Biểu đồ tuần tự được xây dựng ở bước trước là biểu đồ tuần tự của khung nhìn UC (khi
chúng ta chưa có các l ớp). Trong khung nhìn thi ết kế (khung nhìn logic), sau khi đã xác định các lớp, các thuộc tính và thao tác c ủa lớp, chúng ta phải tiến hành xây dựng biểu đồ
tuần tự của khung nhìn logic.
Biểu đồ tuần tự này thực chất là sự cập nhật của biểu đồ tuần tự của khung nhìn UC, nhưng
được cập nhật tên lớp, thao tác của lớp.
Quá trình này nếu kết hợp với cơng việc lập trình có thể tạo được khung chương trình đồng
bộ với các biểu đồ UML. Việc lập trình theo khung này giúp người thiết kế có thể hình dung
độ phức tạp của dự án, khối lượng công việc cần thực hiện, giúp phát triển dự án một cách
có kế hoạch.
Rational Rose hỗ trợ tích hợp với Java, VC, VB theo cả 2 chiều: Từ mơ hình UML phát sinh mã nguồn và từ mã nguồn chuyển đổi thành mơ hình UML để giúp xây dựng phần mềm
một cách đồng bộ.
II.6. Biểu đồ thành phần (Component diagram)
Biểu đồ thành phần là biểu đồ mức kiến trúc vật lý (liên quan đến cài đặt), gồm các modul
vật lý (mã nguồn chương trình, các tệp chạy được - exe, dll...). Các dạng biểu đồ thành phần - Thành phần mã nguồn: Có ý nghĩa vào thời điểm dịch chương trình, là các file mã
nguồn của chương trình (*.frm, *.frx, *.bas, *.cls)
- Thành phần nhị phân: Được dịch ra tử các file mã ngu ồn (các file *.obj, *.lib,
*.dll...). Có ý nghĩa vào thời điểm liên kết hoặc thời điểm chạy chương trình
- Thành phần khả thi: là các tệp chương trình thực hiện được (*.exe...), là k ết quả
của các thành phần nhị phân (liên kết tĩnh hay động).
II.6.1. Tổng kết
Các việc phải làm:
- Phân tích các biểu đồ tương tác (tuần tự và cộng tác), tìm kiếm các đối tượng trong
biểu đồ này
- Gộp các đối tượng cùng loại thành các lớp. Bổ sung các lớp điều khiển và lớp biên
chưa có trong biểu đồ tương tác.
- Tìm các thuộc tính và thao tác của biểu đồ tương tác - Tìm quan hệ
- Chỉnh sửa lại biểu đồ tương tác của khung nhìn UC thành bi ểu đồ tương tác của
khung nhìn thiết kế (khung nhìn logic)
II.7. Ví dụ áp dụng