Dạy học theo hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần hóa phi kim sách giáo khoa hóa học 10 cơ bản (Trang 28 - 31)

Hình 3.5 Biểu đồ phân loại kết quả học tập củ a2 bài kiểm tra

9. Cấu trúc của luận văn

1.5. Dạy học theo hợp đồng

1.5.1. Tiếp cận quan điểm về lý thuyết “phong cách học tập ” và “Dạy học phân hóa” [24] phân hóa” [24]

1.5.1.1. Phong cách học tập

Thuật ngữ “Phong cách học tập” thể hiện cách các cá nhân người học mong muốn nhận, xử lý và thể hiện thông tin và ý tưởng. Chẳng hạn, một số HS – SV thấy rằng việc đọc sách sẽ giúp họ hiểu rõ hơn một khái niệm mới trong khi một số khác lại thiên về diễn giải bằng miệng, qua những hình ảnh, movie cụ thể. Tương tự, con người có thể thay đổi cách họ thể hiện hiệu quả nhất những hiểu biết của mình, có thể là bằng đồ thị, lời nói hay bài viết. Tổng quan về các phong cách học tập như sau :

Người học tích cực và chịu khó suy ngẫm

Những HS thuộc nhóm này được mơ tả là rất năng động và có chịu khó suy ngẫm hoặc đơi khi năng động và có tinh thần tìm tịi, HS thuộc nhóm này là những người học năng động có xu hướng thích làm việc theo nhóm và thích trao đổi, giải thích và áp dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết vấn đề. Người học bằng suy nghĩ thích làm việc độc lập và suy nghĩ kỹ về một nhiệm vụ trước khi bắt đầu thực hiện. Họ khơng thích các bài học lý thuyết sng.

Người học học bằng cảm giác và người học bằng trực giác

Người học học bằng cảm giác thích học về các vấn đề mang tính thực tế và có xu hướng sử dụng các phương pháp có tổ chức chặt chẽ và thực hiện những nhiệm vụ về thực hành hơn là thử nghiệm cách mới để giải quyết vấn đề. Người học học bằng trực giác lại yêu thích khám phá các khả năng và mối quan hệ giữa các ý tưởng, khái niệm và chủ đề. Người học bằng trực giác thích sự đổi mới, khơng thích sự lặp lại và thường hồn thành các nhiệm vụ nhanh hơn. Có thể khó khăn đối với người học bằng trực giác là họ làm việc

quá nhanh và do đó bỏ xót các chi tiết quan trọng trong khi người học bằng cảm giác lại dựa nhiều vào việc học thuộc lịng và các phương pháp sẵn có và khơng cố gắng để trở nên sáng tạo hơn trong việc triển khai nhiệm vụ.

Thơng thường, HS có các mức độ u thích khác nhau và có thể điều chỉnh việc học của họ khi GV đưa ra hướng dẫn và dàn bài cho một cách thức tiếp cận học tập cụ thể.

Người học bằng hình ảnh và người học bằng trao đổi miệng

Người học bằng hình ảnh nhớ tốt nhất những gì họ nhìn thấy - tranh ảnh, đồ thị, biểu đồ, phim ảnh, và các minh chứng. Người học trao đổi bằng miệng sử dụng từ ngữ nhiều hơn - diễn giải bằng lời nói và bằng văn bản. Mọi người học nhiều hơn khi các thông tin được truyền đạt bằng cả hình ảnh và ngôn ngữ. Hầu hết người học đều thấy được ích lợi từ việc thơng thạo với cả hai hình thức giảng dạy trên.

Người học theo trình tự và người học học theo cụm chung

Người học theo trình tự có xu hướng theo sát các bước lơgic và có sự hiểu biết qua các bước do đó bước nọ kế tiếp bước kia một cách lôgic. Người học theo cụm chung lại có xu hướng học nhảy cóc, nghiên cứu tài liệu một cách ngẫu nhiên mà không cần xét đến các mối liên kết và sau đó bất ngờ “nắm được nó”. Thơng thường, người học theo cụm chung cần một “không gian thở” để suy nghĩ, xem xét bức tranh tổng thể và tạo ra những mối liên kết.

Người học theo trình tự có thể khơng hiểu hết được tài liệu nhưng ngược lại họ có thể làm được điều gì đó với nó (giống như làm bài tập về nhà hay thi đỗ trong một kỳ thi) do những mẩu thông tin mà họ tiếp nhận được kết nối với nhau một cách lôgic. Người học theo cụm chung thiếu khả năng tư duy theo trình tự, nói cách khác, họ có thể gặp nhiều khó khăn cho tới khi họ có

Sử dụng các nguồn

Các phong cách học tập có thể hỗ trợ học viên học tập thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn. Rất nhiều năm qua, các nhà tâm lý giáo dục đã nghiên cứu các tác động khác nhau mà một phong cách học tập cụ thể tạo ra đối với kết quả học tập của người học. Các kết quả đạt được mang tính bao quát và hầu hết các nhà giáo dục đều khuyến nghị rằng việc áp dụng các nguồn giáo dục khác nhau và các hình thức dạy học khác nhau nhằm tạo cho HS các hoạt động học tập phù hợp với tất cả mọi đối tượng học.

Học tập bằng lời nói và trực quan

Một phong cách học tập được khuyến nghị là có tác động tích cực đối với học tập là học tập bằng lời nói và trực quan. Việc truyền đạt thông tin kết hợp sử dụng các cơng cụ lời nói (lời nói và tài liệu in) và các cơng cụ trực quan (hình vẽ, tranh ảnh, biểu đồ) có thể hỗ trợ học viên học các khái niệm và trau dồi hiểu biết do sự phù hợp của cả hai phong cách học tập.

1.5.1.2. Dạy học phân hóa [6, tr. 86]

Dạy học phân hóa khơng đơn thuần là phân loại người học theo năng lực nhận thức mà ở đây là phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng người học trên cơ sở am hiểu từng cá thể, giáo viên tiếp cận người học ở tâm lí, năng khiếu, về mơ ước trong cuộc,….Có thể nói trong phương pháp dạy học phân hóa giáo viên phải “tìm để giảng dạy và hiểu để giáo dục”.

Đặc điểm cơ bản của dạy học phân hóa là:

- Phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập. - Biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập.

- Dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt.

Các hình thức của dạy học phân hóa:

- Phân hóa theo hứng thú: căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của

HS để tổ chức cho người học tìm hiểu khám phá nhận thức.

- Phân hóa theo sự nhận thức: Lấy sự phân biệt nhịp độ làm căn cứ

phân hóa. Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Lớp học có nhiều nhịp độ, chẳng hạn như nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh, nhóm có nhịp độ nhận thức trung bình, nhóm có nhịp độ nhận thức chậm.

- Phân hóa giờ học theo sức học: Căn cứ vào trình độ học lực có thực

của người học để tổ chức những tác động sư phạm phù hợp với người học tích cực học tập. Dựa trên trình độ khá, trung bình, yếu mà GV giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng.

- Phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học: Với

nhóm HS có nhu cầu tìm tịi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho HS tự học. Với nhóm HS có nhu cầu học tập khơng cao thì việc phân hóa dạy học phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tiễn giúp người học hào hứng học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần hóa phi kim sách giáo khoa hóa học 10 cơ bản (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)