Sự vận dụng lý thuyết nhận thức theo hướng dạy học tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần hóa phi kim sách giáo khoa hóa học 10 cơ bản (Trang 25 - 28)

Hình 3.5 Biểu đồ phân loại kết quả học tập củ a2 bài kiểm tra

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Tiếp cận làm cơ sở cho sự đổi mới phương pháp dạy học

1.4.4. Sự vận dụng lý thuyết nhận thức theo hướng dạy học tích cực

Dạy học tích cực là q trình dạy học phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

- Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học hướng tới việc giúp học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động. Phương pháp dạy học tích cực có những dấu hiệu đặc trưng như:

- Phương pháp dạy học có chú trọng tới việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể của hoạt động học tập, tự khám phá những kiến thức mà họ chưa biết. Như vậy, giáo viên tổ chức cho học sinh học tập nắm được tri thức, kỹ năng, phương pháp học tập để họ biết hoạt động, muốn hoạt động và có nhân cách của người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo.

- Phương pháp dạy học có chú trọng rèn kỹ năng, phương pháp thói quen tự học tạo cho học sinh sự hứng thú, lòng ham muốn, khát khao học tập và khơi dậy những tiềm năng ở mỗi học sinh.

- Phương pháp dạy học chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập hợp tác trong tập thể lớp, nhóm trao đổi, tranh luận, đánh giá qua các tương tác giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh để có những kỹ năng hợp tác, phối hợp hoạt động trong tập thể, kỹ năng giao tiếp xã hội để thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triển.

- Phương pháp dạy học có sự sử dụng phối hợp các phương tiện trực quan (thí nghiệm, phương tiện kỹ thuật…) đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập (học theo năng lực, học theo nhu cầu) giúp học sinh tiếp cận được với các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong xã hội phát triển.

- Phương pháp dạy học có sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá đa dạng, khách quan tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, nội dung và phương pháp kiểm tra đa dạng, phong phú có sự trợ giúp của thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông tin.

Trên cơ sở các nét đặc thù của phương pháp dạy học tích cực, với sự vận dụng các phương pháp dạy học, quan điểm dạy học theo lý thuyết nhận thức, giáo viên và các nhà nghiên cứu đã chú ý đến đặc điểm, cấu trúc của các phương pháp dạy - học đều xác định:

- Học tập là một q trình tích cực và rất phức tạp. Học sinh không chỉ ghi nhớ những điều mà giáo viên nói mà cịn tạo nên những hiểu biết riêng về những kiến thức mà họ thu nhận được. Như vậy, các kiến thức học được cũng được xây dựng dưới dạng các phiên bản cá nhân - mang tính chủ quan.

- Học tập là q trình chủ động và ln có sự nhận thức theo ý tưởng của chủ thể và họ chỉ chịu thay đổi nhận thức của mình khi được chứng minh là sai. Quá trình học tập là quá trình xây dựng những giả thuyết và phản bác

giả thuyết sai, công nhận giả thuyết đúng. Đây là tiến trình làm cơ sở cho mọi sự học tập tích cực và việc học tập thành cơng thường diễn ra theo một quá trình xây dựng giả thuyết, kiểm nghiệm giả thuyết của riêng từng người học. Học sinh học tốt nhất là qua thực hành, trải nghiệm. Học sinh sử dụng những ý tưởng, kỹ năng, kiến thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách độc lập.

Trong học tập, học sinh muốn tự mình suy xét hơn là chỉ ghi nhớ những gì giáo viên nói. Vì vậy, nên dạy bằng cách hỏi chứ khơng bằng cách kể, học sinh thích câu hỏi có tính kích thích tư duy hơn là câu hỏi tái hiện, trần thuật, ghi nhớ. Giáo viên nêu câu hỏi đòi hỏi mức độ tư duy cao buộc học sinh phải lập luận, dự đoán, nêu giả thuyết, đánh giá sự lựa chọn sẽ giúp học sinh tập trung, hứng thú, tích cực tư duy và phát huy tối đa khả năng học tập của mình (học sâu).

Như vậy, việc áp dụng dạy học tích cực theo quan điểm lý thuyết nhận thức mang lại những lợi ích thiết thực như:

- Quá trình học tập hiệu quả - bài học sinh động hơn.

- Quan hệ giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh tốt hơn. - Hoạt động học tập phong phú hơn, học sinh được hoạt động nhiều hơn. - Giáo viên có nhiều cơ hội để giúp đỡ học sinh hơn.

- Học sinh phát triển được tư duy, tính độc lập, sáng tạo.

Từ đó, ta thấy những ứng dụng và phát triển của lý thuyết nhận thức trong quá trình học tập thật là phong phú và đa dạng. Một trong những ứng dụng của lý thuyết nhận thức là dạy học theo hợp đồng và dạy học theo góc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần hóa phi kim sách giáo khoa hóa học 10 cơ bản (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)