Tổ chức trò chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 ( ban cơ bản) (Trang 50 - 54)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học dân gian lớp 10

2.3.2. Tổ chức trò chơi

2.3.2.1. Game show truyền hình

Trên truyền hình có rất nhiều trò chơi thú vi ̣ và hấp dẫn , tuy nhiên nên chọn một chương trình phù hợp về nội dung , hình thức vớ i HS . Nội dung là kiến thức về VHDG trong chương trình và kiến thức mở rơ ̣ng . Hình thức trị chơi nên phù hợp với lứa t̉i HS , dễ thực hiê ̣n . GV sẽ phải chuần bi ̣ câu hỏi và đưa ra luật chơi, cùng HS thống nhất .

* Đi tìm triệu phú

Lấy ý tưởng từ trị chơi truyền hình “Ai là triệu phú”, GV có thể tổ chức một chương trình tương tự như vậy trong đó nội dung là nội dung dạy học phần văn học dân gian. GV sẽ phải chuẩn bị những câu hỏi kèm theo các đáp án để lựa chọn.

Có 6 người chơi. Trước khi bắt đầu vào cuộc chơi chính thức, họ trả lời một câu hỏi (về dữ liệu số). Người nào trả lời gần đáp án nhất sẽ được chọn vị trí trước, gần thứ 2 được chọn vị trí 2, tương tự người trả lời gần đáp án thứ 3; 4; 5. Người trả lời xa đáp án nhất bắt buộc ngồi vị trí cịn lại. Sau đó, họ chọn vị trí ngồi cho mình theo thứ tự. Người đầu tiên lên ghế nóng khi bắt đầu câu 1.

Có 15 câu hỏi với độ khó ngẫu nhiên. Người chơi phải trả lời chúng. Khi có một câu hỏi khó, họ có quyền trợ giúp: Chuyển. Người tiếp theo bắt buộc trả lời câu hỏi người trước để lại (không được chuyển) và mỗi người chỉ có 1 lần chuyển. Nếu trả lời đúng, đi tiếp câu tiếp theo. Nếu trả lời sai khi vượt qua câu 5, người đó bị loại, thưởng bim bim (khi chưa vượt qua câu 5 thì khơng thưởng), đồng thời mức tiền thưởng cao nhất bị lùi xuống 1 nấc.

Thời gian trả lời câu hỏi: + 15 giây cho 5 câu hỏi đầu. + 30 giây cho 5 câu hỏi tiếp theo. + 45 giây cho 5 câu hỏi cuối.

Người chơi nào trả lời đúng câu 15 hoặc là người còn lại trên ghế nóng là người chiến thắng.

- Chuẩn bị:

+ Câu hỏi và đáp án: GV sẽ chuẩn bị câu hỏi và các phương án trả lời, nội dung câu hỏi là kiến thức văn học dân gian (kiến thức được học trên lớp và kiến thức mở rộng)

+ Thành phần tham gia: 1 người dẫn chương trình , 6 người chơi và một thư ký

+ Phương tiện: bàn, ghế, chuông, đồng hồ bấm thời gian

+ Phần thưởng: Bim bim (cho 5 câu hỏi đầu), chiếc cốc nhiều hình (cho 5 câu tiếp theo), cuốn sách (cho 5 câu hỏi cuối). Phần thưởng có thể sẽ phong phú hơn.

* Đối mặt - Luật chơi:

+ MC lần lượt đưa ra 2 câu hỏi gồm nhiều đáp án t rả lời. Mỗi người đă ̣t cươ ̣c số đáp án mà mình có thể trả lời . Ai đă ̣t cược nhiều hơn sẽ có quyền trả lời câu hỏi . Nếu có thể trả lời đủ số đáp án đã đă ̣t cược t hì sẽ giành quyền chiến thắng , ngươ ̣c la ̣i nểu trả lời sai hoă ̣c không đủ số đáp án mà mì nh đã đặt cươ ̣c thì sẽ thua.

+ Sau khi trả lời 2 câu hỏi trên mà 2 người có kết quả hòa 1-1 thì sẽ phải trả lời câu hỏi theo phương th ức đối kháng (theo luâ ̣t bóng bàn , trả lời luân phiên). Ai trụ la ̣i đến cuối cùng sẽ thì là người thắng cuô ̣c .

- Lưu ý :

+ Đáp án trả lời không đươ ̣c trùng lă ̣p nhau .

+ Khi đã trả lời tuyê ̣t đối không đươ ̣c sửa lại , nếu không sẽ bị tước quyền chơi.

+ Áp dụng cho vịng 1: _thờ i gian tới đa đă ̣t cươ ̣c câu trả lời là 20 giây. Thời gian trả lời câu hỏi : +> 2-4 đáp án : 30s+> 5-10 đáp án: 60s + Áp dụng cho vịng 2: thờ i gian tới đa để trả lời câu hỏi là 20 giây. * Đuổi hình bắt chữ

- Luật chơi:

Có 2 người chơi hoặc 2 đội chơi, giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông. Nhiệm vụ của người chơi là nhìn vào một hình vẽ và liên tưởng đến một từ, cụm từ, một câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, tên một bài hát… Trong trò chơi truyền hình, có 4 phần thi: Ngẫu hứng, theo chủ đề, đếm ngược, siêu tốc. Tuy nhiên, GV không cần thiết phải cho HS thi theo cả 4 phần như thế, GV chỉ cần chọn một hoặc hai trong các phần thi. Nội dung thi là kiến thức HS được học trong chương trình và kiến thức mở rộng.

Ví dụ:

- Hình một cơ gái, một chiếc khăn bay bay và hình nhiều bàn tay đang xòe ra. Đây là câu ca dao nói về thân phận bị phục thuộc của người phụ nữ trong tình u và hơn nhân.

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

- Hình ảnh những con vật: voi, trâu, chuột, lợn gà và một củ khoai lang. Đây là bài ca dao với những lời đối đáp vui về việc dẫn cưới và thách cưới.

-> “- Cưới nàng anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng…”

bát cơm màu vàng và một bát cơm màu bạc. Đây là lời gọi cá lên ăn của Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.

-> “Bống bống, bang bang,

Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta,

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” Có rất nhiều trị chơi truyền hình thu hút mà người dạy có thể dựa vào

hình thức tổ chức đó để áp dụng với kiến thức dạy học của mình. Trên đây chỉ là là ba trong số rất nhiều trị chơi truyền hình khác mà người GV có thể áp dụng trong tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian, đặc biệt phù hợp với phần ca dao, dân ca.

2.3.2.2. Đố vui văn học

Trong văn học dân gian, những câu đố văn học mang lại hiệu quả rất cao trong dạy học, vừa kích thích được trí tị mị của người học đồng thời tạo khơng khí thi đua học tập sôi nổi trong lớp. Từ những câu thơ gợi ý về nội dung cần đố, HS sẽ dựa vào những chi tiết gợi ý đó để đốn ra đáp án. Nội dung câu đố có thể là kiến thức HS được học trong chương trình, có thể là những kiến thức mở rộng.

Hình thức đố vui cũng khá đa dạng: thi theo đội với hình thức nhấn chng trả lời, thi theo lớp với dạng trắc nghiệm, thi theo dạng bốc thăm lên trả lời câu hỏi… mỗi hình thức đều có những mặt ưu điểm nhất định.

Thi theo đội: Mỗi đợt chỉ có thể tổ chức cho tối đa ba hoặc bốn đội. Hình thức nhấn chng trả lời nhanh và trả lời đúng câu hỏi ln tạo khí thế sơi nổi cho cả người chơi lẫn người xem.

Thi trắc nghiệm: Cách tổ chức này khá mới mẻ nhưng rất thành công khi mở rộng đối tượng tham gia ở tất cả các lớp và tất cả học sinh. Khi Ban giám khảo bốc thăm trúng mã số nào, tất cả học sinh các lớp có cùng mã số sẽ lên cầm bảng trắc nghiệm. Sau khi Ban giám khảo đọc xong câu hỏi, mỗi em sẽ đồng loạt đưa bảng chọn lựa của mình lên.

Bốc thăm trả lời câu hỏi: Đây là hình thức Hái hoa dân chủ. Ban giám khảo bốc thăm mã số, học sinh có mã số tương ứng với số thăm sẽ lên bốc thăm câu hỏi, sau đó trả lời. Hoạt động này luôn gây sự hào hứng và hồi hộp cho người tham gia.

Ví dụ:

- “Hai tay ơm lấy cột nhà

Ruột gan khơng có cái da bầy nhầy” (Cái võng)

- Đây là tên gọi một thể loại văn học dân gian kể về kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật em út, mồ cơi…mà em đã được học?

(Cổ tích)

- Biểu hiện tâm lí đầu tiên khi đọc truyện cười là gì? (Cười)

Với những đáp án mà GV đưa ra có thể tạo ơ thành trị chơi ơ chữ (hàng dọc và hàng ngang). Hoặc từ những đáp án đó, GV có thể đặt ra câu hỏi cuối cùng cho HS về chủ đề mà GV muốn đề cập tới, những đáp án này sẽ là những gợi ý cho đáp án cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 ( ban cơ bản) (Trang 50 - 54)