Các hoạt động khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 ( ban cơ bản) (Trang 54 - 60)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học dân gian lớp 10

2.3.3. Các hoạt động khác

2.3.3.1. Tham quan, dã ngoại

Trong chương trình Văn học dân gian, GV có thể đưa HS đi tham quan một số nơi có liên quan đến bài học.Tuy nhiên, tùy từng bài, từng địa phương

HS đang theo học, GV sẽ tổ chức những chuyến tham quan đến địa danh gần địa phương đó nhất.

Để tổ chức một chuyến tham quan như thế, người GV cần phải lên kế hoạch thật cụ thể, từ việc thông báo để HS chuẩn bị, sắp xếp thời gian hợp lý, lịch trình tham quan như thế nào, phân công HS hay mời thêm một số GV khác tham gia vào chuyến đi để quản lý HS…Sau mỗi chuyến tham quan, dã ngoại, GV sẽ yêu cầu HS viết bài thu hoạch, sau đó GV chấm bài và số điểm đó có thể tính vào điểm một tiết.

Học bài “Chiến thắng Mtao Mxây”, GV có thể đưa HS đến tham quan vùng đất Tây Nguyên (Đắk Lắk), đến những bản làng, thăm những người dân tộc để HS biết được rõ hơn về văn hóa người dân tộc, từ cách ăn mặc đến cách tổ chức cuộc sống…GV sẽ mời một già làng để cùng nói chuyện với HS, hướng dẫn HS tìm hiều về vùng đất và con người Tây Nguyên.

Với bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, GV sẽ đưa HS đến làng Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Đến với Cổ Loa, HS sẽ được tìm hiểu về kinh đơ của nhà nước Âu Lạc, về lịch sử văn hóa lâu đời, thăm đền An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ cơng chúa Mị Châu và giếng Ngọc (tương truyền đó là nơi Trọng Thủy tự vẫn sau cái chết của Mị Châu). Bao quanh cụm đền, am là từng đoạn của vòng thành cổ chạy dài trên cánh đồng – dấu vết cịn lại của thành Cổ Loa chín vịng do An Dương Vương chỉ huy nhân dân Âu Việt xây nên. Đến thăm quần thể di tích này, trước tiên GV và HS sẽ lên làm lễ dâng hương, sau đó mới đi tham quan tồn thể khu di tích. Chuyến đi này sẽ giúp cho HS có thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa của dân tộc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X). Không chỉ nghe câu chuyện lịch sử mà HS còn được tận mắt chiêm ngưỡng một cơng trình kiến trúc được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tịa thành cổ nhất, quy mơ lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ" [23].

Hoạt động tham quan, dã ngoại khơng chỉ bó hẹp trong việc tìm hiểu kiến thức trong chương trình, GV có thể chọn nhiều địa điểm khác để HS có thể mở rộng kiến thức về văn học dân gian. Ví dụ, nếu HS ở Hà Nội thì có thể ra Hồ Gươm, tham quan các di tích: Tháp Rùa, Đảo Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, Đền Bà Kiệu, Nhà Thủy Tạ…Tại đây, HS sẽ được nghe truyền thuyết Rùa thần đòi gươm, tìm hiểu về cuộc chiến tranh dân tộc chống quân Minh (1417 – 1427) do Lê Lợi lãnh đạo, về cái tên Hồ Gươm-Hoàn Kiếm sau này.

Đến tham qu an Hồ Gươm , GV không chỉ kể la ̣i sự tích mà các em phần nào đã được biết , bên ca ̣nh đó GV có thể mở rô ̣ng kiến thức cho HS , hướ ng dẫn HS tìm hiểu thêm về câu chuyê ̣n xung quanh sự tích này . Ví dụ : Thực tế thì: Cũng khơng nên tách biệt cực đoan yếu tố bác học, ghi chép văn tự và truyền khẩu ở VHDG. Hồ Gươm (sự tích, câu chuyện) là dân gian, là Nôm;

Trong lúc (Truyện) hồn kiếm là trí thức nho sĩ. Chẳng phải là các văn bản

(được gọi là sưu tầm) tác phẩm văn chương dân gian (nhất là tự sự) in trong SGK cũng có câu trong ngoặc đơn phía cuối kiểu (Theo – chẳng hạn – Nguyễn

Đổng Chi,… Theo tức là ơng đó đã “ghi” bằng lời của cá nhân, có nhuận sắc.

Mà các ơng đó cũng ghi lại dựa và những “sưu biên” của ông cha dùng chữ Nho – tác gia Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh…). Câu trong ngoặc đó hàm ý răng khơng thể nói trong vành vạnh đâu là một tác phẩm văn học dân 100 phần trăm!

Cùng trong nội thành Hà Nội, GV có thể đưa HS tham quam những đền thờ thờ “Tứ bất tử”. Trong những truyền thuyết liên quan tới tín ngưỡng thờ phụng đã đi vào tâm khảm của người Việt Nam thì “Tứ bất tử” được coi là một tín ngưỡng đặc biệt. Đặc biệt, truyền thuyết này có nhiều điều liên quan tới địa danh và con người Hà Nội. “Tứ bất tử” là một huyền thoại về việc nhân dân ta tôn vinh và thờ phụng “bốn vị thánh bất tử”: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đền thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh nằm trên địa bàn hai xã Minh Quang và Ba Vì, thuộc huyện Ba Vì, gồm

ba ngôi đền (đền Thượng, đền Trung, đền Hạ). Đến nơi đây, HS sẽ được nghe chuyện kể về thần núi Tản Viên Sơn Tinh, về cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh – Thủy Tinh; về việc Sơn Tinh giúp vua Hùng đánh giặc, về việc ông đi khắp mọi nơi dạy dân làm ra lửa, làm ruộng, mở hội, săn bắn, luyện võ, dệt lụa… Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. Đây là bài ca hào hùng nhất về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Những con người bình dị, lớn lên từ nghèo khó, nhưng khi đất nước lâm nguy thì sẵn sàng xả thân, hy sinh vì nghĩa lớn. Truyền thuyết sử thi giàu chất anh hùng ca này vẫn còn lưu giữ bằng các di tích rất phong phú tại làng Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội. Khu di tích này được Vua Lê Đại Hành cho xây dựng tại khu vực núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội và được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền Thượng, hịn đá Trồng, tượng đài thánh Gióng và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc. Đền thờ Chử Đồng Tử được lập tại thơn Chử Xá, Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội.

2.3.3.2. Tham dự biểu diễn

Hoạt động này có lẽ khơng thực tế lắ m. Nhưng việc theo dõi hoạt động của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và tổ chức đi xem tập thể cũng là một hình thức ngoại khóa. Tuy vậy nếu địa phương có biểu diễn nghiệp dư (nhất là những địa phương (có khi là huyện , xã) là nơi có truyền thống văn nghệ dân gian – Bắc Ninh, Thái Bình thì việc tổ chức cho các em HS tham gia biểu diễn là chuyện có thể (Gánh kịch của làng xã, ban văn nghệ của huyện…). Tất nhiên việc tham dự biểu diễn chuyên nghiệp nhiều lúc cũng có thể thực hiện do tính cách loại hình của hoạt động biểu diễn.

Tở chức mơ ̣t buổi xem biểu diễn cho HS không phải là điều đơn giản . GV sẽ liên hệ trước với các đoàn biểu diễn nghệ thuật để đưa HS đến dự, sau đó lên li ̣ch tham dự, đưa ra lượng HS tham dự, chuẩn bi ̣ xe đưa đón, phân công công viê ̣c cho các Gv đi cùng và các nhóm HS để tránh lô ̣n xô ̣n khi đến tham dự chương trình.

Những chương trình mà HS tham dự có thể là một vở chèo (Lưu Bình Dương Lễ, Nghêu sị ốc hến, Quan Âm Thị Kính, Tuần Ty Đào Huế, Từ Thức gặp tiên…), vở tuồng (Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Diễn Võ Đình, Ngoại tổ

dâng đầu…), vở kịch… hay tham dự một buổi hát giao duyên của dân ca quan họ Bắc Ninh. Nếu ở trong Huế, HS có thể nghe hát ca Huế trên sơng Hương. Như vâ ̣y, tùy thuộc vào từng địa phương , từng vùng, miền, GV sẽ dẫn HS tham dự những chương trình biểu diễn nghê ̣ thuâ ̣t khác nhau của đi ̣a phương đó.

2.3.3.3. Gặp gỡ, giao lưu với nghệ sĩ, nhà hoạt động sân khấu và nhà nghiên cứu

Để HS hiểu sâu hơn, rộng hơn về văn học dân gian Việt Nam, GV có thể mời một nhà nghiên cứu về dân gian đến trò chuyện cùng các em, ví dụ là nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, một người có niềm say mê và rất nhiều cơng trình khoa học về văn học dân gian. Qua những câu chuyện kể của nhà nghiên cứu, HS sẽ có thêm kiến thức mới về dân gian, về những giá trị của dân gian, về nguồn gốc của những câu chuyện dân gian, những câu ca dao, những lời hát…hay những giải thích vì sao lại có sự thay đổi trong đoạn kết của câu chuyện quen thuộc Tấm Cám… và đặc biệt HS sẽ hiểu rõ hơn về nét văn hóa Việt. Trong buổi nói chuyện như vậy, HS có thể đưa ra những thắc mắc của mình với nhà nghiên cứu về chủ đề nào đó và những lời giải đáp thật cụ thể của nhà nghiên cứu sẽ rất có ích trong việc nâng cao tầm hiểu biết của HS.

Gặp gỡ, nói chuyện với một nghệ sĩ dân gian cũng là một cơ hội tốt để HS tìm hiểu về các loại hình sân khấu dân gian tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước... và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Trao đổi, giao lưu với các nghệ sĩ, HS sẽ có thêm kiến thức về các loại hình nghệ thuật này, về lịch sử ra đời, về những đặc trưng riêng của từng thể loại, về những tác phẩm nghệ thuật và các nghệ sĩ nổi tiếng của loại hình đó. Chẳng hạn đến với Chèo, HS sẽ được biết đến một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian được coi là đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Kinh đơ Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân[1][2], một vũ ca tài ba trong

hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10, sau phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trị nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như khơng có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề v.v... Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc cơng cịn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu...

Không chỉ biết thêm nhiều điều thú vị về các loại hình sân khấu dân gian mà HS còn được thưởng thức tài năng của người nghệ sĩ, đó là những vở diễn, thậm chí chỉ là một vài lời thoại trong chèo, tuồng…

Dân ca quan họ, nhã nhạc cung đình Huế, ca trù cũng là những loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu. HS sẽ được nghe những làn điệu dân ca rất hay từ các liền anh liền chị, được nghe ca Huế từ các nghệ sĩ và nghe hát ca trù từ các ca nương…

Mỗi loại hình nghệ thuật dân gian lại có những nét thú vị riêng. Việc gặp gỡ, giao lưu với những nghệ sĩ dân gian sẽ giúp HS rất nhiều trong việc tìm hiểu nền văn hóa dân gian của người Việt Nam, đưa HS tìm về với cội nguồn dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 ( ban cơ bản) (Trang 54 - 60)