1.3 .Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của tổ chuyên
1.5.1. Yếu tố chủ quan
* Quản lý của Hiệu trưởng
- Hiệu trưởng trường trung học phổ thông là người đứng đầu cơ sơ giáo dục, là người chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi sự quản lý đó. Hiệu trưởng là người dẫn dắt thực hiện sứ mệnh cao cả của nhà trường. Do vậy Hiệu trưởng để thực hiện cơng tác quản lý tốt thì địi hỏi khơng chỉ có kiến thức về lý luận quản lý giáo dục mà còn đòi hỏi người hiệu trưởng có các năng lực quản lý. Trước hết người hiệu trưởng phải có kiến thức và nghiệp vụ quản lý, nắm bắt và xử lý thơng tin tốt. Hiệu trưởng phải có năng lực phân tích, dự báo và tầm nhìn đối với sự phát triển của nhà trường. Những năng lực này được thể hiện trong việc xây dựng các kế hoạch của nhà trường như kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và các kế hoạch tác nghiệp trong từng lĩnh vực của nhà trường. Hiệu trưởng là người tổ chức và dẫn dắt nhà trường thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Hiệu trưởng cần giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình quản lý, là trung tâm của sự đoàn kết tập thể sư phạm nhà trường. Hiệu trưởng đóng vai trị như là một thủ lĩnh đi tiên phong nhưng cũng như là một người với vai trò là người thúc đẩy, động viên các thành viên tiến lên. Hiệu trưởng phải là người biết đánh giá và thực hiện công bằng đối với mọi thành viên, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Bên cạnh đó hiệu trưởng cần thể hiện rõ kỹ năng liên nhân cách, giao lưu-truyền thơng, hịa mình vào tập thể, để hiểu rõ những tâm tư tình cảm của các thành viên, phải biết mình, biết tự đánh giá đúng bản thân. Hiệu trưởng phải biết thu thập thông tin và xử lý thơng tin kịp thời chính xác; có năng lực truyền thơng và nhạy cảm đối với mơi trường, hồn cảnh xung quanh.
* Năng lực quản lý điều hành của tổ trưởng
Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý điều hành tổ chuyên môn. Tổ trưởng vừa thực hiện nhiệm vụ như là một GV vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý theo Điều lệ trường trung học quy định và thực hiện một số nhiệm vụ khác do hiệu trưởng ủy quyền. Bởi vậy, tổ trưởng cần có trình độ chun môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có năng lực thực tiễn giảng dạy và có kiến thức sâu về bộ mơn giảng dạy. Cùng với đó tổ trưởng cần có những năng lực nhất định về quản lý để có thể quản lý điều hành tổ một cách có hiệu quả. Tổ trưởng phải có năng lực lập kế hoạch hoạt động như: kế hoạch Tổ chuyên môn, kế hoạch chuyên đề … hướng dẫn các cá nhân trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân. Tổ trưởng thực hiện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình mơn học, hoạt động CM của tổ. Tổ trưởng CM thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chủ trương chính sách về Giáo dục - đào tạo cũng như các quy định, nếp sống văn hoá ở địa phương nơi cư trú. Tổ trưởng CM cùng với thành viên trong tổ xây dựng bầu khơng khí tâm lý, mơi trường sư phạm thân thiện, cộng tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
* Năng lực và tinh thần làm việc của giáo viên
Các cá nhân trong tổ là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của tổ chuyên môn, các cá nhân trong tổ quyết định đến chất lượng dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn. Các yếu tổ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chuyên mơn là:
- Trình độ chun mơn và năng lực sư phạm của đội ngũ GV trong tổ. Tổ chuyên môn với đội ngũ GV có lịng u nghề, phẩm chất đạo đức nhà giáo, có kinh nghiệm giảng dạy và chất lượng CM tốt sẽ là yếu tố thuận lợi trong việc triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn.
- Tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tổ chuyên môn của mỗi tổ viên là điều kiện để tổ hoạt động hiệu quả. Các thành viên tích cực
trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp tạo bầu khơng khí ấm áp, thân tình trong tổ tạo động lực cho các cá nhân hăng say lao động.
1.5.2. Yếu tố khách quan
Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị trường học
Để hoạt động của tổ chun mơn trong nhà trường có hiệu quả thì cần có những cơ sở vật chất thiết yếu, cần thiết. Cơ sở vật chất đảm bảo thì hoạt động của Tổ chun mơn có chất lượng, nâng cao được chất lượng Dạy học trong nhà trường. Phòng hội họp để sinh hoạt Tổ chuyên môn định kỳ; Có thiết bị hiện đại để khai thác thơng tin, tìm kiếm các ứng dụng của cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để GV tham gia học tập nâng cao năng lực CM; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ cơng việc giảng dạy, khuyến khích khai thác các phương tiên hiện đại vào giảng dạy. Ngoài ra cơ sở vật chất của nhà trường nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lịng nhiệt tình của GV khi tham gia hoạt động của Tổ chuyên môn, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc. Khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, một số hoạt động CM của tổ không thực hiện được. Để tạo điều kiện cho hoạt động của các Tổ chuyên mơn có chất lượng cần lưu ý về các vấn đề như:
- Phịng họp của Tổ chun mơn để TCM chủ động trong việc sinh hoạt chuyên môn và triển khai các công việc của Tổ.
- Các loại sổ sách, bảng biểu theo dõi phục vụ cho hoạt động của Tổ chuyên môn. Hằng năm nhà trường cần mua sắm, in ấn các loại sổ sách, bảng biểu như: Sổ ghi chép các hoạt động của tổ, sổ sinh hoạt chuyên đề, CM, sổ theo dõi kết quả giảng dạy ....
- Thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của các bộ môn. Để nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH thì thiết bị Dạy học, đồ dùng giáo cụ trực quan đóng một vai trị rất quan trọng. Thiết bị dạy học tăng hiệu quả trực quan, chất lượng giờ học, tiết thí nghiệm thực hành. Nó giúp cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn.
Kinh phí tổ chức các hoạt động
- Nhà trường cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động của Tổ chuyên môn như làm đồ dùng cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt là nên có kinh phí khen thưởng cho GV, Tổ chun mơn có thành tích trong hoạt động CM hàng năm.
Tiểu kết chương 1
Ngành Giáo dục đang đứng trước những yêu cầu to lớn của mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Để có thể đáp ứng được những u cầu đó, địi hỏi ngành Giáo dục nói chung và cơng tác quản lý Giáo dục nói riêng cũng phải có những đổi mới mạnh mẽ.
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường phổ thông là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý. Người Hiệu trưởng phải nắm vững lý luận về khoa học quản lý và biết vận dụng sáng tạo vào cơng tác quản lý của mình. Để quản lý hoạt động của tổ chun mơn có hiệu quả cần phải tổ
chức thực hiện các nội dung: Quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch hoạt động của tổ chuyên môn; Quản lý hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn; Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn; Quản lý các hoạt động bồi dưỡng chuyên đề.
Từ cơ sở lý luận của đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu thực tế, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở Trường trung học phổ thông Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN