Sau khi đã có biểu đồ lớp, các đối tượng trong biểu đồ tương tác giai đoạn 1 phải được cập
nhật với tên lớp, các thuộc tính và thao tác của lớp đó. Q trình cập nhật biểu đồ tương tác
nên kết hợp với sinh code (bằng Rational Rose) để tạo được sự thống nhất giữa thiết kế và
CHƯƠNG III. Đồ họa
III.1. Mục đích
Tài liệu này được lập ra nhằm mục đích hướng dẫn sinh viên ngành Tin học Xây dựng trong việc xây dựng các hệ đồ họa phục vụ cho đồ án tốt nghiệp.
Cấu trúc của tài liệu:
- Các chức năng chính của 1 hệ đồ họa: Liệt kê các chức năng mà một hệ đồ họa điển hình phải có
- Sử dụng VDraw Component: Hướng dẫn sử dụng VDraw Component (là một hệ đồ
họa phổ biến rất thích hợp cho lập trình các ứng dụng phải thể hiện các dữ liệu đồ
họa cũng như tương tác giữa người dùng và các dữ liệu đồ họa)
III.2. Các chức năng chính của 1 hệ đồ họa
Các hệ thống đồ họa được đề cập ở đây là các hệ thống phục vụ các bài toán thiết kế hoặc
hỗ trợ thiết kế. Đây thực chất là các hệ CAD đơn giản, một hệ thống CAD đơn giản điển
hình bao gồm các chức năng chính sau
- Vẽ các đối tượng cơ bản: Điểm, đoạn thẳng, text, đường tròn, mặt (face), biểu tượng. Khơng giống như các chương trình vẽ (draft) đơn giản, các đối tượng hình học trong
hệ CAD phải được quản lý, có thể thêm, xóa, sửa...
- Thay đổi vùng nhìn (zoom, pan) để quan sát tồn bộ hoặc một phần bản vẽ - Lựa chọn các đối tượng (bằng chuột: pick hoặc window)
- Đọc và lưu các đối tượng ra bản vẽ (comment: dạng DXF)
III.3. Sử dụng VDraw Component
Chủ đề này nhằm mục đích hướng dẫn sinh viên sử dụng Component rất phổ biến hỗ trợ thể hiện, quản lý, tương tác với các bản vẽ dưới các định dạng quen thuộc của AutoCAD. Chú ý rằng VDraw được cung cấp dưới dạng ActiveX component nên bạn có thể sử dụng trong bất cứ mơi trường lập trình nào trên Windows (Visual C++ hay Visual Basic). Trong các ví d ụ
cung cấp theo tài liệu này, chúng tôi chọn Visual Basic làm ví dụ.