảo quản. Trong tất cả các trường hợp, dụng cụ chứa mẫu phải được làm sạch theo những thủ tục nhất định, bình chứa mẫu sạch nhất có thể sẽ hạn chế được quá trình nhiễm bẩn các chất từ bình chứa vào mẫu. Yêu cầu của lựa chọn dụng cụ lấy mẫu phù hợp bao gồm các nội dung sau:
- Lựa chọn dụng cụ tùy thuộc lượng (thể tích/khối lượng) mẫu cần lấy
- Lựa chọn loại bình nhựa, thủy tinh, teflon… phù hợp với bản chất mẫu và thơng số phân tích - Lựa chọn loại dụng cụ phù hợp về điều kiện nắp đậy/vách ngăn/đai bảo quản
- Lựa chọn loại bình trong/bình tối màu
Bên cạnh đó, trong vấn đề bảo quản mẫu cần phải tiến hành đánh giá mẫu trắng dụng cụ chứa mẫu và mẫu trắng bảo quản nhắm đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất luợng mẫu đo. Kỹ thuật bảo quản mẫu là một tổ hợp các biện pháp kỹ thuật nhằm đảo bảo chất lượng mẫu và được lựa chọn căn cứ vào đặc điểm của mẫu, đặc điểm của từng thông số cũng như phương pháp phân tích được thực hiện. Kỹ thuật bảo quản mẫu bao gồm hai biện pháp chính: giữ lạnh và bổ sung hóa chất bảo quản.